Phòng ngừa chứng bệnh bàn giấy

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - "Chứng bệnh bàn giấy' ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người, nếu không tích cực phòng ngừa...

Theo Zenlife, ngồi lâu trong phòng làm việc, hội đàm bàn bạc, đọc sách, viết bài... rất dễ dẫn đến đau cổ, vai, gáy. Tình trạng đau này không giống như đau do tổn thương của lao động mà kết hợp của nhiều bệnh, được gọi chung là ''chứng bệnh bàn giấy''. Biểu hiện chủ yếu của bệnh này là đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đau nhức cổ vai. Một số người có cảm giác tê ở vai, cánh tay, giảm thị lực...

Khảo sát cho thấy trong số người mắc ''chứng bệnh bàn giấy'', 60% làm công việc văn phòng trên 10 năm ở tư thế cổ luôn gập xuống 45 đến 60 độ, thời gian ngồi liên tục từ 3 giờ trở lên. Tình trạng này hay gặp nhất ở những người làm công tác khoa học kỹ thuật, đồ họa, biên tập viên, nhà văn, nhân viên đánh máy, họa sĩ điêu khắc... bởi họ phải thường xuyên làm việc trong tư thế cúi đầu.

Quan sát trên lâm sàng cho thấy một người làm việc lâu trong tư thế cúi đầu làm cho cơ cổ, vai, lưng căng ra, tuần hoàn máu cục bộ không tốt. Suốt thời gian này lượng máu và ôxy sạch bị giảm cung cấp đến các tổ chức trong khi lượng dioxit cacbon và axit lactic sinh ra trong quá trình trao đổi chất giữa các cơ quan bị tích tụ tại chỗ kích thích đầu dây thần kinh trong bắp cơ dẫn đến cảm giác mỏi, đau nhức, cứng lại hoặc bị co cơ. 

''Chứng bệnh bàn giấy'' ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc, học tập. Do vậy mỗi người cần phải tích cực phòng ngừa bằng cách:

- Sau khi ngồi liên tục 2 giờ cần phải đứng dậy vận động khoảng 10 đến 20 phút, tập thể dục cho cơ cổ, vai lưng đàn hồi trở lại trạng thái tự nhiên.

- Tập luyện co cơ cổ, vai, lưng hàng ngày bằng bài tập ngửa đầu, gập cổ, quay đầu sang 2 bên 50 lần. Ưỡn ngực, vươn vai 25 lần.

- Dùng gối thấp khi ngủ. Gối cao làm cho cổ luôn ở tư thế gập về trước càng khiến tình trạng đau mỏi nghiêm trọng hơn.

- Những lúc bình thường nên tạo thói quen ngửa cổ ra phía sau để giảm bớt tình trạng căng cơ cổ.

- Không ngủ gục trên bàn bởi tư thế này có thể làm cho nhãn cầu bị chèn ép gây biến hình giác mạc, cung độ thay đổi gây giảm thị lực. Ngoài ra còn làm cho ngực bị chèn ép ảnh hưởng đến hô hấp, gia tăng gánh nặng cho tim, phổi. Nếu bạn ngủ trong tư thế đè lên 2 cánh tay sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và sự dẫn truyền thần kinh gây tê tay. Thời gian ngủ gục quá lâu có thể làm cho ngực bị thiếu dưỡng khí, não thiếu oxy gây chóng mặt, ù tai, mỏi chân tay.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Cảnh báo căn bệnh gây tử vong nhanh chóng ở người trẻ

(PLVN) - Thường xuyên bị đau đầu, đột ngột nói khó, giảm thị lực, tê hoặc yếu tay chân…, triệu chứng giống bị đột quỵ, là những biểu hiện của dị dạng mạch máu não, nếu bệnh nhân không được cấp cứu trong “thời gian vàng” có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.

Đọc thêm

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)
(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đứt gân cơ khi chơi Pickleball

Bệnh nhân đứt gân cơ vai trái được kỹ thuật viên tập các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái
(PLVN) - Một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bị đứt gân cơ trong quá trình chơi Pickleball và phải nhập viện điều trị.

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.