Phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức BHTG trong giai đoạn mới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bảo hiểm tiền gửi là chính sách công của Chính phủ được xây dựng nhằm để bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, nâng cao niềm tin công chúng, giảm thiểu nguy cơ rút tiền gửi đồng loạt, tạo cơ chế để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.

Từng bước tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng 

Tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 07/7/2000. Đây là tổ chức duy nhất được giao làm đầu mối triển khai chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Những năm qua, chính sách BHTG đã chứng minh vai trò là công cụ hết sức quan trọng để tạo niềm tin cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG. Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ và NHNN quyết liệt triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, BHTGVN được giao thêm những nhiệm vụ mới để tham gia có hiệu quả vào quá trình này, cụ thể: Cho vay đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi TCTD được kiểm soát đặc biệt; tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt trình NHNN xem xét, quyết định.

Với việc triển khai trong suốt 21 năm qua tại Việt Nam, có thể khẳng định vị trí, vai trò, sự cần thiết của chính sách BHTG và tầm quan trọng của BHTGVN  - một định chế tài chính đặc biệt đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia nói riêng.

Có BHTG, người dân sẽ yên tâm khi gửi tiền vào các TCTD, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình huy động vốn, thay đổi hành vi người gửi tiền, giúp người gửi tiền nâng cao nhận thức, bình tĩnh hơn trước những thông tin sai lệch, bất lợi và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng.

Những năm qua, BHTGVN đã có những đóng góp tích cực vào tiến trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu hệ thống các TCTD, tiêu biểu là đối với hệ thống QTDND - nơi người gửi tiền chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Thông qua triển khai các hoạt động nghiệp vụ BHTG, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đã được đảm bảo, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng ngày càng được củng cố, từ đó gia tăng uy tín, tạo điều kiện giúp các TCTD tăng cường huy động vốn để cho vay phát triển nền kinh tế.

Đặc biệt, ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động, BHTGVN đã thực hiện chi trả kịp thời tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền tại một số QTDND hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến đổ vỡ; qua đó góp phần ổn định tâm lý của người dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Hiện tại, BHTGVN đang bảo vệ cho hơn 5,7 triệu tỷ đồng tiền gửi của người gửi tiền tại 1.282 tổ chức tham gia BHTG; thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ BHTG như: thu phí, đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là đóng góp tích cực trong việc theo dõi, kiểm tra chuyên sâu và đề xuất phương án xử lý đối với các QTDND yếu kém theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017.

Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền được tích cực triển khai theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức, mở rộng kênh truyền thông đến các vùng sâu, vùng xa, tạo sự an tâm, tin tưởng của người gửi tiền đối với hệ thống các TCTD tại Việt Nam.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức BHTG trong giai đoạn mới

Phát huy mạnh mẽ nội lực để vững bước trong giai đoạn phát triển mới, xứng dáng là công cụ hữu hiệu để thực hiện thành công nhiệm vụ chung của ngành Ngân hàng, BHTGVN quyết tâm thực hiện thành công Chiến lược phát triển BHTGVN đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Một là, tổng kết Luật BHTG, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách BHTG phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế; nâng cao năng lực của BHTGVN để có thể tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình xử lý các TCTD yếu kém, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Hai là, phát triển BHTGVN theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, NHNN là cơ quan đại diện chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, BHTGVN phải tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện mô hình tổ chức, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ người lao động, áp dụng công nghệ hiện đại, nhất là về quản lý, quản trị, điều hành để ngày càng phát triển bền vững.

Ba là, tham gia tái cơ cấu TCTD theo chỉ đạo của NHNN, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cảnh báo rủi ro và xử lý các TCTD yếu kém, đặc biệt là các QTDND có vấn đề; nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tính và thu đầy đủ phí BHTG theo quy định; đầu tư hiệu quả nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi bảo đảm nguyên tắc an toàn và phát triển vốn. Đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông nhằm phổ biến chính sách BHTG đến công chúng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

Bốn là, tăng cường trao đổi, hợp tác với các tổ chức BHTG quốc tế, hướng tới các chuẩn mực quốc tế về hoạt động BHTG.

BHTGVN sẽ từng bước nâng cao vai trò, chức năng, đổi mới hoạt động, trở thành công cụ chính sách hữu hiệu góp phần duy trì sự ổn định và phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD tại Việt Nam.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…