Ô nhiễm tiếng ồn đô thị - vấn đề chưa được quan tâm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Có một điểm chung tại các đô thị Việt Nam với các đô thị trên thế giới là vấn đề ô nhiễm tiếng ồn gần như không được quan tâm đúng tầm, so với những vấn đề nhức nhối khác như ô nhiễm khói bụi, sự xuống cấp của cảnh quan…

Hiểm họa khôn lường từ tiếng ồn

Tiếng ồn thường bị xem là khó chịu, nhưng tác hại của nó tới sức khỏe dân cư, nền kinh tế và văn hóa… lại không hề dễ nhận diện. Bởi thế, người dân đô thị dễ dàng chấp nhận tiếng ồn như một điều bình thường trong cuộc sống thường nhật. Thậm chí tiếng ồn được coi là một đặc trưng của đời sống đô thị.

Tiếng ồn đô thị đến từ nhiều nguồn, phổ biến nhất là do động cơ xe cộ và công trình xây dựng, ít thường xuyên hơn là âm thanh từ loa đài. Bởi tính chất thường nhật, gần như khó tránh, tiếng ồn thường xuyên này khi nghe quá nhiều, đều đặn, dần dần khiến mọi người quen thuộc, dù tiếng ồn và độ rung vượt quá ngưỡng quy định khi đo.

Thậm chí, vào khoảng thời gian nghỉ ngơi, người dân đô thị có thể phải chịu đựng thêm một loạt các tiếng ồn từ loa đài do vặn âm lượng quá cỡ khi xem TV, nghe nhạc, karaoke… Tuy nhiên, tất cả các tiếng ồn ấy quen thuộc tới mức chúng ta không hề cảm nhận được những tác hại cho sức khỏe từ ô nhiễm tiếng ồn cũng không hề kém cạnh so với ô nhiễm không khí hay dịch bệnh.

Là chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn lên sức khỏe con người, Tiến sĩ người Mỹ Mathias Basner cho biết, vì tiếng ồn, hơn 50% người trưởng thành Hoa Kỳ bị mất thính lực tần số cao và có 1,6 tỷ người bị mất thính lực trên toàn thế giới. Không dừng ở đó, chứng ù tai do tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, những người bị ù tai khó vào giấc hơn, thời gian ngủ ít hơn, ngủ không sâu… dần dần dẫn đến cơ thể bị suy nhược. Sự suy giảm thính giác còn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp, con người sẽ không thể biết lắng nghe nếu tai họ không thể nghe rõ điều người khác nói, dẫn đến sự hiểu nhầm, tách biệt… Nguy hại hơn cả là ảnh hưởng đến năng lực tiếp nhận và học hành.

Như vậy, hệ luỵ lâu dài của tiếng ồn đối với đô thị chính là làm suy giảm và nhận thức sức khoẻ của cư dân – nguồn lực chủ đạo tạo ra sự tăng trưởng. Đó cũng là mối đe dọa lớn đến tương lai của trẻ nhỏ, khi những đứa trẻ với hệ thống thần kinh và thính giác non nớt lại thường xuyên bị người lớn vô ý gây tiếng ồn làm tổn thương đôi tai.

Tiến sĩ Mathias Basner.

Tiến sĩ Mathias Basner.

Từ nhận thức đến hành động, từ trung ương tới địa phương

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng, đơn vị truyền thông, báo đài đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn như một “mối đe dọa xã hội”.

Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã quy định: “Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh”. Bản quy định về mức tiếng ồn trong khu dân cư cũng được quy định rõ ràng. Quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trong khu dân cư số 26:2010/BTNMT quy định rõ tại khu vực dân cư thông thường, người dân không được gây ồn >70 dB trong khung giờ từ 6h đến 21h, và >50 dB trong khung giờ từ 21h đến 6h. Tuy nhiên, từ quy định và mong muốn của những nhà hoạch định chính sách tới hành động thực tế còn là một chặng đường dài.

Có thể thấy, nếu người dân đô thị ai cũng gây ra tiếng ồn theo sở thích cá nhân của mình thì tiếng ồn sẽ cộng hưởng với nhau tạo ra một không gian phá hủy thính giác, trở thành một “cơn ác mộng đô thị” tương tự như các vấn đề chất thải và tệ nạn… Hơn nữa, trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng lan rộng, khu dân cư tại nông thôn giờ đây cũng dần trở nên chật chội hơn. Vậy nên, có lẽ đã đến lúc cần phải đẩy mạnh các biện pháp quản lý tiếng ồn một cách nghiêm ngặt hơn, cũng như các công tác quản lý môi trường, y tế cộng đồng và an ninh khu vực.

Để làm được điều này, việc giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức để thay đổi thói quen cho người dân rất quan trọng, sâu rộng hơn là thay đổi cả văn hoá sống của họ thông qua những bài giảng, tập huấn và cả những quy định mang tính bắt buộc tại các khu dân cư. Quan trọng hơn nữa, chính các cán bộ địa phương cũng cần phải ý thức được tiếng ồn là một mối đe dọa đến cộng đồng chứ không phải là thói quen thường nhật. Từ nhận thức đúng đắn đến hành động quyết liệt, lực lượng chức năng với vai trò thực thi pháp luật cần tăng cường xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, góp phần tạo ra một môi trường trong lành, thân thiện hơn với người dân đô thị.

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.