TINH GỌN ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Cuộc cách mạng đưa nước ta bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 1/12/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Sáng 1/12/2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Công tác tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” thực sự là một cuộc cách mạng thay đổi về chất trong hệ thống chính trị. Từ đó, giúp đưa đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân

Bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 5/11/2024 có thể coi là chỉ đạo “mở màn”. Tiếp sau đó, hàng loạt văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các phát biểu quyết liệt của cán bộ lãnh đạo cấp cao cũng như các hội nghị quán triệt đã được tiến hành khẩn trương. Với những gì diễn ra, có thể thấy cả hệ thống chính trị đã và đang quyết tâm cùng nỗ lực thay đổi toàn diện và triệt để về mô hình tổ chức bộ máy.

Từ kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 vừa qua, rút ra một số bài học kinh nghiệm: Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có quyết định, chủ trương, định hướng tổng kết rất đúng, rất trúng và đúng thời điểm trên cơ sở kế thừa kết quả thực hiện Nghị quyết số 18 từ năm 2018 và có đầy đủ căn cứ khoa học, chính trị, pháp lý, thực tiễn chín muồi. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, công khai, minh bạch thông tin, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thống nhất với quyết tâm chính trị cao nhất của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Quá trình thực hiện hết sức khẩn trương, tích cực, nghiêm túc, thông suốt, nhịp nhàng, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”; công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện được triển khai theo phương châm “vừa chạy, vừa xếp hàng”, “Trung ương không chờ địa phương, tỉnh không chờ huyện, huyện không chờ cơ sở” với cách làm bài bản, khoa học, dân chủ. Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị liên quan có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; kịp thời nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW phiên thứ 2 ngày 21/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của Ban Tổ chức Trung ương (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo), Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, rất hiệu quả với cách làm mới, quyết liệt, đúng định hướng, kế thừa được những kết quả triển khai Nghị quyết số 18 từ năm 2018.

Tổng Bí thư ghi nhận các cơ quan, ban đảng Trung ương, Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương đã đi đầu nêu gương, khẩn trương triển khai rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp đầu mối bên trong, hoàn thành các nhiệm vụ vượt tiến độ yêu cầu và theo đúng định hướng chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo. Ban Tổ chức Trung ương đã cụ thể hóa các nhiệm vụ cần triển khai, xây dựng kế hoạch chi tiết, hướng dẫn cụ thể các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị về bước đi, lộ trình thực hiện bài bản, bảo đảm cơ sở để bộ máy mới đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngay, thông suốt, không để gián đoạn công việc.

Chính phủ đã khẩn trương ban hành các chính sách bảo đảm quyền, lợi ích của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, góp phần giải tỏa tâm tư, tạo thuận lợi trong quá trình sắp xếp. Quốc hội (QH) đã chủ động, khẩn trương rà soát, rút gọn quy trình, thủ tục cùng các cơ quan nghiên cứu, chuẩn bị nội dung để kịp thời trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung, điều chỉnh các luật, văn bản quy phạm pháp luật nhằm đồng bộ, tạo thuận lợi trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo quy định. Các địa phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện việc tổng kết; rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong; nghiên cứu, đề xuất phương án tinh gọn, kết thúc hoạt động, sáp nhập, hợp nhất các cơ quan đồng bộ theo chỉ đạo của Trung ương.

Nhấn mạnh việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, Tổng Bí thư nêu rõ, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để bộ máy mới ổn định, vận hành hiệu quả, nâng cao hiệu lực hoạt động.

Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan

Theo rà soát của Bộ Tư pháp, quá trình thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ có tác động trực tiếp đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Do vậy, Bộ Tư pháp đã tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc này.

Ngày 21/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 21/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. (Ảnh: TTXVN)

Trong đó, tổng số văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy là 5.026 văn bản. Gồm 160 luật, bộ luật, 08 nghị quyết của Quốc hội, 10 pháp lệnh, 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 833 nghị định, 1 nghị quyết của Chính phủ, 287 quyết định của Thủ tướng, 3 Chỉ thị của Thủ tướng, 3.722 văn bản cấp bộ.

Trong số này có 3.887 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cạnh đó, có 762 văn bản cần xử lý ngay nhưng có thể xử lý theo nguyên tắc chung giữa các bộ; 74 văn bản có tính chất đặc thù của từng Bộ, ngành, cần xử lý ngay nhưng không thể theo nguyên tắc chung mà cần sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể. Ngoài ra, các cơ quan cũng rà soát, đề xuất xử lý theo lộ trình với 326 văn bản, các địa phương cũng đã rà soát gần 1.700 văn bản do HĐND, UBND các cấp ban hành chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trong đó, kết quả rà soát tập trung liên quan đến quy định về tên gọi của Bộ, cơ quan ngang Bộ ở Trung ương khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy dự kiến sẽ thay đổi hoặc quy định trong văn bản địa phương dẫn chiếu đến các văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành. Để thực hiện đúng yêu cầu của Trung ương về việc bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực..., công việc quan trọng hàng đầu là phải sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và mốc thời gian cũng đã được xác định.

Đối với công việc này, Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn - khi phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41 - phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ QH trong năm 2025 đã nhấn mạnh, khối lượng công việc năm 2025 là rất lớn. Những nội dung này liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức QH (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, liên quan đến tổ chức. Ngay quý I/2025 tập trung tổ chức Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 để QH xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kết quả đạt được thời gian qua là do có sự đồng lòng, quyết tâm cao của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo trong chỉ đạo các ban, Bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công phụ trách, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm việc triển khai theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra. Quá trình triển khai thực hiện rất quyết liệt với phương châm “vừa chạy, vừa xếp hàng”, theo tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”; quán triệt nguyên tắc tuân thủ quy định của Hiến pháp, chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; không ngại khó, không ngại thách thức, không cầu toàn. Các cơ quan, đơn vị đã có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên; được cán bộ, đảng viên đồng thuận và nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Việt Nam không bắt đầu từ con số 0

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 17/2, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù và kiến nghị nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện thành công dự án.

Bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội vừa được Quốc hội thông qua đã bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng 17/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực.

Hôm nay - 17/2: Quốc hội thảo luận về cơ cấu tổ chức và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa XV

Một phiên làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, hôm nay - 17/2, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; sau đó, thảo luận tại Đoàn về các nội dung trên.

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong
(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Công nhân Việt Nam phấn đấu xứng đáng danh hiệu người đảng viên

Quang cảnh diễn đàn (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sáng 16/2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) tổ chức Diễn đàn “Phấn đấu để xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Diễn đàn là dịp để các đảng viên công nhân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện trở thành đảng viên và nỗ lực, phấn đấu để trở thành đảng viên công nhân tiêu biểu.

Nghị quyết 57 là lời hiệu triệu, là mệnh lệnh đối với toàn thể người dân Việt Nam

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP).
(PLVN) - Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chỉ sau 20 ngày, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Tăng tốc đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia: Cần hành lang pháp lý cơ bản và toàn diện

Thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. (Ảnh minh họa: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đã hoàn thiện bốn dự án luật quan trọng, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2025, bao gồm: Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Các dự án Luật này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ bản toàn diện cho hoạt động KH,CN&ĐMST trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo tinh thần tại Nghị quyết số 57-NQ/TW...

Nghị quyết số 57-NQ/TW - Chiếc 'đũa thần' để dân tộc vươn mình

Đưa Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: MOST).
(PLVN) - Giới nghiên cứu khoa học bày tỏ sự tin tưởng khi Nghị quyết 57 cho phép thí điểm các vấn đề mới từ thực tiễn, chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và thời gian trễ trong nghiên cứu khoa học. Các cơ quan nghiên cứu được khuyến khích xây dựng cơ chế cho phép tổ chức và nhà khoa học thành lập, điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu...

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.