Phát động cuộc thi về 'Công ước Luật Biển 1982 – Hành trình 35 năm'

Ảnh từ internet.
Ảnh từ internet.
(PLO) - Nhằm nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của thế hệ trẻ đối với các vấn đề pháp lý quốc tế về biển, đồng thời khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày càng phức tạp, sáng qua (9/5), Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức phát động cuộc thi viết tìm hiểu “Công ước Luật Biển 1982 - Hành trình 35 năm”.

Tại buổi lễ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Vũ Sĩ Tuấn nhấn mạnh, ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước quan trọng này. Điều đó biểu thị quyết tâm của Việt Nam trong việc cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Cùng với đó, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 cùng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ, là hành lang pháp lý quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. 

Phát biểu tại lễ phát động cuộc thi, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng khẳng định, với vị trí chiến lược về chính trị và quốc phòng, nơi phần lớn các con đường hàng hải quốc tế đều đi qua, vai trò của biển và Biển Đông là rất quan trọng. Do đó, việc hiểu biết về biển, về cơ sở pháp lý cho biển cũng như những vấn đề pháp lý ở trên Biển Đông càng có ý nghĩa quan trọng.

Là hoạt động đầu tiên trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 35 năm mở ký Công ước Luật Biển 1982, cuộc thi chính là sân chơi đầy bổ ích nhằm góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của tuổi trẻ về các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo. Qua đó, góp phần tuyên truyền sâu rộng công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương, đồng thời khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm và tinh thần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng trong thế hệ trẻ.

Theo đó, đối tượng dự thi là công dân Việt Nam đang là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng. Nội dung cuộc thi xoay quanh những vấn đề lịch sử và pháp lý của UNCLOS; vai trò của UNCLOS trong việc điều chỉnh các hoạt động sử dụng, khai thác biển vì mục đích hòa bình giữa các quốc gia; hoạt động xác lập và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của Việt Nam trên phương diện pháp lý và thực tiễn. Tham gia cuộc thi, các đội chơi có thể trình bày bài thi dưới dạng viết, sách, tạp chí, mô hình, quay phim…

Mặc dù mới đang trong giai đoạn nhận đơn tham dự, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của nhiều đội chơi đến từ các trường như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Đại Nam, Đại học Luật Hà Nội… cùng sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan liên quan như Bộ Tư pháp, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển, Ủy ban Biên giới quốc gia… Ban tổ chức nhận đơn đăng ký của các nhóm đến hết ngày 15/5/2017 và thời hạn nộp bài dự thi là 15/8/2017. Những công trình đạt giải sẽ được trưng bày và trao giải tại triển lãm “35 năm Công ước Luật Biển và Việt Nam” dự kiến diễn ra vào tháng 9/2017. 

Được ký kết vào ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra đời đã đáp ứng sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế về việc thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển, đồng thời dung hòa được quyền và lợi ích giữa các quốc gia. Sau 35 năm hình thành và phát triển, UNCLOS đã thể hiện vai trò như một bản Hiến pháp của đại dương trong việc điều chỉnh quy chế pháp lý các vùng biển cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển.

Là quốc gia nằm bên bờ Tây của Biển Đông, biển có một ý nghĩa đặc biệt với Việt Nam trên nhiều phương diện. Đến nay, UNCLOS đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vô cùng quan trọng cho Việt Nam trong việc xác lập cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phù hợp với quy định của luật quốc tế. Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, UNCLOS còn là một công cụ pháp lý chính thống và hữu hiệu trong việc kiềm chế, quản lý các mối đe dọa với an ninh, an toàn ở Biển Đông cũng như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.