Tham nhũng có thể là ngòi nổ của xung đột

Tổng thư ký LHQ phát biểu tại phiên họp.
Tổng thư ký LHQ phát biểu tại phiên họp.
(PLO) - Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 10/9, Tổng Thư ký (TTK) LHQ Antonio Guterres kêu gọi các nước mạnh mẽ trấn áp nạn tham nhũng đã “ăn sâu bén rễ” trong xã hội, gây phẫn nộ cho mọi người dân trên thế giới. 

Theo Tân Hoa xã, phát biểu tại phiên thảo luận của HĐBA LHQ về chủ đề tham nhũng và xung đột, ông Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới nỗ lực nhiều hơn nữa để đấu tranh với tham nhũng, tăng cường quản trị và xây dựng những thể chế đáng tin cậy có thể đảm bảo sự trung thực và tiến bộ cho tất cả mọi người. 

Theo TTK LHQ, các quốc gia thành viên LHQ phải ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng. Việc củng cố những ủy ban chống tham nhũng quốc gia cũng như những nỗ lực khởi tố những đối tượng tham nhũng là rất quan trọng, theo ông Guterres.

Ông Guterres cũng gợi mở các chính phủ cũng có thể thúc đẩy nỗ lực chống tham nhũng bằng cách đảm bảo bộ máy tư pháp độc lập, xã hội dân sự mạnh, tự do báo chí và cơ chế bảo vệ hiệu quả những người chống tham nhũng. 

Cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ những nỗ lực này thông qua việc hành động hiệu quả hơn để chống nạn rửa tiền, trốn thuế và các luồng tài chính bất hợp pháp đang khiến nhiều quốc gia mất những nguồn lực vô cùng cần thiết, tức tiếp tay cho tham nhũng.

Đặc biệt, TTK LHQ cảnh báo tham nhũng có thể là ngòi nổ dẫn tới cho xung đột. “Xung đột càng lan rộng, tham nhũng càng có đất phát triển. Và ngay cả khi xung đột kết thúc, tham nhũng vẫn có thể cản trở sự phục hồi”, ông nói.

Tham nhũng làm suy yếu các tổ chức chính trị - xã hội. Những thể chế này sẽ luôn ở trong tình trạng khủng hoảng nhất trong thời gian xảy ra xung đột.

Theo TTK LHQ, các cuộc khảo sát về tham nhũng trên quy mô lớn do Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ tiến hành cho thấy nạn hối lộ công chức đặc biệt phổ biến tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Ông Guterres cũng kêu gọi các quốc gia thành viên tận dụng các tiến bộ công nghệ để mở rộng sự tham gia của dân chúng vào việc quản lý đất nước và tăng trách nhiệm. 

Theo báo cáo của LHQ, tham nhũng tồn tại ở tất cả các quốc gia, cả giàu và nghèo, phía Bắc và phía Nam, cả các nước phát triển và đang phát triển. 

Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tham nhũng gây thiệt hại ít nhất là 2.600 tỷ USD, hay 5% GDP. Còn theo Ngân hàng thế giới (WB), các công ty và cá nhân mỗi năm chi tới hơn 1.000 tỷ USD để hối lộ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.