Cội nguồn của mọi thành công

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (Ảnh: VGP).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vấn đề phát huy sức mạnh của Nhân dân, của khối đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhân dịp năm mới 2025, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, bà Tô Thị Bích Châu có bài viết gửi ấn phẩm Xuân Pháp luật Việt Nam (PLVN).

* * *

“Trải qua gần 40 năm với đường lối đổi mới toàn diện, đất nước ta đã phát triển vượt bậc, có tiềm lực và vị thế lớn trên trường quốc tế. Có được thành tựu đó, yếu tố quan trọng và xuyên suốt là Đảng biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh của khối ĐĐK toàn dân tộc, vì mục tiêu chung là xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Ngày nay, nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, vấn đề phát huy sức mạnh của Nhân dân, của khối ĐĐK toàn dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhiều lần căn dặn: Để phát huy vai trò của Nhân dân thì phải tạo mọi điều kiện cho Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc xây dựng khối ĐĐK toàn dân tộc mà đại diện là Mặt trận Dân tộc thống nhất. Người khẳng định, ĐĐK dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Người nhận định: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ Nhân dân giao phó cho chúng ta”.

Đánh giá vai trò của Nhân dân cũng như của MTTQ Việt Nam, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, Tổng Bí thư Tô Lâm (thời điểm đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – NV) khẳng định: “Thực tiễn lịch sử cho thấy, khối ĐĐK toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn mọi thành công của cách mạng Việt Nam; càng trong khó khăn, thách thức, đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng càng lớn lao, càng cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi, vững chắc; chỉ có đoàn kết mới có thắng lợi. Khối ĐĐK toàn dân tộc chỉ có thể tạo thành sức mạnh to lớn, trở thành lực lượng vô địch khi được tổ chức chặt chẽ, được giác ngộ sâu sắc về mục tiêu lý tưởng, được định hướng bởi đường lối đúng đắn; phát huy cao nhất khi được tập hợp trong MTTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã từng bước đem lại những giá trị tích cực về cả vật chất, tinh thần cho đồng bào cả nước, tạo niềm tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước; kỳ vọng vào tương lai tốt đẹp của cả dân tộc.

Tuy nhiên trên con đường đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế, việc xây dựng phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc vẫn còn một số hạn chế. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc ở một số lĩnh vực, địa bàn hiệu quả chưa cao, chưa khơi dậy, phát huy được tiềm năng to lớn trong Nhân dân. Một số chính sách chưa sát với thực tiễn, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện...

Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến tình hình; chủ động ứng phó kịp thời mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới...

* * *

Mùa Xuân này, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để phát huy sức mạnh Nhân dân và thực hiện tốt vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam trong việc phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta cần làm tốt hơn nữa những vấn đề sau.

Bà Tô Bích Châu - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Bà Tô Bích Châu - Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Thứ nhất, MTTQ Việt Nam các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về vị trí, tầm quan trọng của sức mạnh khối ĐĐK toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để Nhân dân hiểu, đồng lòng, đồng tâm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, gây chia rẽ, phá hoại khối ĐĐK toàn dân tộc của các thế lực thù địch, phản động. MTTQ phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ hai, tăng cường vai trò phối hợp giữa MTTQ và chính quyền các cấp trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; lắng nghe và kịp thời tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đến Đảng, Chính phủ, Quốc hội; tham gia giải quyết đơn thư khiếu tố, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Thứ ba, tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của Nhân dân thông qua công tác vận động Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố mối quan hệ đoàn kết toàn dân tộc. Tạo ra cơ chế để mọi người đồng thuận với nhau và đồng thuận với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tạo điều kiện để mỗi người dân đều được tôn trọng, có quyền bình đẳng, cùng tích cực phấn đấu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Thứ tư, tăng cường phối hợp hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, giá trị đạo đức của các tôn giáo.

Thứ năm, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân để có những đóng góp hiệu quả cho công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước; tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Nhân dân Việt Nam với Nhân dân các nước trên thế giới, huy động tiềm lực của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ theo hướng thiết thực, sâu sát với dân, đồng hành cùng dân, “khi dân cần Mặt trận có, khi dân khó Mặt trận sẵn sàng tham gia”. Tập hợp, phát huy tối đa vai trò, sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên gia, cá nhân tiêu biểu với sự phát triển đất nước”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam không bắt đầu từ con số 0

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 17/2, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù và kiến nghị nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện thành công dự án.

Bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội vừa được Quốc hội thông qua đã bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng 17/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.

Hôm nay - 17/2: Quốc hội thảo luận về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa XV

Một phiên làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, hôm nay - 17/2, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sau đó, thảo luận tại Đoàn về các nội dung trên.

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong
(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Công nhân Việt Nam phấn đấu xứng đáng danh hiệu người đảng viên

Quang cảnh diễn đàn (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sáng 16/2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) tổ chức Diễn đàn “Phấn đấu để xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Diễn đàn là dịp để các đảng viên công nhân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện trở thành đảng viên và nỗ lực, phấn đấu để trở thành đảng viên công nhân tiêu biểu.

Nghị quyết 57 là lời hiệu triệu, là mệnh lệnh đối với toàn thể người dân Việt Nam

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP).
(PLVN) - Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chỉ sau 20 ngày, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Tăng tốc đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia: Cần hành lang pháp lý cơ bản và toàn diện

Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. (Ảnh minh họa: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đã hoàn thiện bốn dự án luật quan trọng, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2025, bao gồm: Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Các dự án Luật này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ bản toàn diện cho hoạt động KH,CN&ĐMST trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần tại Nghị quyết số 57-NQ/TW...

Nghị quyết số 57-NQ/TW - Chiếc 'đũa thần' để dân tộc vươn mình

Đưa Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: MOST).
(PLVN) - Giới nghiên cứu khoa học bày tỏ sự tin tưởng khi Nghị quyết 57 cho phép thí điểm các vấn đề mới từ thực tiễn, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và thời gian trễ trong nghiên cứu khoa học. Các cơ quan nghiên cứu được khuyến khích xây dựng cơ chế cho phép tổ chức và nhà khoa học thành lập, điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu...

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.