Nữ sinh viên bán gà bị sát hại: Công an Điện Biên có chậm trễ?

Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên
Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên
(PLVN) - Ba mươi Tết, một gia đình mất con báo công an. Gần 3 ngày sau, khi vật chứng được tìm thấy và thi thể nạn nhân được người dân phát hiện, trình báo. Sau đó không lâu, Công an Điện Biên phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an)  lần lượt truy bắt được các nghi phạm. Bên cạnh số đông ý kiến ngợi ca chiến công của lực lượng chức năng thì có một số ý kiến cho rằng sự "vào cuộc" của công an là chậm trễ...

Ghi nhận Công an Việt Nam đã phá án, tuy nhiên, trang Facebook có tên Rosie Đặng chia sẻ một bài viết dài nêu suy nghĩ về vụ việc:

"1. Có thể cứu được em Duyên sớm hơn từ sau khi người nhà trình báo em mất tích. Ở bên Mỹ có một bộ phận gọi là "Criminal Minds"- chuyên phân tích tâm lý tội phạm. Thường nhiệm vụ của tổ chuyên án này đấy là khi nhận được điện thoại thông báo về những trường hợp mất tích hoặc có khả năng xảy ra nguy hiểm... thì họ sẽ ngay lập tức bắt tay vào khoanh vùng và truy lùng dấu vết.

Các bộ phận bên này khá chuyên nghiệp: Nhân viên truyền thông của cảnh sát sẽ nói chuyện trấn an tinh thần người nhà, hỏi han lấy tất cả các vật dụng, ảnh của nạn nhân. Sau đó tùy vào mức độ của trưởng ban chuyên án, xem khi public thông tin có gây nguy hiểm hay sẽ giúp giải cứu nạn nhân kịp thời dựa trên nhận dạng của chính những người dân xung quanh.

Chuyên viên truyền thông nếu được cho phép của cấp trên sẽ ngay lập tức tổ chức họp báo, kêu gọi mọi người nếu ai nhìn thấy nạn nhân giống như trong hình hoặc có bất kì manh mối gì hãy gọi về số hotline.

Hàng trăm tờ báo + ti vi sẽ đưa tin liên tục. Bản thân tổ chuyên án cũng vẽ ra hồ sơ chân dung tội phạm. Ví dụ vừa vào tù ra tội, có tiền án hay đây là gây án lần đầu, thủ phạm cao bao nhiêu mét, tóc màu gì, béo hay gầy dựa trên phỏng vấn nhanh người dân và khoanh vùng hồ sơ xung quanh khu vực nạn nhân bị mất tích hoặc khu vực liên quan... Chiếc xe nạn nhân đi màu gì rồi ai có biểu hiện bất thường? Tất cả những điều này sẽ nhanh chóng được triển khai.

Mình viết thì dài nhưng họ triển khai chỉ độ 1-2 tiếng nhiều nhất khi nhận được thông báo của gia đình. Do đó mà hầu như người mất tích được tìm thấy được đưa vào viện cấp cứu kịp thời, tạo nên một cái kết có hậu.

Chưa kể mình không biết thế nào nhưng sự huy động người tình nguyện tham gia cùng tìm kiếm tại một thị trấn hoặc thành phố nào đó cực kì phổ biến. Ví dụ trong xóm A em B bị mất tích, ngay lập tức thanh niên trai tráng của xóm A đó sẽ phối hợp cùng với công an để đi tìm em B, đào bới xới lộn tất cả mọi thứ xung quanh, kể cả trong cánh rừng và đường làng.... Tận dụng sức dân là đây chứ đâu hả mọi người!

2. Gia đình nạn nhân:

Ngày hôm qua mình đọc được bài báo mẹ của em Duyên bị hàng xóm xung quanh dè bỉu vì có thông tin là có kẻ tống tiền nhưng mẹ em tiếc tiền không giao ra cho nên con mới bị giết. Thật sự những thông tin đồn thổi như thế này bởi chính hàng xóm láng giềng là quá nhẫn tâm mọi người ạ! Không giúp gì được thì thôi lại còn thêm dầu vào lửa, đồn thổi vô lương tâm, vô đạo đức.

Chưa kể, hôm trước mình đọc trên diễn đàn nhà báo, một bạn xông vào post một link lên rồi phán: Ối giời ơi, các báo đừng vô đạo đức như thế này được không? Con người ta chết rồi mà còn phải đưa tình tiết hãm hiếp vào là thế nào? Thế người sống ở lại thì biết đối mặt với điều tiếng làm sao?

Ô hay bạn ơi, thế không lẽ em bị hiếp rồi giết thì viết là em chỉ bị giết thôi để giảm nhẹ tình tiết, lừa gạt người đọc rồi giảm tội cho bọn thủ ác à? Chưa kể là nạn nhân chết đau đớn như vậy ai nghe cũng thương cảm chứ điều tiếng gì? Trời ơi, nếu ai nhẫn tâm nói về điều tiếng thế này thế khác khi em bị chết như vậy thì quả là lòng dạ độc ác chứ không phải đơn thuần là vô lương tâm đâu.

Cha mẹ em Duyên với nhận thức ở tỉnh miền cao mà đã biết trình báo khi con mất tích 2 tiếng thì chứng tỏ cha mẹ rất thương con. Mình đánh giá cao điều này. Nói thật mọi người còn chưa biết là nhiều nhà thấy con không về cứ tưởng con rẽ qua đi đâu chơi với bạn nữa cơ. Có khi để sau 1 ngày 1 đêm mới đi trình báo.

Chính ở Mỹ, nếu mọi người theo dõi các vụ án có thật được dựng lại thành phim sẽ thấy, trong trường hợp trẻ con mất tích, đôi khi các bậc cha mẹ lại tự hỏi mình: Giờ hàng ngàn người lao vào cánh rừng tìm con mình mà con mình đột nhiên xuất hiện vì đã trốn cha mẹ ở một góc nào đó thì có phải mình sẽ trở thành trò cười hay không? Nhưng thực sự không các mẹ ạ bởi vì cái viễn cảnh ấy sẽ không trở thành hiện thực bởi vì hiện thực tàn nhẫn hơn nhiều nếu chúng ta không nhanh chóng trình báo.

3. Sự ứng phó kịp thời khi xử lý các tình huống liên quan đến mất tích, án mạng

Ở Việt Nam, có lẽ điều này thật sự khó mà ngay chính ở Mỹ cũng khó chứ đâu riêng gì. Nếu mọi người theo dõi phim "Three Billboards Outside Ebbing, Missouri" sẽ thấy hình ảnh người mẹ đi đòi công lý cho con.

Sau vụ con gái bị hiếp rồi giết hại dã man mà mãi cảnh sát chưa tìm ra được hung thủ, người mẹ mạnh mẽ này đã tìm đến cảnh sát trưởng rồi đi thuê tấm bảng billboard vốn dùng cho quảng cáo để ghi những dòng chữ: “Raped while dying” (Bị cưỡng hiếp khi đang hấp hối), “And still no arrests?” (Và đến giờ vẫn chưa ai bị bắt?), “How come, Chief Willoughby?” (Vậy là sao, Cảnh sát trưởng Willoughby?). Tất cả mong nhận được sự chú ý của dư luận để tìm kiếm kẻ sát nhân. Nếu có thời gian mọi người nên xem, vô cùng cảm động!

Tấm lòng cha mẹ bao la, cha mẹ em Duyên đã làm hết sức trong khả năng của mình!

Công an Việt Nam đã phá án là điều đáng  ghi nhận. Nhưng vẫn còn đó từ "giá như": Giá như tìm được em sớm hơn?".

Bài viết của Rosie Đặng nhận khá nhiều like và bình luận. Có cư dân mạng bày tỏ đồng tình với người viết nhưng cũng có những ý kiến ngược lại: "Tớ nghĩ công an đã làm hết khả năng rồi. Và sau khi chuyện kết thúc tớ nghĩ ko có từ giá như ở đây";

"Bé Nhật Linh bị bắt cóc ở Nhật ngày 24/3, tìm thay xác ngày 26/3. Mà mãi tới 14/4 mới bắt được chính xác nghi phạm. May là camera đầy đường đó. Và án xảy ra ở thành phố mật độ 7000ng (người - PV) /km2 chứ không phải Điện Biên <100ng/km2. Em thấy tất cả mọi thứ còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố, hoàn cảnh...";

"Đừng cái gì cũng lôi Mỹ vào, công an Việt Nam tìm ra thủ phạm nhanh hơn cảnh sát Mỹ đấy. Thử hỏi ở miền núi thưa người, hoang vắng thì làm sao tìm thâý người nhanh mà không huy động nhiều người, chỉ ngồi nói và phân tích khi chuyện đã xong và có kết quả thì ai chả nói hay được".

Đọc thêm

Đề xuất sửa quy định nguồn kinh phí thực hiện chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 07/2025/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Rà soát văn bản của BHXH Việt Nam năm 2025

Rà soát văn bản của BHXH Việt Nam năm 2025
(PLVN) - Theo đó, BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 543/KH-BHXH về rà soát văn bản năm 2025 nhằm đánh giá toàn diện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, các quy định, quy chế có phạm vi điều chỉnh toàn hệ thống do BHXH Việt Nam ban hành.

Bộ Công an đề xuất phạt đến 18 tỷ đồng, 15 năm tù với tội phạm môi trường

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Công an đề xuất tăng mạnh mức phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội năm 2025. Trong đó, mức phạt cao nhất đối với hành vi xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường có thể lên tới 18 tỷ đồng và 12 năm tù, riêng tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có thể bị phạt tới 15 năm tù.

Dùng tài khoản cá nhân kêu gọi từ thiện có vi phạm pháp luật không?

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, nhiều cá nhân kêu gọi ủng hộ cho người bệnh nặng, nạn nhân tai nạn giao thông, người nghèo... bằng tài khoản cá nhân thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? Việc kêu gọi ủng hộ bằng tài khoản cá nhân có quy định cụ thể không? Cá nhân đó có phải chứng minh số tiền mọi người ủng hộ ra sao?.

Diễn biến vụ án 'mượn tiền hay nhận tiền giúp': Xuất hiện tình tiết mới ý kiến của Công ty Nhà Cần Thơ

Khu đất ông Thảo cho rằng đã nhờ Cty của ông Vinh đứng tên giúp. (Ảnh: Đình Thương)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh, quanh vụ án “tranh chấp đòi lại tài sản” tại Cần Thơ, quan điểm giữa TAND cấp cao tại TP HCM và tòa án tại địa phương chưa thống nhất, nên vụ kiện đã qua 5 lần xét xử, nhưng bị đơn vẫn tiếp tục có đơn đề nghị giám đốc thẩm gửi TAND cấp cao và TAND tối cao. Một vấn đề bị đơn đề nghị là làm rõ việc có nhờ nguyên đơn đứng tên tài sản và chủ cũ của tài sản là Cty Phát triển Nhà Cần Thơ (Cty Nhà) đã có văn bản xác nhận vấn đề này.

Cảnh giác với loạt 'từ khoá' để không 'sập bẫy' quảng cáo thổi phồng

Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục cùng quảng cáo kẹo rau củ hồi tháng 12/2024.
(PLVN) - Bộ Công an khuyến cáo, người dân nên cảnh giác với những quảng cáo có dấu hiệu thổi phồng quá mức công dụng sản phẩm hoặc sử dụng từ ngữ tuyệt đối như “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”. Đây là chiêu trò đánh vào tâm lý nhẹ dạ, khiến nhiều người tiêu dùng dễ dàng “sập bẫy”, mua phải sản phẩm không đúng như quảng cáo, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tài sản.

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?

Có phải làm lại sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh?
(PLVN) - Bạn Đình Nam (Thái Bình) hỏi: Xin hỏi, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, người dân có bắt buộc phải chỉnh lý hoặc đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) không?

Cử tri kiến nghị có giải pháp chặn lừa đảo công nghệ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cử tri tỉnh Đắk Lắk lo lắng về tình trạng tội phạm lừa đảo ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dưới sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng, như: Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố người nước ngoài sử dụng sim rác gọi điện, nhắn tin cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen, giả danh cơ quan Nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an...) hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ công (ngân hàng, bảo hiểm, nhà mạng...) để lừa đảo, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội. Cử tri đề nghị có giải pháp quyết liệt để giải quyết tình trạng này.

Sự việc một người bị phản ánh tự nhận luật sư và chiếm đoạt tài sản: Sở Tư pháp Hà Nội chuyển hồ sơ đến Công an Thành phố

Văn bản của Liên đoàn LS Việt Nam và Sở Tư pháp Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc PLVN về việc một cá nhân tự nhận là luật sư (LS), thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất để chiếm đoạt tiền, Sở Tư pháp Hà Nội sau khi tiếp nhận nội dung tố giác và đối chiếu quy định, đã chuyển hồ sơ đến Công an TP Hà Nội.

Bàn về quy định 'tạm đình chỉ hình phạt tù' trong pháp luật hình sự

Luật sư Vi Văn Diện. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là quy định văn minh, nhân văn được ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự nước ta. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Bộ luật Hình sự (BLHS), quy định này cũng được quy định cụ thể, toàn diện hơn. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn một số điểm vướng mắc gây ra tranh cãi và khó khăn khi áp dụng trên thực tế.

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin

Bạn đọc phản ánh liên quan vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: VKSND tỉnh Lạng Sơn cung cấp thông tin
(PLVN) - Liên quan đến đơn phản ánh của ông Đồng Duy Hòa gửi Báo PLVN cho rằng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án hình sự “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mới đây, VKSND tỉnh đã thông tin về việc giải quyết đơn.

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?

Có được thế chấp nhà xưởng trên đất thuê không?
(PLVN) - Bạn Minh Khoa (Nghệ An) hỏi: Việc thế chấp tài sản là một hình thức phổ biến để huy động vốn trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người sử dụng đất thuê để làm nhà xưởng. Vậy xin hỏi, nhà xưởng trên đất thuê có thế chấp vay ngân hàng được không?