“Phải thay đổi thực sự về chất, bởi chúng tôi không có đường lùi“

Tái cơ cấu đã đem đến cho VNPT hình ảnh mới, không còn vẻ trì trệ, cũ kỹ.
Tái cơ cấu đã đem đến cho VNPT hình ảnh mới, không còn vẻ trì trệ, cũ kỹ.
(PLO) - Đó là lời chia sẻ của ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam với báo PLVN về dấu ấn lớn nhất năm 2015 của Tập đoàn.
Có thể nói, dấu ấn lớn nhất năm 2015 của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam là đã cơ bản hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014-2015, vượt kế hoạch dự kiến 5 năm so với lộ trình ban đầu năm 2020 mới hoàn thành được tái cấu trúc. Trước thềm năm mới 2016, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã chia sẻ về giai đoạn quan trọng này của Tập đoàn.
Tái cơ cấu thành công hay không - không phải do chúng tôi tự nhận, mà do khách hàng đánh giá
* Sự ra đời và trưởng thành của VNPT có lịch sử 70 năm, gắn liền với chiều dài đất nước và sự phát triển của ngành bưu điện. Trong thời kỳ đổi mới, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) có đóng góp lớn, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận như danh hiệu Anh hùng Lao động. Trong năm 2015 vừa qua cũng là năm kỷ niệm 20 năm thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với mốc “20 năm” này, công cuộc tái cấu trúc có thể được xem là quá trình đổi mới đánh dấu bước ngoặt của VNPT không, thưa ông?
- Đúng là sau 20 năm kể từ khi thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông, sau này là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, VNPT lại thực hiện một cuộc thay đổi rất lớn. 
Nếu nhìn lại chặng đường 20 năm kể từ khi thành lập Tổng Công ty, thì có thể nói VNPT đã xây dựng hạ tầng viễn thông vững mạnh cho đất nước, là nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sau 20 năm, VNPT cũng đã bộc lộ nhiều dấu hiệu trì trệ. Từ nhà mạng có thị phần số 1, chiếm thị phần chủ đạo trong các dịch vụ then chốt, VNPT dần dần mất đi vị thế, thị phần giảm, đời sống người lao động có dấu hiệu đi xuống. Bên cạnh đó, từ vị trí gần như độc quyền, khi hội nhập, mở cửa, VNPT đã bộc lộ những điểm yếu khi đối mặt với sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế khác. 
Như vậy, bản chất của tái cơ cấu lần này chính là tự thân con người VNPT cảm thấy cần phải hành động để thay đổi. Khi mà vai trò chủ đạo của “quả đấm thép” trong phát triển hạ tầng giảm đi, mà bản chất dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin lại cạnh tranh mạnh mẽ và đòi hỏi sử dụng nguồn lực chất xám cao, nếu không thay đổi để nâng cao chính đời sống của người lao động thì Tập đoàn không thể nào phát triển được. Tự thân con người VNPT, các đồng chí lãnh đạo VNPT cảm thấy phải thay đổi. Thay đổi để phát triển. Do vậy quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ chính là dựa trên đề xuất của VNPT. 
* Nhận thức rằng tái cơ cấu là một hướng đi tất yếu trong phát triển, vậy, thời gian qua VNPT đã thực hiện tái cơ cấu với phương châm hành động như thế nào, thưa ông?
-  VNPT đã thực sự thực hiện tái cơ cấu rất mạnh mẽ. Chúng tôi tái cơ cấu không phải theo hướng hình thức, đối phó. VNPT thực sự tái cơ cấu hướng tới người thật việc thật, hướng tới khách hàng. VNPT không tự tuyên bố “chúng tôi tái cơ cấu thành công rồi”, mà thành công hay không nằm ở  sự nhìn nhận của khách hàng, của xã hội...
Tự thân VNPT thấy cần phải tiến hành đổi mới, và khi tự nhận thức cần phải làm thì chúng tôi phải làm quyết liệt, “máu lửa”, phải làm cho ra việc, cho đến nơi đến chốn, làm để phát triển, chứ không phải làm để hoàn thành quyết định của Chính phủ hay làm mang tính chất đối phó. Đây là tính cách mạng, sự quyết tâm của VNPT trong tái cơ cấu nhằm đưa VNPT lên tầm cao mới.
Không có công nghệ, ta chẳng có gì mà đàm phán
* Thưa ông, để thực hiện vai trò “quả đấm thép” của nền kinh tế và  giành lại vị trí trong ngành viễn thông, VNPT sẽ phát triển trong giai đoạn mới trên những trụ cột chính nào?
- Đầu tiên, VNPT sở hữu hạ tầng rất mạnh. Đây là lợi thế mà VNPT có được sau thời gian dài đầu tư và phát triển. Với hạ tầng mạnh này, VNPT mong muốn được tiếp tục đầu tư, chia sẻ hạ tầng, làm sao sử dụng tốt nhất hạ tầng đất nước đã đầu tư để tránh lãng phí, chồng chéo, bởi nếu như tập trung nguồn lực, các doanh nghiệp cùng phát triển dùng chung hạ tầng hiện đại thì sẽ tốt hơn việc mạnh ai nấy làm. Việc này, muốn thực hiện được, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan nhà nước. 
Trụ cột thứ hai là dịch vụ chủ lực. Hiện mũi nhọn của VNPT là di động và băng rộng cố định. Chúng tôi không đưa ra mục tiêu doanh thu số 1, thị phần số 1, tăng trưởng số 1, mà VNPT mong muốn năm 2016 trở thành nhà mạng được khách hàng đánh giá là nhà mạng có chất lượng mạng dịch vụ tốt nhất, nhà mạng có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Đây là đánh giá từ khách hàng chứ không phải từ góc độ chủ quan của nhà mạng. Vì thế, để đạt được, đòi hỏi nỗ lực lớn của toàn VNPT.
Trụ cột thứ ba, là sự chuyển dịch từ lĩnh vực viễn thông truyền thống sang công nghệ thông tin và giá trị gia tăng. Công nghệ thông tin là một thế mạnh của VNPT. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về xây dựng Chính phủ điện tử. Với một thế mạnh hạ tầng băng rộng, siêu rộng tới xã, với với một đội ngũ kỹ thuật phủ tuyến huyện, xã, VNPT có được tiềm lực và với đội ngũ kỹ sư phần mềm đã sở hữu, quản lý và phát triển công nghệ thông tin của VNPT bao nhiêu năm qua đủ sức triển khai chuyển dịch sang Chính phủ điện tử tới tận chính quyền cấp xã,  người dân.
Ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Bên cạnh đó, hiện nay chúng tôi tập trung phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên các dịch vụ truyền thống như myTV hoặc các dịch vụ giá trị gia tăng mang tính hàm lượng xã hội cao như giáo dục, y tế… Chúng tôi phát triển trên tinh thần hợp tác với các CP (nhà cung cấp nội dung số), nhưng vì khách hàng, chúng tôi sẽ quản lý rất chặt chẽ với CP. Từ cuối năm 2015, các CP khi triển khai dịch vụ không tốt, tự kích hoạt, tự trả tiền thì VNPT đã có biện pháp xử lý chặt chẽ, từ ngưng dịch vụ 1 tuần, 1 tháng tới hủy hợp đồng. Nếu việc ngưng dịch vụ ảnh hưởng tới khách hàng, chúng tôi sẵn sàng xin lỗi khách hành để hướng tới việc cung cấp dịch vụ đàng hoàng, còn hơn cung cấp cho khách hàng thứ dịch vụ mà khách hàng luôn phải kiểm soát túi tiền của mình xem có bị trừ oan hay không.
Trụ cột thứ tư là công nghệ công nghiệp. VNPT đã chuyển hướng sang phát triển công nghệ công nghiệp nghiệp đối với thiết bị đầu cuối. Hiện nay, đối với thiết bị đầu cuối cho băng rộng, VNPT sản xuất 100%. Qua thực tiễn, chúng tôi thấy rằng người Việt Nam đủ sức làm tất cả những việc khi chúng ta có đầu tư một cách nghiêm túc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị này. Vấn đề là phải đầu tư vào khoa học công nghệ, làm thế nào hỗ trợ cho phát triển. Sau này chúng ta còn hướng đầu tư ra quốc tế, VNPT mong muốn song song việc phát triển dịch vụ ra quốc tế, đi kèm là chuyển giao công nghệ cho đối tác, đảm bảo tính bền vững trong hợp tác.
* Nói đến trụ cột thứ tư - trụ cột mới, thì có một điểm là Việt Nam đang là điểm đến của các hãng công nghệ. Nhiều hãng đã đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và tới đây có thể còn nhiều hơn nữa khi chúng ta gia nhập AEC và TPP… Mình có nghĩ đến hướng hợp tác với họ cung cấp thiết bị không khi mà công nghiệp hỗ trợ của mình kém mà nhu cầu của họ thì lớn?
- Trụ cột thứ tư này có hai ý. Thứ nhất là năng lực người Việt. Người Việt thực sự có năng lực, vấn đề là chúng ta có đầu tư nghiêm túc cho công nghệ hay không và có thực sự nghiêm túc mong muốn triển khai công nghệ hay không?
Trước đây, VNPT đầu tư cho khoa học công nghệ ít, nhưng năm vừa rồi chúng tôi trích quỹ đầu tư gấp 17 lần những năm trước để đầu tư cho khoa học công nghệ, nghiên cứu để phát triển sản phẩm, vì công nghiệp quan trọng nhất là  nghiên cứu ra sản phẩm đó. Mong muốn của VNPT đi theo hướng từ sản xuất thiết bị đầu cuối đi lên công nghệ lõi vì lõi là vấn đề không dễ làm. Cũng có ý kiến rằng xã hội có rồi mình làm nữa làm gì, nhưng nếu không có cái đơn giản để có nền tảng công nghệ thì đến bao giờ ta mới có thể làm được cái phức tạp hơn.
Còn vấn đề triển khai. Qua quá trình dài, khi chúng ta đòi hỏi sự hợp tác, nhưng nếu bàn về hợp tác thì chúng ta có “vốn” gì trong tay để đàm phán? Nếu không có gì thì mình không hợp tác được. Còn khi mình bước tới một bước, đạt tới đủ hàm lượng công nghệ thì mới có lực để đàm phán, mới nói chuyện chuyển giao công nghệ được.
Không thay đổi tư duy, khó tạo ra đột phá
* Để các tập đoàn nhà nước thực sự đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế, theo ông, Chính phủ cần tạo không gian cho các tập đoàn phát triển trong giai đoạn mới như nào?
- Tôi nghĩ nên thay đổi về tư duy quản trị tập đoàn nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước theo quy định vẫn giữ vai trò mũi nhọn, nhưng hãy quản trị nó như quản trị tập đoàn kinh tế tư nhân. Các chỉ tiêu quản trị rõ ràng hơn, và chỉ quản lý dựa trên các tiêu chí đó. Ví dụ, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phải bao nhiêu, tăng trưởng phải bao nhiêu, giống như đại hội cổ đông quyết định các chỉ tiêu ấy. Nhà nước chỉ quản trị mục tiêu và yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật như các thành phần kinh tế khác, chứ không phải cái gì cũng quản chặt nhưng quan trọng nhất là mục tiêu, kết quả lại không quản. Dựa trên mục tiêu đó, doanh nghiệp tự xây dựng cơ chế vận hành và tuân thủ tất cả các quy định.
* Như vậy, cần có sự phá rào lề thói cũ, thưa ông?
- Phải thay đổi tư duy về quản lý quản trị. Tôi ủng hộ quan điểm, hiện nay chủ trương cổ phần hóa, nhưng nếu Nhà nước giữ cổ phần hơn 50% thì vẫn còn rất ràng buộc, khó tạo sự đột phá. Chẳng hạn, hiện nay tái cơ cấu doanh nghiệp đang quá quan tâm thoái vốn mà không đặt ra mục tiêu quản trị cho các doanh nghiệp này, dẫn đến tái cơ cấu xong rồi nhưng không thấy đột phá. 
*Xin cám ơn ông.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Đọc thêm

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…