Phòng chống tham nhũng khu vực tư: Cần kiểm soát nguy cơ lạm quyền

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Cùng với việc phòng chống tham nhũng trong khu vực công thì phòng chống tham nhũng trong khu vực tư là rất cần thiết. Song, còn nhiều vấn đề đang được đặt ra như có nên buộc chủ doanh nghiệp phải kê khai tài sản không, có nên cho phép các cơ quan thực thi pháp luật có thể dễ dàng can thiệp vào các giao dịch dân sự với mục tiêu phòng chống tham nhũng hay không?...

Mặc dù quy mô điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện nay đã mở rộng sang khu vực tư và chỉ áp dụng với loại hình công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và một số tổ chức xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn về phạm vi mở rộng này.

Theo đó, nên chăng chỉ tập trung vào dạng thứ nhất là khu vực công và mở rộng khu vực tư trong phạm vi cùng tham gia với khu vực công bởi giải quyết tham nhũng trong khu vực tư có nhiều yếu tố mà thị trường tự điều chỉnh được. Còn vai trò của Nhà nước trong hoạt động này liên quan đến nhiều thiết chế rộng hơn và tập trung giải quyết các vấn đề như nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và minh bạch của hệ thống tòa án, trọng tài, tăng cường vai trò của hiệp hội doanh nghiệp…

Để điều chỉnh tham nhũng trong khu vực tư, Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang sửa đổi hiện nay chưa có nhiều quy định cụ thể và dường như đang lấy chuẩn mực của khu vực công để điều chỉnh cho vấn đề phòng chống tham nhũng trong khu vực tư.

Dự thảo Luật giao cho doanh nghiệp tự ban hành quy định về phòng chống tham nhũng và các cơ quan thanh tra các cấp sẽ tiến hành thanh tra doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa quy định rõ tiêu chí để cơ quan thanh tra, kiểm tra kết luận quy định do doanh nghiệp ban hành là phù hợp hay không phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng, từ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhũng nhiễu, hạch sách doanh nghiệp.

Về việc kê khai tài sản, Dự thảo Luật hiện giao các doanh nghiệp căn cứ vào các quy định về kê khai tài sản đối với các công chức để ban hành quy định về kê khai tài sản đối với người quản lý doanh nghiệp mình. Cụ thể, khu vực nhà nước phải kê khai cả tài sản của vợ, chồng, con chưa thành niên; khi có thu nhập trong năm tăng từ 300 triệu trở lên thì phải kê khai bổ sung và giải trình nguồn gốc tài sản…

Nếu áp dụng các quy định này cho khu vực tư sẽ gây ra nhiều bất cập vì khu vực tư khác với khu vực công, công chức được giao sử dụng quyền lực công khác với doanh nghiệp kinh doanh bằng tiền của mình. Ngoài ra, nếu tài sản của lãnh đạo doanh nghiệp là cổ phần, cổ phiếu, giá trị có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ theo giá thị trường thì cũng khó xác định nên không thể ràng buộc một cách cứng nhắc.

Ngoài ra, Điều 99 của Dự thảo Luật cũng giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp tự căn cứ vào các quy định này để ban hành quy định về kiểm soát tài sản, trong đó có việc xử lý tài sản đối với người quản lý doanh nghiệp. Nếu áp dụng quy định kiểm soát tài sản này với các doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng phần nào tới các chính sách thúc đẩy, khuyến khích kinh doanh, khởi nghiệp của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Không những vậy, việc mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực tư cũng dễ gây nên hiệu ứng hiểu ngược từ người dân. Người dân có quyền đặt ra câu hỏi là với bộ máy, nguồn lực hiện tại, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua trong khu vực công thực hiện còn chưa đạt hiệu quả tối đa thì việc mở rộng ra khu vực tư có đem lại hiệu quả và có bị phân tán nguồn lực không? Một hiệu ứng khác phải kể đến là nguy cơ lạm quyền vì vẫn chưa có cơ chế giám sát các cơ quan thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. 

Do vậy, một số doanh nghiệp lo ngại rằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và áp dụng cách thức điều chỉnh của khu vực công sang khu vực tư như hiện nay tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng của chính hệ thống thực thi và giám sát thực thi chống tham nhũng trong khu vực tư nhân. Vì thế, cần đánh giá thận trọng và toàn diện để đảm bảo lợi ích phòng chống tham nhũng trong khu vực tư đạt được phải lớn hơn so với các rủi ro và chi phí nó gây ra. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.