Phát triển năng lượng sạch để hết cảnh “lũ chồng lũ”

Nước lên nhanh, ngập tại Đại Lộc (Quảng Nam) do một số thủy điện đồng loạt xả lũ (Thủy điện Sông Tranh xả lũ đợt mưa vừa qua).
Nước lên nhanh, ngập tại Đại Lộc (Quảng Nam) do một số thủy điện đồng loạt xả lũ (Thủy điện Sông Tranh xả lũ đợt mưa vừa qua).
(PLO) - Với hai đợt lũ liên tiếp diễn ra, người dân các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu rất nhiều hậu quả nặng nề. Thế nhưng, ngoài thiên tai, việc “lũ chồng lũ” thời gian qua còn có một phần do thủy điện (TĐ) xả nước…

Quy trình xả lũ “ưu tiên” thủy điện hơn hạ du

Ông Huỳnh Vạn Thắng, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng, chuyên gia dự án thiên tai cộng đồng của Ngân hàng Thế giới và Bộ NN&PTNT cho biết, công trình TĐ được thiết kế với độ đảm bảo an toàn công trình rất cao. Phần lớn tần suất thiết kế này có thấp nhất cũng đạt Ptk = 0,5%, có thủy điện với tần suất P = 0,1%. Điều này có nghĩa, sau 200 năm (với 0,5%) hoặc 1.000 năm (với 0,1%) mới xảy ra 1 trận lũ có khả năng gây mất an toàn công trình. 

Thế nhưng trên thực thế, rất nhiều TĐ mới chỉ vài năm đi vào hoạt động mà đã vận hành xả nước với trường hợp lũ gây mất an toàn công trình, đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và đời sống của người dân ở hạ du. “Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy TĐ đã lộ diện điểm yếu, đó là bước vận hành giảm lũ cho hạ du với quy trình luôn đặt nguy hiểm thường trực cho hồ nếu gặp lũ lớn”, ông Thắng nói.

Ông Thắng phân tích, khi xuất hiện lũ lớn hoặc lũ đặc biệt lớn, ngay lập tức mực nước hồ sẽ vượt mực nước dâng bình thường lên mực nước gia cường (mực nước giới hạn cao nhất của hồ), gây mất an toàn hồ đập. Lúc này chủ đầu tư, bắt buộc phải chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình, đột ngột xả nước để cứu công trình, tránh vỡ đập gây thảm họa cho hạ du. Thiệt hại do hạ du chính là lũ về quá mạnh và quá nhanh, tăng cao đột ngột nên chính quyền và người dân hạ du sẽ không kịp ứng phó. Như vậy, quy trình đã đặt nặng vấn đề lợi ích của thủy điện mà ít chú ý đến an toàn ở hạ du. 

Đối với lũ nhỏ và lũ vừa không được phép điều tiết cắt giảm vì lợi lích của lũ nhỏ, lũ vừa đem lại cho hạ du rất lớn: cung cấp, bổ sung phù sa, cân bằng hệ sinh thái đồng rộng, diệt sâu hại, dịch bệnh, chuột, giảm phân bón, hóa chất trừ sâu bệnh gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Đối với lũ lớn cần được điều tiết cắt, giảm nhưng quy trình này lại không làm được.

“Để hạn chế việc xả lũ bất ngờ gây thiệt hại nặng cho hạ du, theo tôi, cần thay đổi theo hướng khi có lũ phải mở hết cửa tràn sâu để hồ tự điều tiết lũ. Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp, nghiên cứu, xem xét lại trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy trình cho hợp lí với nguyên tắc ưu tiên cho hạ du vì đó là tính mạng, tài sản của nhân dân”, ông Thắng đề xuất.

Trữ nước đầy nên “trở tay không kịp”

Trong khi đó, GS-TSKH Nguyễn Thế Hùng, giảng viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, chuyên gia nghiên cứu về TĐ, thủy lợi lâu năm tại Việt Nam cho rằng, hiện nay nhiều TĐ hầu hết thu nhận kỹ sư điện nhưng còn xem nhẹ kỹ sư thủy lợi, vai trò thủy lợi còn bị mờ nhạt.

Bên cạnh đó, do TĐ coi trọng lợi ích kinh tế, hàng năm ký kết với đối tác, lo sợ thiếu nước nên TĐ phải lo trữ cho đầy hồ; trong khi công tác dự báo mưa lũ chưa nắm hết nên đến khi lũ lớn, trở tay không kịp đành phải xả nước gấp không tính đến sự nguy hiểm cho hạ du TĐ.

“Đúng ra phải nắm công tác dự báo, tính toán cho thật kỹ lượng nước sẽ tập trung vào hồ, lên kịch bản xả lũ trước; nhưng có không ít TĐ không chịu làm động thái đó, cứ trữ nước đầy hồ, chờ “nước đến chân mới nhảy”. Có nghĩa khi lũ lớn về hồ, mới gấp rút xã nước. Từ đó mới sinh “lũ chồng lũ” ở hạ lưu.

Mặt khác do cơ chế, chưa có cơ quan nhà nước nào bắt buộc và kiểm tra việc làm này, nên cũng chẳng có mấy chủ hồ thực hiện nghiêm chỉnh, kéo theo TĐ chủ quan. GS Hùng kiến nghị: “Để đảm bảo xả nước đúng cần có hệ thống giám sát chặt chẽ tại các tràn xả nước, có camera, đồng hồ giờ, đại diện chính quyền, người dân tham gia giám sát. Yêu cầu các TĐ bố trí các điểm đo mưa, lưu lượng trong lưu vực hồ cho hợp lý, lập qui trình xả nước, xây dựng các kịch bản lũ đến và xả nước,… để đảm bảo lũ xả về hạ lưu TĐ phải nhỏ hơn lượng nước về hồ TĐ.

Tăng cường kỹ sư thủy lợi giỏi, coi trọng vai trò thủy lợi hơn nữa. Điều cốt yếu nữa, phải tăng cường bảo vệ rừng để điều tiết lũ tốt, luật pháp phải nghiêm trị những kẻ phá rừng; đây cũng là trách nhiệm của người dân, đoàn thể; ngành Điện cần phải minh bạch, tránh độc quyền, nếu không nó sẽ gây ra vô vàn việc làm sai trái khác nữa”.

Nói về xu hướng tương lai, GS Hùng nhìn nhận: “Xu hướng năng lượng sạch như gió, thủy triều, khí (đang thăm dò) và một số năng lượng khác để thay thế một số nhà máy điện truyền thống (như than). Còn với TĐ không nên phát triển nhiều nữa vì các vị trí xây dựng TĐ tốt đã làm hết rồi". 

Thiệt hại 1.000 tỷ đồng

Ngày 9/11, Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Nẵng đã có báo cáo tổng thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên lên đến hơn 1.080 tỉ đồng. Thiệt hại về người tính đến ngày 9/11 có 15 người chết, 6 người mất tích, 20 người bị thương.

Hiện tại, tình trạng ngập lụt ven sông và các vùng trũng thấp ở tỉnh Đắk Lắk vẫn tiếp diễn. Trong ngày 9/11, vẫn còn một số hồ chứa thủy điện vừa và lớn trong khu vực đang vận hành xả lũ gồm: A Lưới: 123,67/62,31m3/s; thủy điện Sông Tranh 2: 707,21/69,68m3/s; Sông Bung 4: 269.56/58.72m3/s; sông Ba Hạ: 52,97/786,13m3/s; Sông Hinh: 594,25/244,64m3/s; Buôn Tua Srah: 313,93/60,93m3/s; Srêpốk 3: 682,72/262,05m3/s; Buôn Kuốp: 91,05/257,53m3/s.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).