Nước Mỹ 'lên gân' sức mạnh quân sự

Quân đội Mỹ  hiện có khoảng 1,3 triệu binh sĩ, gần 1.000 căn cứ quân sự trên toàn thế giới với ngân sách quốc phòng hàng năm hơn 600 tỷ USD
Quân đội Mỹ hiện có khoảng 1,3 triệu binh sĩ, gần 1.000 căn cứ quân sự trên toàn thế giới với ngân sách quốc phòng hàng năm hơn 600 tỷ USD
(PLO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý cả ở trong và ngoài nước Mỹ khi mới đây ông tuyên bố sẽ tăng cường một khoản ngân sách khổng lồ để thực hiện chiến dịch củng cố sức mạnh quân sự lớn nhất lịch sử nước Mỹ. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, việc tăng chi tiêu quốc phòng sẽ khiến ngân sách của Mỹ gặp khó khăn.

Tăng mạnh ngân sách quốc phòng

Ngày 27/2/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cam kết sẽ tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Phát biểu trong buổi tiếp thống đốc các bang tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nêu rõ khoản tăng ngân sách quốc phòng này là một trong những bước đi hiện thực hóa cam kết của ông về đảm bảo an toàn cho người dân Mỹ. Cam kết này bao gồm chi tiêu quốc phòng của Mỹ sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump có kế hoạch dành thêm 54 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng, tương đương mức tăng 10%. 

Cam kết trên của Tổng thống Trump được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo này tuyên bố sẽ yêu cầu chi ngân sách khổng lồ cho “một trong những động thái tăng cường quân sự lớn nhất lịch sử nước Mỹ”. Theo vị chủ nhân Nhà Trắng, ông sẽ hướng tới việc củng cố năng lực phòng thủ và tấn công của quân đội Mỹ, với một đề xuất chi tiêu sẽ khiến cho nền quốc phòng của nước này trở nên “lớn hơn, tốt hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết”. Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh rằng “đó sẽ là sự tăng cường quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”.

Theo Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng, kế hoạch chi tiết về tăng ngân sách quốc phòng sẽ được công bố vào giữa tháng 3 tới và được đưa ra xem xét tại Quốc hội Mỹ.

Trình kế hoạch đánh bại IS

Cùng ngày 27/2, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Jeff Davis cho biết Lầu Năm Góc sẽ trình lên Nhà Trắng bản kế hoạch đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis sẽ thông báo nhanh về kế hoạch này với các quan chức cấp cao trong chính quyền vào chiều cùng ngày. 

Theo ông Davis, bản kế hoạch trên là khuôn khổ cho một kế hoạch lớn hơn và nhằm vào lực lượng IS trên toàn thế giới, chứ không chỉ ở Iraq và Syria, sẽ định rõ nội hàm của khái niệm đánh bại IS và sẽ nhanh chóng đánh bại nhóm chiến binh này. 

Giới quan sát nhận định việc xem xét lại chiến lược của Mỹ diễn ra vào thời điểm quyết định trong bối cảnh liên minh do Mỹ đứng đầu đang nỗ lực đánh bại IS ở cả Iraq và Syria, đồng thời có thể dẫn đến việc nới lỏng một số hạn chế về chính sách được đưa ra từ thời chính quyền của Tổng thống Barack Obama, ví dụ như hạn chế số lượng binh sĩ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố việc đánh bại “các nhóm Hồi giáo cực đoan” nằm trong số những mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. 

Trước đó, ngày 28/1, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp, yêu cầu giới tướng lĩnh quân đội nước này trong vòng 30 ngày phải trình kế hoạch đánh bại IS. Văn bản này, kêu gọi xây dựng “một chiến lược toàn diện và các kế hoạch cụ thể để đánh bại IS”, được giới quan sát đánh giá có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ điều thêm các lực lượng và khí tài quân sự Mỹ tới Iraq và Syria. 

Không dễ dàng

Cam kết tăng mạnh ngân sách quốc phòng của Tổng thống Donald Trump được đưa ra trong bối cảnh nhiều quan chức quốc phòng Mỹ thời gian vừa qua không ngớt than phiền về sự thiếu hụt cả về mặt nhân lực và thiết bị, đồng thời cho rằng sự thiếu hụt đó đã gây ra mối đe dọa đối với tinh thần của các binh sĩ Mỹ.

Trên thực tế, hồi tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã ký sắc lệnh tái thiết quân đội, khởi động quá trình mà ông đánh giá là “tái thiết vĩ đại” các lực lượng vũ trang. Theo sắc lệnh này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ được cấp ngân sách để mua sắm các máy bay, tàu hải quân mới và các nguồn lực khác. 

Trước đó, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump đã cam kết nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh đồng thời tăng cường ngân sách quốc phòng của nước Mỹ. Cụ thể, khi đó ông Trump từng đề xuất tăng cường sức mạnh quân sự trên quy mô lớn, bao gồm việc tăng quân với lực lượng lục quân thường trực khoảng 540.000 binh sĩ, lực lượng không quân có ít nhất 1.200 máy bay chiến đấu, tăng số lượng tàu chiến của Hải quân Mỹ từ 274 tàu lên 350 tàu. Trong thời gian gần đây, Tổng thống Trump cũng nhắc lại ý định tăng cường nhân lực cho quân đội Mỹ và mở rộng các phi đội máy bay và hạm đội tàu chiến.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trong nhiều thập kỷ qua, quân đội Mỹ vẫn sở hữu lực lượng quân sự mạnh mẽ và tốn kém nhất thế giới. Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 1,3 triệu binh sĩ, đồng thời duy trì gần 1.000 căn cứ quân sự trên toàn thế giới với ngân sách quốc phòng hàng năm lên tới hơn 600 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính quyền mới của Mỹ cam kết sẽ cắt giảm thuế cho người dân, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng, việc tăng chi tiêu quốc phòng, đầu tư mạnh hơn cho quân đội của Tổng thống Trump sẽ khiến ngân sách của Mỹ gặp khó khăn. 

Ngoài ra, một vấn đề băn khoăn khác là liệu Tổng thống Mỹ sẽ lấy nguồn tiền ở đâu để thực hiện cuộc cải cách toàn diện năng lực của quân đội. Giải đáp cho băn khoăn này, ngày 27/2, các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, kế hoạch cấp thêm ngân quỹ cho Lầu Năm Góc của chính quyền Tổng thống Trump để nâng cấp phi đội máy bay quân sự, đóng tàu, cũng như tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các tuyến hàng hải then chốt hoặc các “điểm nóng” quốc tế, như Eo biển Hormuz, Biển Đông.

Kế hoạch này sẽ được thực hiện thông qua việc cắt giảm nguồn tài chính chi cho các hoạt động của Bộ Ngoại giao, Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) và một số chương trình phi quốc phòng khác. Trong đó, đáng chú ý, để tăng chi tiêu cho quốc phòng, ngân sách của Bộ Ngoại giao có thể sẽ bị cắt giảm tới 30%, buộc Bộ này phải tính đến các biện pháp tái cơ cấu và giảm chương trình hoạt động. 

Sau khi chính thức nhậm chức, Tổng thống Trump từng cam kết sẽ tạo ra một “kỷ nguyên mới” trong cuộc chiến chống tội phạm và mối đe dọa khủng bố. Chính vì vậy, kế hoạch củng cố sức mạnh quân đội mà ông Trump mới đưa ra được cho là nhằm thực hiện tham vọng “quét sạch” khủng bố, đặc biệt là tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế chưa thực sự khởi sắc, sẽ không dễ dàng để Tổng thống Trump có được sự đồng thuận tại Quốc hội Mỹ về kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự lớn nhất lịch sử “Xứ cờ hoa”. 

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.