Nông sản cần giải cứu đã hết?

Một số nông sản được đề nghị "giải cứu" đã... báo hết
Một số nông sản được đề nghị "giải cứu" đã... báo hết
(PLVN) - Nhiều hệ thống phân phối lớn đã đưa ra nhiều ý kiến cho rằng, sản lượng nông sản mà các tỉnh cần giải cứu thường không chính xác. Khi doanh nghiệp vào cuộc, thậm chí còn không có hàng để cung ứng.

Trong cuộc họp kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối lớn với các địa phương để đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch nCoV, do Bộ Công Thương chủ trì chiều 11/2/2020, đã có nhiều ý kiến bất ngờ về sản lượng nông sản cần giải cứu.

Bà Đinh Hải Vân, Giám đốc thu mua miền Bắc của Tập đoàn Central Retail (quản lý hệ thống siêu thị Big C và Go Maket) cho biết, Tập đoàn này đã vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ nông sản từ ngày 5/2/2020 với sản lượng tiêu thụ là 100 tấn dưa hấu/ngày, 70 tấn thanh long đỏ, thanh long trắng/ngày.

Tuy nhiên, Tập đoàn đang gặp khó khăn khi không đủ số lượng thanh long đỏ Tiền Giang để cung ứng cho người tiêu dùng. Khi Center Retail đề nghị cung ứng số lượng lớn hơn thì tỉnh Tiền Giang cho biết “không cần giải cứu nữa”.

Do đó, bà Vân khẳng định, các tỉnh phải thông tin chính xác và cụ thể về sản phẩm, sản lượng, thời điểm cần tiêu thụ để Center Retail có giải pháp hỗ trợ.

Thậm chí, nếu Sở Công Thương và HTX các tỉnh gặp khó khăn về vận chuyển có thể đề xuất trực tiếp với Big C để có bộ phận vận chuyển nhận sản phẩm ngay tại các tỉnh.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối cung ứng của Hệ thống siêu thị Vincomerce cũng cho biết, hầu hết sản lượng của tỉnh đề nghị lớn nhưng thực tế lại không đủ sản lượng giao cho hệ thống phân phối.

“Đề nghị các tỉnh cam kết bảo đảm sản lượng để tránh việc khi đã nhận đơn hàng của người tiêu dùng xong lại không có hàng để giao, rất mất uy tín. Cần phải cam kết sản lượng và thông tin sản lượng cần tiêu thụ là bao nhiêu” - bà Thủy phát biểu.

Hệ thống Coopmart miền Bắc cũng ở vào tình trạng thiếu nguồn hàng nông sản cần giải cứu. Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Co.opmart miền Bắc cho biết, trong những ngày gần đây, toàn bộ hệ thống của Saigon Coop tiêu thụ 1.600 tấn dưa hấu và thanh long/ngày trên cả nước. Tuy nhiên, 3 ngày vừa qua không còn hàng chuyển ra nữa.

Bà Dung cũng đề nghị các tỉnh, thành phố cung cấp số liệu, nguồn hàng chính xác để hỗ trợ tốt nhất cho người nông dân tránh bị ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).