Phải tư vấn tâm lý trong cho, nhận con nuôi

 Trong 2 ngày 14-15/4, Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi (NCN) và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NCN (gọi tắt là Nghị định số 19).

Trong 2 ngày 14-15/4, Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi (NCN) và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NCN (gọi tắt là Nghị định số 19).

Nữ diễn viên người Mỹ Angelina Jolie và cậu con nuôi người Việt Pax Thiên
Nữ diễn viên người Mỹ Angelina Jolie và cậu con nuôi người Việt Pax Thiên
Động viên cha, mẹ đẻ còn điều kiện nuôi dưỡng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho rằng, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn có không ít trẻ em Việt Nam không may mắn được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình ruột thịt của mình.

Việc Quốc hội thông qua Luật NCN thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thứ trưởng Đinh Trung Tụng nhấn mạnh: để những quy định về nuôi con nuôi thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống của nhân dân, giúp cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất trong môi trường gia đình, kể cả ở trong nước và nước ngoài thì không thể thiếu vai trò của đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp.

Cục trưởng Cục Con nuôi Nguyễn Văn Bình dẫn chứng: thi hành nguyên tắc “tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc” được khẳng định trong Luật, đối với trường hợp trẻ em còn cha, mẹ đẻ hoặc người thân thích thì trước khi lấy ý kiến, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ là người phải tư vấn, động viên cha, mẹ đẻ trong việc tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của họ. Đồng thời, khuyên họ phải suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

Đây là quy định hoàn toàn mới và vô cùng quan trọng bởi qua đó có thể giúp cho cha, mẹ đẻ nhận thức được rõ ràng trách nhiệm của cha, mẹ đối với con, giúp họ yên tâm và vững tin hơn trong cuộc sống, đặc biệt giúp tránh được tâm lý vôi vã, nôn nóng hoặc không tỉnh táo trong quyết định cho con đi làm con nuôi khi mà điều kiện và khả năng thực tế của họ vẫn còn tự chăm sóc, nuôi dưỡng được con mình.

Trường hợp cha, mẹ đẻ do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề liên quan đến việc cho trẻ em làm con nuôi hoặc do bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe mà dẫn đến việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, nhưng sau lại muốn thay đổi ý kiến thì theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 19, họ có quyền rút lại ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi trong thời hạn 15 ngày đối với việc NCN trong nước hoặc trong thời hạn 30 ngày đối với việc NCN có yếu tố nước ngoài, kể từ ngày được lấy ý kiến. “Đây là quy định hoàn toàn mới so với pháp luật hiện hành, nhằm bảo đảm tối đa cơ hội trẻ em được sống trong gia đình gốc của mình”, ông Bình nói.

Phải phát triển dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội

Với quy định tại khoản 3 Điều 21 và khoản 3 Điều 36, Luật NCN cũng đề cao tinh thần tự nguyện trong việc NCN. Có thể khẳng định, sự tự nguyện trong việc NCN là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến thân phận của người con nuôi. Về mặt lý thuyết, nếu thiếu đi sự tự nguyện của một trong ba chủ thể (người nhận con nuôi, người cho con nuôi và người được nhận làm con nuôi), việc NCN sẽ là “vỏ bọc” cho những hành vi phi pháp khác như bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, trục lợi bất chính, buôn bán trẻ em…

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, sự thiếu tự nguyện vẫn có thể xảy ra, nhất là đối với những người mẹ cho con làm con nuôi trong tình cảnh khó khăn, túng quẫn về kinh tế hoặc do không chịu được áp lực của dư luận, tai tiếng từ phía gia đình, xã hội mà phần lớn rơi vào trường hợp phụ nữ có con ngoài giá thú. Hiện nay, ở nước ta chưa phát triển mạng lưới công tác xã hội liên quan đến vấn đề NCN nói chung và vấn đề tư vấn tâm lý trước khi cho con nuôi nói riêng. Việc thực hiện Luật NCN trong giai đoạn tới sẽ dựa chủ yếu vào mạng lưới công chức tư pháp – hộ tịch ở cấp xã và cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố.

Đây sẽ là một thách thức không nhỏ trước yêu cầu của việc bảo đảm nguyên tắc tự nguyện trong việc NCN. Vì vậy, quan điểm của lãnh đạo Cục Con nuôi là cần có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ xã hội chuyên sâu về tư vấn tâm lý xã hội cho cha, mẹ đẻ, nhất là phụ nữ đơn thân sinh con ngoài giá thú, trước khi họ quyết định cho con làm con nuôi để bảo đảm họ không bị đẩy vào tình thế “bắt buộc phải tự nguyện”.

Song Thu

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.