Phát súng để đời của người đẹp Lan Mê Linh

Nữ điệp báo viên Lan Mê Linh
Nữ điệp báo viên Lan Mê Linh
(PLO) - Chợ Bến Thành với tháp đồng hồ ba mặt ngó ra Quảng trường Quách Thị Trang - trung tâm thành phố Sài Gòn mãi mãi sẽ không quên sự kiện ngày 12/3/1946, cô nữ sinh 17 tuổi Lan Mê Linh, trong bộ áo dài tím hoa cà, đã giơ súng bắn tên Việt gian Hiền Sĩ.

Do tính chất của cuộc chiến đấu, để phù hợp với phương châm, phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh lực lượng dân quân tự vệ xây dựng từ các tổ chức chính trị, các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời thì còn có các đội công tác đặc biệt và biệt động hoạt động tại các đô thị, nơi đặt cơ quan đầu não của địch.

Lực lượng này thực hiện phương châm “lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”, coi trọng yếu tố bí mật, bất ngờ, tác chiến linh hoạt, sáng tạo; đi từ cách đánh đơn giản, nhỏ lẻ, từng người, từng tổ đánh địch đến đánh từng tiểu đội, trung đội mà vẫn bảo đảm được bí mật; từ đánh du kích lẻ tẻ, tiến lên các hình thức đánh biệt động, đặc công. 

Lấy ít thắng nhiều

Các tổ đội chiến đấu và công tác đặc biệt đã sử dụng nhiều hình thức chiến đấu táo bạo, linh hoạt, từ trừ gian diệt ác, đánh bằng lựu  đạn, mìn, dùng mưu cướp súng giặc đến đánh giao thông, phá hoại  kho tàng, phương tiện chiến tranh của địch.

Giữa năm 1946, Nguyễn Đình Chính giết một tên phản bội chuyên dẫn giặc đi lùng sục cơ sở và chỉ cho giặc bắt cán bộ. Ngày 26/3/1947, Võ Huy Tâm, đội viên “Khu Tây Hồ” làm nghề hớt tóc rong để theo dõi địch đã diệt tên đại tá Anh-phen tại khách sạn Na-xi-on-nan đường Sác-ne, làm cho bọn Pháp và Việt gian hết sức kinh hoàng.

Đi đôi với tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, các tổ đội chiến đấu và công tác đặc biệt cùng biệt động đẩy mạnh việc đánh phá hậu cần, phương tiện chiến tranh của địch, phối hợp với các mặt hoạt động khác đạt hiệu suất cao.

Sáng 2/6/1946, ban công tác thành phố Sài Gòn đốt kho đạn lớn tại Sở Thú, làm bom đạn địch nổ suốt mấy ngày liền. Đầu năm 1947, biệt động Hải Phòng cùng với bộ đội địa phương tập kích sân bay Cát Bi, diệt một trung đội lính Âu Phi; các chiến sĩ ban công tác số 6, đột nhập trụ sở của địch ở biệt thự La-rô-dét đường Mác-ma-hông (nay là đường Nam Kỳ khởi nghĩa) đánh sập một phần ba căn nhà, diệt 7 tên địch.

Chợ Bến Thành, nơi chứng kiến Lan Mê Linh trừng trị tên Việt gian

Chợ Bến Thành, nơi chứng kiến Lan Mê Linh trừng trị tên Việt gian

“Lan Mê Linh” 

Đặc biệt đầu năm 1946, nữ sinh trường quân chính Sài Gòn Nguyễn Thị Lan tức “Lan Mê Linh” 17 tuổi, đã dùng súng ngắn 6,35 bắn chết tên Việt gian Hiền Sĩ, bồi bút chủ nhiệm tờ báo Phục Hưng giữa ban ngày tại chợ Bến Thành. 

Nữ điệp báo Lan Mê Linh tên thật là Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1929 tại Mê Linh - Vĩnh Phúc, nơi đã dấy lên cuộc khởi nghĩa anh hùng của Hai Bà Trưng. Chị lấy bí danh này với lời thề sẽ chiến đấu anh dũng, kiên cường để xứng là con cháu của Hai Bà.

Vào Sài Gòn, chị sống với bà cô tên là cụ Nhì, có sạp bánh kẹo trong chợ Bến Thành, ngay dưới chân tháp đồng hồ. Pháp quay lại đánh chiếm Nam bộ, Lan Mê Linh ra vùng kháng chiến, theo học trường quân chính Lái Thiêu rồi làm liên lạc cho một đơn vị bộ đội.

Nhan sắc của Lan Mê Linh làm mê đắm bao chàng trai. Có lần bị địch bắt ở An Sơn, chúng đưa chị và nhiều chiến sĩ khác về giam vào bót. Nhưng vừa nhìn thấy Lan Mê Linh, viên sếp ở bót đó đã mê “như điếu đổ” liền đề nghị chị làm vợ hắn. Chị vờ đắn đo rồi làm bộ đồng ý. Hắn không trói chị nữa, thừa lúc trời chạng vạng tối, chị bỏ trốn vào rừng.

Tìm mãi không được đơn vị cũ, chị gặp người cán bộ tên là Nguyễn Xuân Diệu, anh khuyên chị nên ghi tên học thêm một lớp quân chính nữa, để rèn luyện năng lực, phẩm chất, sau khi ra trường sẽ đóng góp nhiều hơn cho cách mạng. Kết thúc khóa học, Lan Mê Linh cùng bốn chị em trẻ và xinh đẹp nhất được giao nhiệm vụ về Thành hoạt động; việc đầu tiên là “tiền trạm”, thu xếp trong nội thành để đón những nữ điệp báo khác về.

Lan Mê Linh lập tức liên hệ với Văn Thủy, hành nghề hớt tóc ở số 77 Meyer (nay là đường Võ Thị Sáu), một cơ sở bí mật của ta trước cũng từng bỏ nội thành tham gia kháng chiến, nhưng hiềm nỗi trắng trẻo, mũi cao, to lớn, nên có không ít người nhầm tưởng là Tây lai, là Việt gian nên nghi ngờ, khiến anh đành phải trở về ngoại thành, vì nghĩ mình về ngoại thành hoạt động sẽ có hiệu quả hơn, để tránh sự nghi ngờ không đáng. Khi Lan Mê Linh và bốn nữ điệp báo xuất hiện, anh mở một quán cà phê để các cô ngụy trang. 

Ổn định việc tạo vỏ bọc, những nữ điệp báo bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Lúc này, Ban công tác số 1 muốn gây tâm lý hoang mang trong hàng ngũ kẻ thù và khẳng định Việt Minh đang có mặt khắp nơi bằng những tiếng nổ trong nội thành mà quán Coqd’or, góc đường Catinat D’ormay (Đồng Khởi - Mạc Thị Bưởi ngày nay) là nơi bọn sĩ quan Pháp hay lui tới ăn uống nhộn nhịp, nên giao nhiệm vụ cho năm nữ điệp báo xinh đẹp ném lựu đạn tại quán này.

Người được giao nhiệm vụ là Lan Mê Linh và Bông. Hai cô trang điểm lộng lẫy, đàng hoàng bước vào quán Coqd’or với dáng vẻ thướt tha yêu kiều nên thu hút mọi ánh nhìn của các sĩ quan Pháp. Thời điểm đông khách, ồn ào nhất, tất cả mất cảnh giác, Lan Mê Linh và Bông bước ra ngoài cửa tiệm mỗi người ném 1 trái lựu đạn vào trong. Lựu đạn nổ đanh gọn, hai cô gái rút lui an toàn.

Sau chiến công đầu, Nguyễn Đình Chính, phụ trách Ban công tác số 1 giao cho Lan Mê Linh ám sát đô đốc D’Argenlieur - Cao ủy Pháp ở Đông Dương, là một tên cáo già khoác áo thầy tu mang tham vọng quyết tái chiếm Nam Kỳ. Vài ngày tới, hắn sẽ diễn thuyết trước đám công chức cao cấp tại dinh thống soái. Ba cô gái được giao nhiệm vụ, trong đó Lan Mê Linh là người chịu trách nhiệm chính. 

Kế hoạch đã vạch sẵn, cả ba cô gái điềm nhiên cùng giới chức cao cấp bước vào dinh thống soái. Nhưng bọn mật thám đã khéo bố trí để hàng rào người nghe diễn thuyết cách tên đô đốc một khoảng an toàn. Dù đã len lỏi đến tận bàn đầu, nhưng Lan Mê Linh vẫn còn cách tên Cao ủy một đoạn khá xa, kế hoạch thất bại.

Khi Pháp quay lại chiếm đóng Nam bộ lần thứ hai, hầu hết báo chí đều lên tiếng đòi thống nhất đất nước và ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trừ báo Phục Hưng hô hào chia cắt Việt Nam, thành lập một nước Nam Kỳ tự trị và lên tiếng thóa mạ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo những cán bộ điệp báo nội thành thời đó cho biết, ta đã viết thư cảnh cáo Hiền Sĩ rất nhiều lần nhưng tay này vẫn ngoan cố, ngày càng ăn sâu vào chủ trương chia cắt đất nước.

Không thể để cho Hiền Sĩ tung hoành trên tờ Phục Hưng, một tờ báo được thực dân Pháp đỡ đầu; chỉ huy Nguyễn Đình Chính giao nhiệm vụ cho Lan Mê Linh và một nữ biệt động nữa tên là Tâm “giải quyết” vụ này. Họ hẹn nhau ở tiệm hớt tóc Văn Thủy. Nhưng đến giờ lên đường, Tâm không thấy Lan Mê Linh đâu. Vô cùng sốt ruột vì sự chậm trễ không lý do, Tâm và Lộc đã đi ám sát tên Hiền Sĩ nhưng không may, cả hai bị bắt ngay hôm đó khi kế hoạch chưa thành.

Cao ủy Pháp tại Đông Dương D'Argenlieu từng suýt bị Lan Mê Linh trừ khử.

Cao ủy Pháp tại Đông Dương D'Argenlieu từng suýt bị Lan Mê Linh trừ khử.

Phát súng quật đổ tên bồi bút

Thấy đồng đội bị bắt, mà việc tiêu diệt tên Việt gian Hiền Sĩ vẫn chưa thực hiện được, Lan Mê Linh vô cùng ân hận đã xin chỉ huy Nguyễn Đình Chính nhận nhiệm vụ này với quyết tâm sẽ tiêu diệt bằng được.

Vào buổi sáng quyết định, Lan Mê Linh chọn cho mình chiếc áo dài màu tím hoa cà, quần lụa trắng, chiếc ví đầm sang trọng, trong đó giấu khẩu súng 6,35 ly. Sang trọng, tha thướt, Lan Mê Linh đến thẳng tòa soạn báo Phục Hưng kiên nhẫn ngồi trên băng đá chờ đợi. Hết giờ làm việc, Hiền Sĩ từ trên lầu bước xuống, tiến đến cái xe hơi đậu sát bên đường.

Lan Mê Linh lập tức đứng lên, đi ngay lại chiếc xe, bàn tay bé nhỏ từ trong chiếc ví đầm lấy vụt ra khẩu súng ngắn, bóp cò. Hiền Sĩ trúng đạn, bước đi lảo đảo, tìm cách chốn chạy nhưng không kịp. Hai tên vệ sĩ nhào tới chụp tay Lan Mê Linh,  bọn mật thám ập tới...

Chuyện xảy ra thật nhanh nhưng dân chúng đường Bonnard đã chứng kiến từ đầu đến cuối. Tổ bảo vệ Lan Mê Linh tuy đi theo để sẵn sàng ứng cứu, nhưng không kịp đến giải thoát cho đồng đội.

Lan Mê Linh bị bắt vào ngày 12/3/1946. Vài tuần sau, chị bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình. Lan Mê Linh được luật sư Lê Sách Vinh, một trí thức yêu nước bào chữa. Ông biện hộ cho chị rất hùng hồn, cho rằng hành động của Lan Mê Linh là yêu nước, chống chia cắt đất nước, được nhân dân đồng tình, cũng như người Pháp đã đứng lên kháng chiến chống lại bọn Đức quốc xã xâm lược. Nhờ sự bào chữa của luật sư Lê Sách Vinh mà Lan Mê linh thoát án tử hình. Chị được giảm án xuống còn 20 năm khổ sai. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, chị được trao trả về miền Bắc...

Thời gian có thể xóa nhòa nhiều thứ, nhưng chợ Bến Thành với tháp đồng hồ ba mặt ngó ra Quảng trường Quách Thị Trang - trung tâm thành phố Sài Gòn mãi mãi sẽ không quên sự kiện ngày 12/3/1946, cô nữ sinh 17 tuổi Lan Mê Linh, trong bộ áo dài tím hoa cà, đã giơ súng bắn tên Việt gian Hiền Sĩ.

Còn với lực lượng đặc công, sự ra đời của các tổ đội chiến đấu và công tác đặc biệt, cùng những cách đánh đặc biệt của nó sau những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của biệt động -  lực lượng đặc công thành phố…

Đọc thêm

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.