Nữ công nhân bị máy cuốn sợi lóc toàn bộ da đầu

Vết thương của bệnh nhân đã phục hồi nhanh và tóc mọc trở lại bình thường. Ảnh: BVCC
Vết thương của bệnh nhân đã phục hồi nhanh và tóc mọc trở lại bình thường. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Chợ Rẫy mới điều trị thành công cho nữ bệnh nhân bị máy cuốn sợi cuốn lóc toàn bộ da đầu khi đang làm việc. Đây là một trong những ca điều trị ghép toàn bộ da đầu thành công hiếm gặp.

Trước đó, khoảng 7h ngày 18/1/2024, trong lúc cúi người về phía trước để làm việc với máy kéo sợi, chị P.T.K.O (sinh năm 1996, Tây Ninh; không đội mũ bảo hộ) bị lực hút của máy kéo và hút toàn bộ tóc gây nên vết thương lóc toàn bộ da đầu.

Đến 10h cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng lóc toàn bộ da đầu, đứt một phần vành tai bên trái. Phần da đầu bị lóc bỏ được công nhân tại công ty bảo quản trong túi nylon, chứa trong thùng đá và chuyển đến Bệnh viện ngay sau đó.

Đối diện với tình trạng nguy cấp của bệnh nhân, ekip trực của khoa Cấp cứu đã kích hoạt quy trình báo động đỏ với sự tham gia của khoa Cấp cứu, Phỏng – Phẫu thuật tạo hình và Ngoại Thần kinh... Sau khi tiến hành hội chẩn và thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng, dưới sự hỗ trợ của khoa Gây mê Hồi sức, ekip phẫu thuật đã tiến hành nối vi phẫu mảnh da bị lóc rời trong gần 5 giờ. Sau điều trị, vạt da và vành tai đứt rời được ghép tưới máu tốt.

Kết quả tái khám sau 1 tháng, vết thương của bệnh nhân đã phục hồi nhanh và tóc mọc trở lại bình thường.

Đánh giá về ca phẫu thuật, TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Tạo hình, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, kỹ thuật vi phẫu là kỹ thuật rất khó trong phẫu thuật ngoại khoa và trong trường hợp này cần phải nối các mạch máu rất nhỏ, phần da đầu bị cuốn vào bị dập nát rất nhiều. Chính vì vậy, dù ca phẫu thuật có nối tốt thì khả năng tắt mạch vẫn rất cao. Qua đó, để tận dụng thời gian vàng cứu sống mảng da đầu và thực hiện thành công ca phẫu thuật, Bệnh viện đã chia làm 2 kíp mổ xử lý phần da đầu bị lóc ra và tìm ra các mạch máu nguyên vẹn để nối lại phần da đầu.

Theo BS.CK2 Phạm Thanh Việt - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Chợ Rẫy, bên cạnh trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật chuyên môn tốt của các phẫu thuật viên thì sự sơ cứu tốt của tuyến trước cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu không có sự xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả rất xấu và gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật.

Qua trường hợp này, BS.CK2 Phạm Thanh Việt cảnh báo, người lao động luôn phải lưu ý đến vấn đề an toàn lao động; đặc biệt tại những nơi làm việc có sử dụng máy hút, máy cuốn, máy quấn… phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...