Xử lý cán bộ, có cả cán bộ cấp cao tiếp tay, bao che cho các đối tượng phạm tội

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra
(PLO) - Sáng nay (14/9), tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án và phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh Ủy ban Tư pháp nhận thấy năm 2018, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt triển khai nhiều phương án, kế hoạch phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, đã giải quyết những điểm nóng về an ninh, trật tự do các đối tượng phản động kích động, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước .

Các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao có hành vi phạm tội, tiếp tay, bao che cho các đối tượng phạm tội… Nhìn chung, các biện pháp phòng ngừa xã hội được triển khai đồng bộ đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; một số loại tội phạm giảm sâu so với cùng kỳ năm trước.

Cán bộ tạo các “tổ chức bình phong” để mua, nhà, đất công với giá rẻ

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhận thấy công tác này vẫn còn một số hạn chế. Bà Nga cho biết, năm 2018, số người chết do hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm thuộc lĩnh vực xâm phạm trật tự xã hội tăng (1.187 người chết, tăng 1,63%); tội phạm hiếp dâm tăng 7,11%, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội tăng 2,18%, trong đó có một số vụ án giết nhiều người với thủ đoạn dã man, tàn bạo gây bức xúc, lo lắng trong xã hội.

Đã xảy ra một số vụ án có sự tiếp tay và tham gia của một số sỹ quan cấp cao trong lực lượng Công an. Một số cá nhân, doanh nghiệp đã móc ngoặc với cán bộ có chức vụ, quyền hạn tại một số địa phương để tạo các “nhóm lợi ích” hoặc lợi dụng công tác nghiệp vụ để tạo các “tổ chức bình phong” nhằm dùng ảnh hưởng để mua, bán, chuyển nhượng tài sản công (nhất là nhà, đất công) với giá rẻ không qua bán đấu giá, không đúng thẩm quyền xảy ra tại một số địa phương, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thất thoát lớn cho tài sản, đất đai của Nhà nước ; một số vụ vi phạm về quản lý nhà nước về đất đai kéo dài trong nhiều năm đến nay mới được phát hiện, xử lý.

Một số đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm sai lệch kết quả thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình gây bất bình trong xã hội, làm mất lòng tin của người dân, nhất là giới trẻ về sự công bằng, nghiêm minh, khách quan đối với kỳ thi.

Tình trạng đánh bạc và tổ chức đánh bạc diễn ra công khai trên mạng viễn thông, mạng Internet, lôi kéo nhiều người tham gia; việc lợi dụng mạng viễn thông, mạng Internet, mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng nhiều thủ đoạn vẫn diễn ra tràn lan nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả . 

Tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” với lãi suất rất cao, kéo theo tình trạng siết nợ, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật... rất phức tạp tại nhiều địa phương nhưng việc đấu tranh, ngăn chặn vẫn chưa hiệu quả .

Việc làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để một số đối tượng trốn tránh trách nhiệm hình sự sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã xảy ra từ nhiều năm trước, đã được UBTP kiến nghị từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để và đang có dấu hiệu diễn biến trầm trọng hơn .

Tình trạng mua bán người đã xảy ra ở cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em ở các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số bị mua bán ra nước ngoài; hiện nay vẫn còn 519 người đã được xác định là nạn nhân mà chưa được giải cứu.

Đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử xuống cấp mức "báo động"

Về nguyên nhân, Ủy ban Tư pháp cho biết, cơ bản đồng tình với những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được Chính phủ đề cập trong Báo cáo. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nêu một số nguyên nhân nổi lên. Cụ thể, là do, công tác quản lý cán bộ trong lực lượng chức năng nói chung và lực lượng phòng, chống tội phạm nói riêng vẫn còn sơ hở.

Trong khi đó, công tác đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật ở một số loại tội phạm như cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản còn chưa phù hợp với tình hình và đặc điểm của loại tội phạm này ở một số địa phương.

Quy trình tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia còn nhiều sơ hở dẫn đến một số đối tượng đã lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội, can thiệp, sửa điểm của thí sinh. “Không những thế, tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử ở mức rất đáng “báo động” là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số đối tượng sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, kể cả mâu thuẫn nhỏ đang diễn ra ngày càng phổ biến, nhất là tình trạng bạo lực học đường, bạo lực tại cơ sở y tế …”, bà Nga nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.