Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc

Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Phiên đàm phán thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) tại Hạ Long: Vừa là phiên bản lề trước khi bước vào phiên cuối cùng tháng 9/2024 tại Bangkok (Thái Lan), vừa là phiên diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ASEAN...

Sáng 6/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng tham dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Phiên đàm phán lần thứ 8 nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) tại Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam. Phiên đàm phán dự kiến diễn ra trong 5 ngày với sự tham gia của hơn 180 đại biểu đến từ 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN.

Trong phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định ACFTA đối với sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời nêu bật sự cần thiết của việc nâng cấp Hiệp định ACFTA theo chỉ đạo của Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc, góp phần cải thiện các cam kết và đem lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.

Kể từ khi Hiệp định ACFTA có hiệu lực vào năm 2005, kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần, đạt lần lượt 722 tỷ USD và 702 tỷ USD vào năm 2022 và năm 2023. Trung Quốc duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009. Năm 2020, ASEAN vượt qua EU để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và duy trì vị trí này trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tư vào khu vực ASEAN, với tổng vốn đầu tư FDI đạt 15,3 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2022, tương đương 6,9% tổng dòng vốn FDI vào ASEAN.

Thứ trưởng ghi nhận và biểu dương nỗ lực của các đoàn đàm phán các nước ASEAN và Trung Quốc khi đã kết thúc đàm phán 4 chương và hoàn thành khoảng 70% tiến độ công việc sau 7 phiên đàm phán, kể từ tháng 11 năm 2022.

Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Phiên đàm phán thứ 8 tại Hạ Long, vừa là phiên bản lề trước khi bước vào phiên cuối cùng tháng 9/2024 tại Bangkok (Thái Lan), vừa là phiên diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ASEAN (8/8/1967). Với ý nghĩa đó, Thứ trưởng đề nghị các đoàn đàm phán tiếp tục tích cực trao đổi, giải quyết các vấn đề tồn đọng để hướng tới mục tiêu kết thúc đáng kể đàm phán vào tháng 9/2024, hoàn thành một trong những sáng kiến ưu tiên kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024.

Cuối Lễ khai mạc, Đồng Chủ tọa Ủy ban đàm phán, các Trưởng đoàn đàm phán ASEAN và Trung Quốc đều bày tỏ cảm ơn chân thành tới Thứ trưởng, đánh giá cao công tác tổ chức của phía Việt Nam và sẽ tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng để đạt được kết quả tốt nhất tại Phiên đàm phán lần thứ 8 được tổ chức tại Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu kết thúc cơ bản đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA như đã đề ra.

ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, gọi tắt là Hiệp định ACFTA.

Vào tháng 11 năm 2022, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã tuyên bố khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA, góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế ASEAN-Trung Quốc. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa và đầu tư, Hiệp định ACFTA nâng cấp dự kiến bao gồm các lĩnh vực mới như kết nối chuỗi cung ứng, kinh tế xanh, kinh tế số.

Hiệp định ACFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do có tỉ lệ tận dụng tốt của Việt Nam, góp phần nâng cao tỉ trọng xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc được ký kết vào năm 2005. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 2 chiều lên tới 171,9 tỷ đô-la Mỹ.

Tham gia Đoàn đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA của Việt Nam có các đại diện Bộ Công Thương (với vai trò Trưởng đoàn đàm phán) và các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ngân hàng Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục

Huy động vốn cho dự án điện khí này được dự báo sẽ mất rất nhiều thời gian.

'Toán khó' EVN phải 'giải' khi điều chỉnh đầu tư nhiệt điện hơn 50 ngàn tỷ

(PLVN) - “Việc chuyển đổi Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II từ nhiên liệu than sang khí LNG để hạn chế phát thải các chất độc hại ra môi trường là điều cần thiết, phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhưng đây là dự án cần huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn trong bối cảnh EVN đang đối mặt với những khó khăn về tài chính”, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh trao đổi với PLVN.

Đọc thêm

Hàng hóa Việt Nam ứng phó trước điều tra phòng vệ thương mại

Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?