Phấn đấu đến năm 2025, cả nước sẽ có 1.704 cụm công nghiệp

Tính đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 30.192ha.
Tính đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 30.192ha.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Công Thương cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cả nước có 1.704 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58.123 ha. 

Phân bố cụm công nghiệp ở các vùng như sau: Trung du miền núi Bắc Bộ 250 cụm, 8.274,6ha; đồng bằng sông Hồng 515 cụm, 16.120,6ha; Duyên hải miền Trung 457 cụm, 12.663,8ha; Tây Nguyên: 77 cụm, 3.200,3ha; Đông Nam Bộ: 146 cụm, 6.478ha; Tây Nam Bộ: 259 cụm, 11.385,7ha.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp được thành lập với diện tích 30.192ha. Trong đó, 450 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng (chiếm 46,5%).

Về đầu tư xây dựng hạ tầng, đến nay, cả nước đã có 955 cụm công nghiệp với tổng diện tích 29.782ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó 644 cụm công nghiệp với tổng diện tích 20.222ha đã được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tổng mức đầu tư trên 115.200 tỉ đồng.

Sau khi được phê duyệt, các dự án đầu tư, các cụm công nghiệp này đã, đang được tiến hành đầu tư hạ tầng. Đến nay, tổng vốn đầu tư hạ tầng khoảng 35.000 tỉ đồng (chiếm khoảng 30% so với tổng mức đầu tư theo kế hoạch).

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả nước có 730 cụm công nghiệp với tổng diện tích 22.336 ha hoạt động, phân bố tại 57 tỉnh, thành phố (6 tỉnh/ thành phố chưa có cụm công nghiệp hoạt động gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu).

Trong số 730 cụm công nghiệp hoạt động nêu trên, có khoảng 450 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 18.000 ha (chiếm 62% các cụm công nghiệp đang hoạt động) do địa phương thành lập, quản lý theo chính sách, quy định riêng của từng địa phương. Đa số không thu hút được doanh nghiệp làm chủ đầu tư, được UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện, xã quản lý, được đầu tư nhỏ giọt từ ngân sách địa phương hạn hẹp nên tiến độ đầu tư hạ tầng rất chậm, phần lớn không có hệ thống xử lý nước thải chung đi vào hoạt động.

Chỉ có 32 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động. Vì vậy, việc hoàn thiện đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư và quản lý đối với các cụm công nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ của địa phương với tầm nhìn trung và dài hạn.

Tập trung xây dựng và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư vào cụm công nghiệp nhưng phải đảm bảo tuân thủ quy định về tính chất ngành, nghề cho phù hợp; cần phải có quy chế, quy định để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời kháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp…

Đọc thêm

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...