Phù Cát (Bình Định): “Cát tặc” âm ỉ hoạt động trên sông Đại An

Đường vào nối tập kết cát
Đường vào nối tập kết cát
(PLO) - Tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra âm ỉ trên sông Đại An. Để qua mặt chính quyền địa phương và ngành chức năng, “cát tặc” thường hoạt động vào ban đêm hoặc thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ. 

Sông Đại An là một nhánh của sông Côn chảy qua địa phận các xã Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Tiến, Cát Chánh (huyện Phù Cát) và xã Phước Thắng, Phước Hòa (huyện Tuy Phước, Bình Định); sau đó hòa lưu vào đầm Thị Nại. Thời gian gần đây, tình trạng nhiều người đặt máy bơm hút cát dọc theo dòng sông để khai thác cát trái phép thường xuyên diễn ra, nhất là trên địa phận xã Cát Thắng.

Đáng nói, các máy hút cát đặt cách chân đê không xa, tiềm ẩn nguy cơ gây rỗng chân đê trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, hoạt động bơm hút cát còn làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến hiện tượng bên bồi, bên lở; ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ an toàn đê sông, nhất là vào mùa lũ lụt.

Theo quan sát của chúng tôi, trên đoạn sông dài hơn 3km, từ khu vực đập Lão Tâm (xã Cát Thắng) đến thôn Chánh Đạt (xã Cát Tiến) thường xuyên có 2 - 3 máy bơm hút cát được các đối tượng “cát tặc” đặt nổi giữa lòng sông. Vào ban ngày, các đối tượng “án binh bất động”; đợi khi đêm xuống mới dùng ghe, sõng bơi ra khu vực đặt máy, sau đó cho máy hoạt động bơm hút cát. Riêng vào thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ, “cát tặc” thường tranh thủ hoạt động cả ngày lẫn đêm. 

Sau khi hút cát từ sông lên, các đối tượng ngang nhiên tập kết ngay tại những bãi đất trống ven 2 bờ sông. Tại khu vực tràn Mỹ Bình (bờ Bắc) và tràn Phú Giáo (bờ Nam) của sông Đại An - thuộc địa phận xã Cát Thắng - chúng tôi nhận thấy nhiều đống cát được tập kết gọn gàng với khối lượng hàng ngàn mét khối. Tại những nơi tập kết cát đều được mở đường để phương tiện cơ giới ra vào chở cát đi tiêu thụ. Theo một số người dân địa phương, thì: Vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, xe tải chiến thắng, xe công nông, xe máy cày kéo thường vào bãi tập kết để “ăn” cát; sau đó chở đi nhiều nơi tiêu thụ với mức giá từ 300.000 - 500.000 đồng/xe. 

Ông L.V.Đ., ở thôn Phú Giáo (xã Cát Thắng) cho biết: “Các đối tượng hút cát trộm bỏ ra 5 - 7 triệu đồng để mua sắm phương tiện máy móc; chỉ hoạt động chừng 1 tuần là thu hồi vốn, nên ngày càng có nhiều người tham gia hành nghề. Việc hút cát tràn lan trên sông Đại An làm thay đổi dòng chảy, gây nạn sa bồi thủy phá nhiều diện tích ruộng, đe dọa đê điều. Tác lại là vậy, nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương và ngành chức năng liên quan chưa có biện pháp xử lý dứt điểm”. 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Thắng cho rằng: “Các đống cát ở dọc 2 bên bờ sông Đại An là khối lượng cát sa bồi vào đợt lũ cuối năm 2016 còn sót lại(?)”. Thế nhưng, khi xem xong hình ảnh về những đống cát với khối lượng hàng ngàn mét khối được tập kết gọn gàng, có rào chắn bảo vệ xung quanh do chúng tôi cung cấp, thì ông cho biết: “Tôi sẽ cho cán bộ địa chính - môi trường kiểm tra lại. Khoảng giữa tháng 5/2017, UBND xã cũng đã mời hộ ông Trung, Phước, Hải (trú xã Cát Thắng, những người có máy bơm hút cát-PV) làm việc, nhắc nhở và yêu cầu cam kết không khai thác cát trái phép. Tới đây, UBND xã sẽ thành lập đoàn kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng khai thác cát trái phép trên khu vực sông Đại An”.

Qua tìm hiểu được biết: Không chỉ trên địa bàn xã Cát Thắng, tình trạng bơm hút cát trái phép còn xảy ra tại hạ lưu sông Đại An đoạn thuộc địa phận xã Phước Hòa, Phước Thắng - còn gọi là sông Dinh, nơi tiếp giáp với đầm Thị Nại. Tại đây, máy bơm hút cát cũng được các đối tượng đặt trôi nổi giữa sông, sau đó dùng ghe kéo di chuyển nhiều nơi, chờ đêm xuống thì hoạt động hút cát. Cát hút từ sông lên thường dùng để nâng nền nhà, nâng vườn dọc theo đê sông; ngoài ra, một lượng cát không nhỏ còn được xe tải chiến thắng, xe công nông chở đi tiêu thụ nhiều nơi.

Việc bơm hút cát trái phép trên sông Đại An không chỉ vi phạm các quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn đê sông. Do đó, chính quyền các địa phương và ngành chức năng liên quan cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm. 

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.