Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: “Đừng nghĩ rừng nhận được công ơn của con người mà đây là quá trình tương tác!”

Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng TCLN khẳng định: Bảo vệ và phát triển rừng chính là tương tác giữa rừng cây và con người.
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng TCLN khẳng định: Bảo vệ và phát triển rừng chính là tương tác giữa rừng cây và con người.
(PLVN) - Năm nay,  Bộ NN&PTNT sẽ phát động Tết trồng cây tại Quảng Bình vào ngày 7 Tết Tân Sửu (tức 18/2). Xung quanh câu chuyện bào vệ và phát triển rừng, ngay trong những ngày đầu Xuân năm mới, PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), Bộ NN&PTNT. 

* Thưa ông, tại Hội nghị Tổng kết ngành Lâm nghiệp hồi cuối năm 2020. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo ngành Lâm nghiệp “bảo vệ rừng, không được để rừng đóng băng”, TCLN đã  triển khai chỉ đạo này của Bộ trưởng  như thế nào?

Việc này đã được suy nghĩ từ lâu, đã thể hiện trong các chiến lược, trong các chương trình phát triển của ngành Lâm ngiệp dưới sự chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo cũng như thế hệ những người làm lâm nghiệp.

Ý đó thể hiện: Thứ nhất, chúng ta bảo vệ rừng là để rừng phát huy các chức năng có lợi của nó về các mặt, trong đó có môi trường, xã hội và kinh tế; Thứ hai, chúng ta gắn bảo vệ rừng với cải thiện cuộc sống và thu nhập cho người dân. Bảo vệ rừng ở đây chính là bảo vệ nguồn sống, bảo vệ một nhân tố môi trường quan trọng, cho nên nhìn tới rừng không phải là rừng nhận được công ơn của con người mà đây là quá trình sự tương tác qua lại. Vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn sống, bảo vệ lợi ích, thịnh vượng của chính chúng ta…

Triển khai ý đó, có mấy hướng: Thứ nhất, bảo vệ một nhân tố môi trường nhưng lại đem lại lợi ích vế kinh tế bằng cách tạo ra những giá trị môi trường mà thực tế hiện nay đã được chi trả như được chi trả như chi trả cho dịch vụ thủy văn rừng, chi trả cho dịch vụ giảm phát thải và hấp thụ CO2 của rừng;

Thứ hai, khai thác các giá trị môi trường rừng. Chẳng hạn như giá trị môi trường rừng để làm du lịch (du lịch trải nghiệm, du lịch có trách nhiệm…) cũng là cái tạo ra thu nhập, nhưng trên cơ sở phải bảo vệ nền tảng cho du lịch  đó, chính là rừng. Thứ ba, bảo vệ rừng nhưng cũng có thể khai thác những giá trị lâm sản ngoài gỗ của rừng, chẳng hạn như sâm ngọc linh, các loại sa nhân, song mây trong rừng… Những giá trị lâm sản này là rất lớn (chỉ riêng song mây xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm…)

Thứ tư, bảo vệ rừng để tạo thu nhập từ chính rừng trồng và rừng sản xuất (rừng trồng và rừng sản xuất cung cấp đến 80% nguyên  liệu cho xuất khẩu, đóng góp vào thành tựu 13,22 tỷ USD xuất khẩu năm 2020…). Tóm lại, đó chính là tương tác giữa rừng cây và con người. Bảo vệ rừng nhưng gắn với bảo vệ cuộc sống, tạo thu nhập phát triển kinh tế…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham gia trồng cây Xuân Canh Tý 2020 tại Yên Bái (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham gia trồng cây Xuân Canh Tý 2020 tại Yên Bái (Ảnh: TTXVN)

* Để triển khai những việc như vậy đòi hỏi phải có kinh phí. Nhưng trong một báo cáo mới đây của TCLN có nói rằng trong tổng kinh phí huy động để thực hiện phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 thì vốn ngân sách nhà nước chỉ chiểm 17,4% tổng kinh phí. Vậy kinh phí để phát triển lâm nghiệp sẽ được lấy từ đâu?

Kinh phí không hẳn là một vấn đề lớn. Kinh phí từ nguồn sự nghiệp nhà nước trên 95% đã được giải ngân, chỉ có nguồn đầu tư thì hơi thấp (tối thiểu là 48%). 

Nguồn kinh phí ở đây phải hiểu là, đối với rừng sản xuất, kinh phí không phải là vấn đề vì đây là cái đã được xã hội hóa rất nhanh, rất mạnh và đã nằm trong chuỗi liên kết. Tức là, rừng trồng là rừng sản xuất thì việc đầu tư, bảo vệ phát triển rừng, kinh doanh rừng…, đó là quyền của chủ rừng, người ta đã có sổ đỏ gắn  với doanh, gắn với những người tiêu thụ.

Cho nên kinh phí ở chỗ đó là kinh phí do các thành viên tham gia vào chuỗi đó tự quyết định mà nhà nước chỉ hỗ trợ một phần mang tính thúc đẩy quá trình xã hội hóa và duy trì chuỗi cho tốt…

Khai thác sâm Ngọc Linh.
Khai thác sâm Ngọc Linh.

Kinh phí báo cáo muốn nói là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Và kinh phí ở đây là đối vời rừng thuộc quyền sử hữu toàn dân do nhà nước là chủ sở hữu. Nội dung này đã được đưa vào Luật Lâm nghiệp, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm đẩu tư kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện nay, TCLN đang xây dựng Nghị định tổng thể về đầu tư bảo vệ phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có 1 nghị định về tổng thể  tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động khai thác trong lĩnh vực lâm nghiệp. Nghị định này sẽ là bản thiết kế ban đầu để góp phần vào việc giải quyết kinh phí cho  bảo vệ và phát triển rừng. 

Nhưng tóm lại, bài toán giải quyết kinh phí không hẳn là nhìn vào kinh phí của nhà nước mà nhìn vào kinh phí trong nhân dân, trong chủ chủ rừng, trong doanh nghiệp và một phần nữa là từ nguồn từ hợp tác quốc tế cũng rất  lớn.

Mặt khác, có thể lấy từ các nguồn thu nhập khác từ rừng “đập” vào để bảo vệ và phát triển rừng như như 2.600 tỷ đồng năm 2020 thu từ dịch vụ thủy văn hay các nguồn bán CO2 từ rừng… Để nhận được nguồn kinh phí này thì có khống chế, tức là phải tạo ra kết quả tốt thì mới được nhận kinh phí, trong đó có một phần thù lao, một phần tái đầu tư cho bảo vệ phát triển rừng. 

* Nếu như kinh phí không phải là vấn đề lớn thì vấn đề lớn, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng là gì, thưa ông? 

Thứ nhất, lâm nghiệp thường ở những nơi có nhiều khó khăn, có nền tảng phát triển thấp. Đó là vùng núi, hải đảo, ven biển… Vùng núi thì đất dốc, đầu nguồn, mưa lớn, nguy cơ thiên tai. Vùng ven biển là biến đổi khí hậu; 13 triệu đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng này. Cùng với đó, nền tảng cơ sở hạ tầng ở các vùng này không bằng các vùng khác, bối cảnh biến đổi khí cộng hưởng lại thì đây là khó khăn, thách thức.

Thứ hai, để phát triển rừng đòi hỏi quá trình lâu dài. Đơn cử, để có được sản phẩm đưa vào chuỗi sản phẩm gỗ ra toàn cầu, nhanh như cây keo, cây bạch đàn cũng phải mất 6-7 năm, nhiều loại khác nếu chúng ta phát triển bằng cây bản địa cũng phải 10- 15 năm, thậm chí còn hơn. Đó là cả một quá trình rất dài.

Quá trình dài như vậy đặt ra bài toán đầu tư, bài toán kinh phí sử dụng đất (SDĐ). Có thể có những tranh chấp về lựa chọn SDĐ. Để lựa chọn SDĐ là đất rừng, là kinh doanh theo hướng phát triển rừng để có được môi trường tốt, có được tác động cho mọi  người cùng hưởng, thì người SDĐ cũng phải cân nhắc rất kỹ. Nếu hiệu quả kinh tế không bằng loại hình khác thì người ta sẵn sàng SDĐ vào mục đích khá có lợi hơn. Do vậy, phải có chính sách, phải tính toán kinh phí như thế nào để người ta lựa chọn kinh doanh rừng theo hướng chu kỳ dài. Đó là bài toán cho cả người dân và Nhà nước.

Tết năm nay, lần đầu tiên Vườn Quốc gia Cục Phương tổ chức “Hội xuân Cúc Phương – Thêm xanh cho cánh rừng già”.
 Tết năm nay, lần đầu tiên Vườn Quốc gia Cục Phương tổ chức “Hội xuân Cúc Phương – Thêm xanh cho cánh rừng già”.

* Quay trở lại Nghị định mà TCLN đang soạn thảo như ông vừa nói ở trên. Ông có nói đây là lần đầu tiên có một Nghị định như thế. Vì sao như vậy, thưa ông?

Thực ra, trước đây những nội dung này được quy định trong 68 văn bản khác nhau, bây giờ thống nhất trong một văn bản. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn thiện đề cương. Từ việc hoàn thiện đề cương này sẽ phải đánh giá tác động của chính sách hiện có, đánh giá độ thiếu hụt của chính sách hiện có, nhu cầu của những chính sách mới để phù hợp với thực tiễn, để từ đó đưa vào dự thảo đầu tiên của Nghị định.

Tiếp theo, triển khai theo quy trình xây dựng gồm nhiều bước, trong đó sẽ thu thập thông tin, tổ chức diễn đàn hội thảo, lấy ý kiến các bộ ngành, tổ chức, cả nhân,  trình Bộ Tư pháp thẩm định.

Theo Văn bản của Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT sẽ phải trình dự thảo Nghị định này vào cuối quý III năm 2021, tức là khoảng tháng 9- 10 năm 2021. Dự kiến Chính phủ sẽ ban hành trong năm 2021 để có hiệu lực thi hành từ năm 2022…

* Xin trân trọng cám ơn ông!

Đọc thêm

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...