Phải “níu” nông dân ở lại với ruộng đồng

Cần nhiều chính sách để người nông dân yên tâm với đồng ruộng
Cần nhiều chính sách để người nông dân yên tâm với đồng ruộng
(PLO) - Dù có nhiều chính sách, quy hoạch nhưng đến năm 2015, quy mô bỏ ruộng vẫn ngày một tăng. Tình trạng “nông dân bỏ ruộng” được các chuyên gia tại “Hội thảo quốc gia về đất Việt Nam: hiện trạng sử dụng và thách thức” do Hội Khoa học Đất Việt Nam tổ chức cuối tuần qua đánh giá là “vấn đề lớn chứ không còn nhỏ nữa” vì tạo ra sức ép cho an ninh lương thực quốc gia và sự ổn định của cộng đồng dân cư.
Nông dân “chê” ruộng vì “làm không đủ ăn”
Khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2013 cho thấy, năm 2012-2013 cả nước có 42.785 hộ thuộc 25 tỉnh, thành trên cả nước bỏ 6.882ha không canh tác, trong đó 3.407 hộ trả ruộng. Tính trong 10 năm (2004-2014), diện tích lúa mùa cả nước giảm 3,64% (tương ứng 74.100ha), riêng ở “vựa lúa” Thái Bình giảm 3.100ha. Và dù có nhiều chính sách, quy hoạch nhưng đến năm 2015, quy mô bỏ ruộng vẫn ngày một tăng, kể cả ở các TP lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.
Nguyên nhân chính là do nông dân có xu hướng ly nông ngay cả khi sống cùng đồng ruộng dưới các hình thức bỏ vụ, bỏ ruộng hoang, thậm chí trả ruộng (trả quyền sử dụng đất). Theo TS Phạm Duy Nghĩa, đó là biểu hiện của nguy cơ nông dân chán ruộng, chán thôn quê và dần mất ruộng. Sâu xa hơn, TS Phạm Sỹ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhìn nhận, nguyên nhân nông dân bỏ ruộng chính là từ hiệu quả canh tác kém và tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. 
Ước tính từ năm 2010 đến nay, khoảng 500.000ha đất trồng lúa 2 vụ và độ phì nhiêu cao, dễ đi lại và gần những nơi tập trung đông dân cư đã bị giảm. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2000-2007, đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp trung bình hàng năm là 1% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, nông dân phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí cho quá trình sản xuất nhưng thu nhập thực tế rất thấp. Nghiên cứu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long của TS Phạm Bảo Dương (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) từ năm 2009 đã chỉ ra mức thu nhập từ lúa rất thấp, đa số các hộ nghèo ở vùng sản xuất độc canh cây lúa, thu nhập của nông dân phụ thuộc chính vào lúa không đảm bảo được cuộc sống nên phải bỏ ruộng.
Thực trạng này đến nay vẫn không có nhiều chuyển biến, nhất là khi câu chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn được đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT, Bộ trưởng Công Thương mỗi kỳ họp của Quốc hội. Bên cạnh đó là những khoản thu theo luật và “ngoài luật” như xảy ra ở Hà Tĩnh vừa qua khiến người nông dân không đủ sức “bám ruộng” trước nhu cầu mưu sinh…
Cần “bà đỡ” Nhà nước
Hậu quả của tình trạng nông dân bỏ ruộng dưới cái nhìn của chuyên gia thì không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đời sống xã hội mà còn khiến đất đai màu mỡ bị hoang hóa trong khi nhu cầu lương thực vẫn có xu hướng tăng nhanh trước sức ép của sự gia tăng dân số. 
Ông Vũ Năng Dũng, Hội Khoa học Đất Việt Nam cho biết, mục tiêu chiến lược trong sử dụng đất ở nước ta trong tương lai là “đã và đang ngăn chặn việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa”. 
Vì vậy, trước tình trạng “nông dân bỏ ruộng”, Bộ NN&PTNT đã phải có Công văn 2491 gửi các Sở NN&PTNT nêu rõ: “Trong thời gian gần đây, nông dân nhiều nơi đã bỏ ruộng và trả ruộng, ngay cả ở những địa phương có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp. Vấn đề trên đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và tâm lý người dân ở khu vực nông thôn, gây lãng phí trong việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp. Đây là vấn đề cần khẩn trương xem xét, nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ các chính sách và giải pháp khắc phục trong dịp sơ kết Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tam nông”.
Để giữ người nông dân lại với đồng ruộng, nhất là ở những vùng chuyên canh lúa như Thái Bình, “chính sách hỗ trợ của Nhà nước hỗ trợ bù đắp thu nhập cho các hộ sản xuất lúa trong các vùng quy hoạch trồng lúa chuyên canh sẽ đóng một vai trò quan trọng” -  TS Phạm Bảo Dương nhận định. Trong đó, quản lý thị trường vật tư nông nghiệp để giảm thiểu chi phí đầu vào cho người sản xuất lúa; có chính sách đảm bảo “đầu ra” ổn định cho cây lúa để người nông dân yên tâm với đồng ruộng. 

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.