Nồng nàn, thấm thía những bức thư tình thời chiến

Bức thư của Patricia Brim gửi Raymond vào ngày 14/02/1944 cùng với bức ảnh “kỳ quặc” của cô. (Ảnh: Robb Hill/The Washington Post)
Bức thư của Patricia Brim gửi Raymond vào ngày 14/02/1944 cùng với bức ảnh “kỳ quặc” của cô. (Ảnh: Robb Hill/The Washington Post)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ một cơ duyên rất tình cờ, một nhà sử học người Mỹ đã dành hơn 3 thập kỷ để thu thập, sưu tầm hơn trăm nghìn lá thư thời chiến - những “chứng nhân lịch sử” góp phần tái hiện lại những câu chuyện sinh động, phong phú, cảm động trong bối cảnh trận mạc. Đặc biệt, tình yêu thời chiến là một trong những thông điệp chủ đạo, đem đến vô vàn cung bậc xúc cảm cho người đọc.

Người lưu giữ tình yêu đôi lứa thời chiến

Nhà sử học người Mỹ Andrew Carroll (53 tuổi) đã bắt đầu thu thập những lá thư chiến tranh kể từ năm thứ 2 đại học, năm 1989 - cũng là năm ngôi nhà của gia đình ông ở khu phố Georgetown tại Washington D.C. bị thiêu rụi. Trong lúc buồn bã vì mất đi những kỷ vật gia đình, một người anh họ đã an ủi ông bằng cách cho ông xem những bức thư gửi cho vợ trong Thế chiến thứ II. Khi nhà sử học trẻ tuổi muốn trả lại bức thư, người anh họ này nói rằng: “Em có thể giữ nó, nếu không anh cũng định vứt nó đi thôi”. Nghĩa cử ngẫu hứng của người anh họ bỗng truyền cho Carroll nguồn cảm hứng mới mẻ.

Kể từ đó, ông đã thu thập hơn 100.000 lá thư thời chiến - những “chứng nhân lịch sử” đã đi qua nhiều cuộc chiến tranh trên khắp thế giới, từ các cuộc thế chiến, các cuộc xung đột tại Hoa Kỳ cho đến các cuộc cách mạng tại Iraq và Afghanistan. Nhà sử học này thường đích thân “lặn lội” đến từng nhà các cựu quân nhân hoặc gia đình của họ để thu nhận những bức thư cũ, đồng thời nghe kể về những câu chuyện gắn liền với những bức thư này. Chỉ khi không thể tiếp cận được bản gốc, ông thu thập các bức thư thông qua email.

Những tài liệu lịch sử quý giá này đã giúp ông xuất bản một cuốn sách tổng hợp các lá thư thời chiến của người Mỹ với tựa đề “War Letters: Extraordinary Correspondence from American” (2002), thực hiện bộ phim tài liệu “War Letters” với đài PBS (2001), chuyển thể thành vở kịch “If All the Sky Were Paper” tại Kennedy Center - trung tâm trình diễn nghệ thuật lớn nhất nước Mỹ. Trong một bài chia sẻ với tờ Washington Post (Hoa Kỳ), Carrol cho biết, bên cạnh những nội dung mô tả các cuộc chiến tranh, xung đột, chủ đề phổ biến nhất trong các bức thư là tình yêu.

“Mọi thứ trở nên sống động hơn trong bối cảnh chiến tranh. Những bức thư có thể thể hiện niềm tin mãnh liệt hơn, tình yêu cũng nồng nhiệt hơn, bởi nhiều người chiến sĩ luôn tin rằng đây có thể là bức thư cuối cùng mà người bạn đời của họ có thể nhận được”, nhà sử học nhận định. Đáng nói, về phía người ở hậu phương cũng có cảm xúc tương tự.

Celia Straus gửi tặng những bức thư của cha mẹ bà cho nhà sử học Andrew Carroll vào năm 2021. Ảnh: Robb Hill/The Washington Post)

Celia Straus gửi tặng những bức thư của cha mẹ bà cho nhà sử học Andrew Carroll vào năm 2021. Ảnh: Robb Hill/The Washington Post)

Đơn cử như bức thư dưới đây, theo ông Carrol kể lại. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, một người phụ nữ tên Gene Sobolewski lúc bấy giờ đang phục vụ trong Quân đoàn Phụ nữ đã gửi một lá thứ cho vị hôn phu của mình ở tiền tuyến với nội dung như sau: “Gửi người thân yêu nhất của em, em đã không viết thư cho anh đêm qua, anh yêu à, nhưng em đoán anh sẽ không bỏ lỡ một lá thư nào đâu. Dù sao thì anh cũng sẽ nhận được rất nhiều bức thư của em trong một thời điểm nào đó. Hơn nữa em cũng chỉ viết về một chủ đề mà thôi, hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách cũng đã viết về nó. Em đang nói về tình yêu của đôi ta, anh yêu à”.

Nhiều tháng sau, bức thư được trả lại cho cô ấy, chưa hề được mở ra, cùng với một dòng chữ màu đỏ trên phong bì “Đã qua đời”. Carroll cho biết: “Thật đau lòng. Vì họ chưa kết hôn nên cô ấy không được thông báo chính thức. Cha mẹ anh ấy đã nhận được thông báo chính thức nhưng đây là cách cô ấy phát hiện ra tình yêu của đời mình đã ra đi mãi mãi”. Sobolewski cuối cùng đã kết hôn với một quân nhân khác và có con, nhưng cô ấy đã giữ bức thư chưa được trả lời trong suốt cuộc đời mình. Con gái cô ấy đã tặng nó cho nhà sử học Carroll.

Tình yêu thương tiếp thêm động lực

Nhắc đến “chiến tranh” thường gợi cho chúng ta bao hình dung về sự tàn khốc, ác liệt, mất mát chia ly. Tuy nhiên, bối cảnh đó càng tô đậm thêm những lý tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng, những mối tình trong sáng, đẹp đẽ để những thế hệ sau này càng thêm trân trọng, thêm tin vào tình yêu và những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Những bức thư tín trong thời chiến không chỉ là một cách thức liên lạc mà còn tiếp thêm nhiều động lực cho cả những con người ở tiền tuyến và hậu phương.

Vào Ngày lễ tình nhân 14/02/1944, cô gái người Mỹ Patricia Brim, lúc ấy 20 tuổi, đã viết một bức thư cho chồng mình, Raymond, với nội dung như sau: “Anh yêu, em hy vọng anh thích tư thế khá kỳ quặc này. Đây là điều bất ngờ em muốn dành cho anh và em hy vọng anh sẽ thích nó. Em thích gửi cho anh nhiều bức ảnh nhất có thể, như vậy anh sẽ không bao giờ có cơ hội quên mất em, bức ảnh này cũng vậy nhé… Rất nhiều tình yêu và hàng triệu nụ hôn dành cho anh, Pat (PV: tên gọi tắt của Patricia)”. Tất nhiên, cô cũng đính kèm theo bức thư một bức ảnh mà cô đã mô tả là có “tư thế khá kỳ quặc”.

Tại thời điểm này, Raymond đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, trải qua những cuộc chiến đầy khói lửa bom đạn với quân đội Đức Quốc xã tại châu Âu. Điều đáng nói là hơn một năm trước đó, Raymond đã được phép rời khỏi căn cứ không quân ở bang Wyoming (Hoa Kỳ) trong 48 giờ để có thể nhanh chóng kết hôn với Patricia ở bang Utah trước khi được gửi ra nước ngoài. Những bức thư tràn đầy tình yêu thương của vợ đã tiếp thêm cho anh nhiều động lực để vượt qua rất nhiều hiểm nguy trên chiến trường.

Sau này, người đã kể lại câu chuyện này cũng là người trao những bức thư thời chiến của Patricia và Raymond cho nhà sử học Carroll chính là con gái của họ, Celia Straus. “Bố tôi đã tự nhủ hàng trăm lần, hàng nghìn lần lời thề với bản thân “tôi sẽ trở về nhà với Pat” và ông ấy đã làm được điều đó”, Celia Straus cho biết.

Một câu chuyện vui khác cũng được Carroll kể lại thông qua hơn 2.000 bức thư giữa nam quân nhân Nathan Hoffman và cô gái Evelyn Giniger. Nathan Hoffman chỉ hẹn hò năm lần với Evelyn Giniger ở thành phố New York trước khi anh được điều chuyển ra nước ngoài trong Thế chiến thứ II. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Bởi Hoffman được giao nhiệm vụ thư ký Quân đội, anh có thể giữ những bức thư của cô. Khi anh trở về quê hương Waco (bang Texas) vào 16 tháng sau, cô đã ở đó đợi anh. Họ kết hôn ngay sau đó.

Năm 1999, cặp đôi đã tặng bộ sưu tập hoàn chỉnh với 2.000 lá thư cho nhà sử học Carroll. Nhiều tháng sau, vị đạo diễn tài ba người Mỹ Steven Spielberg đã liên lạc với Carroll và cho biết ông đang phụ trách một chương trình kỷ niệm thiên niên kỷ đặc biệt cho đài CBS và mong muốn tìm kiếm một cặp vợ chồng già lên đọc những bức thư của họ trong Thế chiến thứ II trên sân khấu. Theo đó, Hoffmans và Giniger đã có mặt tại Đài tưởng niệm Lincoln vào đêm giao thừa năm ấy, đọc to những kỷ niệm đầy xúc động nhưng ngọt ngào của họ, trước sự chứng kiến của Tổng thống Bill Clinton, rất nhiều người nổi tiếng và hàng triệu người Mỹ.

Bức thư của Gene Sobolewski gửi tới vị hôn phu của mình nhưng chưa bao giờ được mở ra.(Ảnh: Trung tâm Thư chiến Hoa Kỳ)

Bức thư của Gene Sobolewski gửi tới vị hôn phu của mình nhưng chưa bao giờ được mở ra.(Ảnh: Trung tâm Thư chiến Hoa Kỳ)

“Gửi Evelyn thân yêu của anh, khi ra đi anh chỉ có một điều hối tiếc, đó là anh không thể gặp em lần cuối. Có quá nhiều thứ chúng ta chưa kịp nói đến, rất nhiều thứ mà anh chắc rằng mỗi chúng ta sẽ phải đợi cho đến lần sau…”, một bức thư của Hoffmans viết.

“Anh yêu, mỗi ngày em nhớ anh nhiều hơn một chút. Và hôm nay, em cũng nhớ anh nhiều như ngày mai vậy. Mỗi khi nghĩ rằng anh đang tiến gần tiền tuyến hơn khiến em run lên lo lắng. Em tự hỏi anh đang cảm thấy thế nào. Tất cả những gì em có thể làm là cầu nguyện và giữ cho mình một trái tim đầy hy vọng…”, những cảm xúc nồng nàn trong một lá thư của Evelyn.

Theo lời kể của Carrol, Nathan Hoffman qua đời năm 2005, Evelyn Hoffman qua đời năm 2011. Họ đã kết hôn và sống hạnh phúc bên nhau 59 năm. Những lá thư chính là minh chứng đẹp đẽ nhất về mối tình của họ đã vượt qua những sóng gió chiến tranh và cuộc đời.

Trong hơn ba thập kỷ thu thập thư tín thời chiến, nhà sử học Andrew Carroll cũng nhận được những bức thư từ các quân nhân đồng tính nam và đồng tính nữ, nhưng không có bức thư nào trong số đó là những bức thư tình - “lỗ hổng” mà ông vẫn đang nỗ lực tìm kiếm để thu thập thêm. Bên cạnh đó, cũng có những bức thư khắc hoạ lại câu chuyện tình yêu giữa các chủng tộc với nhiều trắc trở và bất ngờ. Trong nhiều năm, Carroll đã thuê nguyên một căn hộ bên cạnh căn hộ của mình chỉ để lưu giữ những bức thư. Vào năm 2013, ông đã tặng bộ sưu tập của mình cho Đại học Chapman ở bang California - nơi này hiện đã trở thành Trung tâm Thư chiến Hoa Kỳ (Center for American War Letters) và thực hiện các công tác bảo quản và số hóa những chứng tích lịch sử này.

Từ một cơ duyên tình cờ, đến nay nhà sử học vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ thu thập những bức thư thời chiến. Những lá thư cũ có thể là một vật không cần thiết, đáng vứt đi với ai đó ở hiện tại nhưng lại đã từng rất quý giá với nhiều người khác và sẽ trở thành những tư liệu lịch sử quý giá.

Đọc thêm

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm
(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.