Phải có "giấy phép" mới được kết hôn có yếu tố nước ngoài?

Sau loạt bài phản ánh thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thất – Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp về những giải pháp hạn chế những bi kịch kiểu này trong thời gian tới.

[links()]Sau loạt bài phản ánh thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thất – Vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp về những giải pháp hạn chế những bi kịch kiểu này trong thời gian tới. Ông Thất cho biết:

- Qua theo dõi chúng tôi thấy trong đăng ký kết hôn (ĐKKH) có yếu tố nước ngoài thì bất cập chủ yếu xảy ra giữa phụ nữ Việt Nam kết hôn với nam giới Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, để lại nhiều hậu quả rất đau lòng như hàng loạt vụ việc vừa qua tại Hàn Quốc. Trong những năm qua, áp dụng Nghị định 69 sửa đổi, bổ sung Nghị định 68, việc ĐKKH ở trong nước nói chung là rất chặt chẽ, loại bỏ nhiều trường hợp kết hôn không lành mạnh, không phù hợp với phong tục tập quán…

Phải có "giấy phép" mới được kết hôn có yếu tố nước ngoài? ảnh 1
 

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là khi mình thắt chặt thủ tục ĐKKH ở trong nước thì đương sự chuyển sang ĐKKH ở nước ngoài. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, thủ tục rất đơn giản là phụ nữ Việt Nam chỉ cần gửi giấy tờ tùy thân sang Hàn Quốc để người đàn ông ĐKKH vắng mặt, trong khi chưa hiểu biết gì về chồng, nhân thân của người chồng, hoàn cảnh gia đình nhà chồng, càng không biết gì về pháp luật, phong tục tập quán, văn hóa của đất nước người chồng tương lai sinh sống.

Phỏng vấn – chuyển sang tiền kiểm

- Dư luận cho rằng mặc dù đã siết chặt thủ tục ĐKKH trong nước nhưng khâu phỏng vấn lại rất lỏng lẻo, đúng không thưa ông?

- Về thủ tục phỏng vấn, quy định pháp luật không hề bất cập mà bất cập do trình độ của cán bộ làm công tác hộ tịch, nhất là ở địa phương. Việc phỏng vấn hiện vẫn được hầu hết các nước áp dụng, không chỉ hộ tịch, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác. Cán bộ phỏng vấn của họ có quyền đề xuất cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết hay không. Và một điều quan trọng là trong trường hợp không đồng ý giải quyết cũng không bắt buộc cán bộ phỏng vấn phải trả lời nguyên nhân cho đương sự sau phỏng vấn. Tất nhiên, các nước có điều kiện, cán bộ có trình độ, thi hành công vụ một cách nghiêm túc, không hạch sách này khác, đồng lương, chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Theo tôi, việc phỏng vấn là cần thiết nhưng để thực hiện nó thì đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, phải công tâm, vô tư, khách quan… Nếu cán bộ không có trình độ dẫn đến máy móc, hỏi mà không biết mục đích, không biết đương sự trả lời đúng hay sai vì phỏng vấn người nước ngoài phải thông qua phiên dịch; nếu không công tâm dễ dẫn đến tiêu cực. Nhiều địa phương yêu cầu Bộ hướng dẫn nội dung, câu hỏi phỏng vấn, thậm chí có đáp án nhưng điều đó là không tưởng, cứng nhắc.

- Theo ông phải sửa đổi như thế nào?

- Việc phỏng vấn vẫn phải áp dụng vì phù hợp với xu thế chung, hơn nữa chỉ căn cứ trên giấy tờ thì không thể đánh giá được một cách thực sự quan hệ hôn nhân thực tế. Nhưng đối với trường hợp ĐKKH ở Hàn Quốc mà một bên vắng mặt như tôi vừa nêu trên thì quy định hiện tại là sau khi ĐKKH tại Hàn Quốc, đương sự chuyển giấy tờ về Việt Nam để trong nước làm thủ tục phỏng vấn rồi mới công nhận, ghi chú. Như vậy là làm sau, là hậu kiểm. Gặp trường hợp không công nhận sẽ dẫn đến những điểm bất hợp lý về mặt đối ngoại, về tình trạng pháp lý của người phụ nữ.

Vì thế, dự kiến sẽ chuyển phỏng vấn lên trước, tức là trước khi công dân Việt Nam ở trong nước muốn ĐKKH với người nước ngoài, cụ thể như Hàn Quốc thì phải làm thủ tục phỏng vấn tại Việt Nam, được đánh giá là cuộc hôn nhân hoàn toàn lành mạnh, hợp pháp rồi Sở Tư pháp mới cấp giấy xác nhận chuyển sang nước ngoài.

- Việc cấp giấy xác nhận này có “đẻ” thêm thủ tục nào nữa không?

-  Đây chỉ là chuyển thủ tục phỏng vấn sau lên trước, từ hậu kiểm sang tiền kiểm, chứ hoàn toàn không thêm bớt một thủ tục nào cả!

Sẽ quy định mức phí rõ ràng

- Đặt ra thủ tục, xác định được thủ tục là đúng thì chúng ta phải tổ chức thực hiện. Nhưng chung quy vẫn lại quay về câu chuyện kinh phí?

-  Đúng vậy! Muốn thực hiện tốt thủ tục, đòi hỏi chúng ta đầu tư cán bộ thực hiện, thiếu phải bổ sung, yếu phải đào tạo, bồi dưỡng và đầu tư điều kiện, phương tiện làm việc. Tuy nhiên, tôi cho rằng có những lĩnh vực Nhà nước có trách nhiệm thực hiện cho dân (không thu tiền), song có lĩnh vực như kết hôn chẳng hạn thì Nhà nước phải thu tiền, Nhà nước không thể đầu tư bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí… để “kết duyên” cho cá nhân (thuộc về dân sự) mà không thu bất cứ một khoản nào.

- Mức phí giải quyết ĐKKH có yếu tố nước ngoài ở mỗi tỉnh hiện nay là khác nhau. Nên chăng cần có hướng dẫn thống nhất từ Trung ương?

- Đúng là địa phương phản ánh rất nhiều về vấn đề này nên tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Tài chính để thống nhất quan điểm. Theo đó, sẽ nghiên cứu xây dựng chế độ tài chính rõ ràng, cụ thể là được thu khoản gì, bao nhiêu là phù hợp, ai đóng…

Tránh chuyện “nông dân trở thành giám đốc nông trường”

- Đấy chỉ là cải cách về thủ tục nhưng điều quan trọng hơn là đã có giải pháp nào được tính toán để những việc đau lòng không còn xảy ra, thưa ông?

-  Trong quá trình sửa đổi Nghị định 68, Nghị định 69, chúng tôi thấy rằng bước vào cuộc sống hôn nhân thì về phía phụ nữ Việt Nam (kể cả nam giới nước ngoài) phải được tư vấn đầy đủ, được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật hôn nhân gia đình, phong tục tập quán, văn hóa của nước mà người chồng tương lai của mình sinh sống, tránh tình trạng anh chồng là nông dân nhưng sang Việt Nam được giới thiệu là giám đốc nông trường.

Cụ thể là củng cố các trung tâm tư vấn và hỗ trợ kết hôn của Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành hiện đang hoạt động èo uột, trao cho các trung tâm một địa vị pháp lý, thẩm quyền rõ ràng hơn. Dự kiến, sẽ yêu cầu tất cả các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài đều phải qua Trung tâm này. Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ sẽ tạo được bước chuyển mình mạnh mẽ, người phụ nữ không còn rơi vào tình trạng “nhắm mắt kết hôn”.

- Theo ông, liệu ngành Tư pháp sẽ “gánh vác” được tới đâu?

- Sửa đổi Nghị định 68 và 69 hay xây dựng Luật Hộ tịch mà chúng tôi được giao chủ trì rõ ràng chỉ là “phần ngọn” của vấn đề. Trong khi cái gốc là những vấn đề xã hội khác như công ăn việc làm, được học hành, có thu nhập, nhất là các cô gái ở đồng bằng sông Cửu Long, nếu cuộc sống không quá khó khăn chắc họ đâu cần xuất ngoại để đổi đời. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của các Bộ ngành liên quan, các cấp chính quyền…

- Xin cảm ơn ông!

Hoàng Thư (thực hiện)

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).