Phát triển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Cần có “nhạc trưởng”

Toàn cảnh diễn đàn "Đầu tư và phát triển Vung Trung du và miền núi phía Bắc"
Toàn cảnh diễn đàn "Đầu tư và phát triển Vung Trung du và miền núi phía Bắc"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Phát biểu  tại Diễn đàn đầu tư và phát triển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc chiều nay, 20/4, tại Phú Thọ, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ cho rằng điểm yếu nhất của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc chính là tính liên kết và cần thiết có một “nhạc trưởng” để kết nối tiềm năng khu vực này.

Diễn đàn đầu tư và phát triển vùng Trung du và Miền núi phía Bắc do Ban kinh tế TW, UBND tỉnh Phú Thọ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhằm góp phần phát huy lợi thế kinh tế của vùng, đặc biệt là kết nối giữa các DN trong vùng, DN trong và ngoài nước..

Chưa xứng với tiềm năng

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

Là một trong 06 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, Trung du và Miền núi phía Bắc là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của Vùng được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng.

Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc
 Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc

”14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc chiếm gần 1/3 diện tích cả nước và có chiếm 1/4 lượng vốn đầu tư của nhà nước mỗi năm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc vẫn là một trong những vùng trũng của việc phát triển, một trong những vùng khó khăn nhất cả nước. Nguy cơ tụt hậu của vùng ngày càng lớn…”- TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu..

Theo người đứng đầu cộng đồng DN Việt Nam, một trong những lý do là lực lượng DN trong vùng còn chưa phát triển, mật độ DN của vùng chưa bằng 1/3 mức trung bình của cả nước. Và có tới 8 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc góp mặt trong nhóm 10 tỉnh có số DN hoạt động thấp nhất cả nước. “Trong xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình (PCI) của VCCI, đa số các tỉnh thuộc vùng này nằm ở trong nhóm khá và trung bình, trong 10 tỉnh có xếp hạng thấp nhất thì có 5 tỉnh thuộc vùng này…”- TS Lộc cảnh báo.

Phân tích những hạn hạn chế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế TW cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. 

“Đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng; đầu tư và hỗ trợ của TW đối với vùng còn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số chính sách đặc thù cho vùng chưa được ban hành kịp thời, chưa mang tính đột phá, chưa thực sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương trong vùng; thiếu cơ chế điều phối và kết nối sự phát triển trong toàn vùng, nhất là trong việc quản lý và xử lý những vấn đề mang tính vùng; năng lực của bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương còn bất cập…”- Lãnh đạo Ban Kinh tế TW thẳng thắn.

Cần giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng

Ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng đinh: “Tính liên kết vùng liên kết ngành cực kỳ quan trọng!” . Theo lãnh đạo địa phương này đang có mấy điểm nghẽn trong liên kết, trước hết là về thể chế.

Sự kiến có sự tham gia của lãnh đạo các địa phương vừng Trung du và miền núi phía Bắc cùng khoảng 200 DN
 Sự kiến có sự tham gia của lãnh đạo các địa phương vừng Trung du và miền núi phía Bắc cùng khoảng 200 DN

 “Chúng ta đang thiếu cơ chế quản lý điều tiết, điều phối vùnSự kiện thu hút gần 2g. Các tỉnh đang là nền kinh tế khép kín, tính liên kết vùng chỉ là cộng số học, không có tính liên kết cao!”- Ông Trường thẳng thắng và cho rằng có 3 loại liên kết (về kinh tế, tự nhiên, và chính sách) mà để giải được bài toán này chỉ có quy hoạch,

“Trước đây có quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành rồi mới quy hoạch địa phương Bây giờ quy trình ngược lại. Quy hoạch địa  phương đang rất bị động, mỗi tình làm một kiểu, quy hoạch tạo liên kết nhưng rất bị động, Quy hoạch14 tình chưa có liên kết…”- lãnh đạo tỉnh Lao Cai phát biểu.

Ông Đỗ Đức Duy, Ủy viên TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái đề nghị cần có quy hoạch phát triển cho vùng này và các quy hoạch chuyên ngành quốc gia, trong đó có quy hoạch lâm nghiệp thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 để các địa phương có căn cứ thực hiện…

“Nhằm tăng cường liên kết và hợp tác phát triên các địa phương trong vùng và thu hút đầu tư, tôi đề xuất sớm ban hành quy hoạch phát triển vùng là cơ sở cho việc thu hút đầu tư, hợp tác và phát triển kinh tế- xã hội vùng. Chính phủ ưu tiên hệ thống giao thông kết nối trong vùng hiện đại và đồng bộ để tăng kết nối rút ngắn thời gian di chuyển. Bên cạnh đó là tăng cường liên kết giữa các DN trong nước và quốc tế, liên kết các khu và điểm du lịch trong vùng…”- ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đề nghị. 

Đồng tình với các kiến nghị này, Chủ tịch VCCI, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng cần hoàn thiện các quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng về giao thông, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là chìa khóa thành công của sự phát triển của vùng.

Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, để hoàn thiện các quy hoạch phát triển, Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc cần lưu ý đến liên kết chuỗi trong vùng, trong việc hình hành các khu kinh tế và các dự án phát triển. Ví dụ cơ chế hình thành phát triển chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn hài hòa với phát triển nông nghiệp. Phát triển du lịch sinh thái tâm linh; đồng thời tận dụng lợi thế cửa khẩu để phát triển kinh tế cửa khẩu. 

"Chúng tôi mong muốn tiếp tục khởi động cả vùng để cộng hưởng, tích hợp cùng các địa phương. Chúng tôi hy vọng các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc chung tay cùng chúng tôi để phát huy năng lực liên kết của các DN"- TS Vũ Tiến Lộc bày tỏ.

Cần có cơ chế để “cô gái đẹp” bước lên sân khấu!

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hầu A Lềnh - Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ ví von: “Vùng Tây Bắc là một “cô gái đẹp”, trong 17 năm qua đã được đánh thức, vậy bây giờ phải làm thế nào để bây giờ “cô gái” đó có thể bước lên sân khấu, biến thành hoa hậu để tất cả mọi người cùng chiêm ngưỡng. Với quyết tâm như vậy, để làm được điều đó phải có các cơ chế chính sách phù hợp!”

ông Hầu A Lềnh - Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ
  ông Hầu A Lềnh - Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ 

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ, về cơ bản, chủ trương chính sách của Đảng đến nay đã cơ bản đầy đủ, quyết tâm của các vùng và khát vọng của nhân dân trong suốt những năm qua đã được hun đúc. Tuy nhiên, cần những giải pháp tập trung vào một số vấn đề.

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo quy hoạch của từng tỉnh và quy hoạch quốc gia tiến tới là quy hoạch thành vùng vậy. Thực sự cần một vị “nhạc trưởng” chỉ đạo định hướng rõ ràng, có tính liên kết với nhau để sự tương đồng giữa tỉnh này với tỉnh kia được đồng bộ.

Thứ hai, là giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, đề nghị Ban kinh tế TW khi báo cáo với Bộ chính trị, tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông. Nếu vùng Tây Bắc không có giao thông sẽ không giải quyết được vấn việc kết nối giữa các tỉnh, giữa vùng kinh tế và cả liên kết nội vùng.

Thứ ba, là vấn đề liên kết đã được nói từ rất lâu, các tỉnh liên kết được với nhau vẫn còn khó khăn. Vấn đề này cũng cần người điều phối, liên kết để thực hiện tốt hơn.

Thứ tư, là về đào tạo nguồn nhân lực, con người, nhân sự tại địa phương hay từ nơi khác đến phải hoạt động thống nhất và phải có quyết tâm cao. Cùng với đó là giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cũng hết sức quan trọng. Có hạ tầng tốt, cơ chế chính sách tốt, con người tốt thì đó mới là giải pháp để thu hút DN.

Thứ năm, là giải pháp về khoa học công nghệ, trong 5 năm qua, có cả một chương trình khoa học công nghệ khi Nhà nước nghiên cứu về vùng Tây Bắc đã kết thúc và đã được tổng kết năm 2020 rất thành công. Trong giai đoạn tới, đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai các giải pháp công nghệ phát triển bền vững.

Khi có đủ những yếu tố này trong tay thì địa phương sẽ có đủ điều kiện để xây dựng chính sách, tạo tiền đề cho các tập đoàn kinh tế lớn, kể cả DN nhỏ, siêu nhỏ và vừa trên địa bàn có cơ hội phát triển. "Làm được những điều này sẽ là những trợ lực để khai thác được tiềm năng của khu vực một cách tối ưu" - Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ nhấn mạnh tại Diễn đàn.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Đọc thêm

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.