Tháng 7 về thăm những “địa chỉ đỏ”

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc - một trong những “địa chỉ đỏ” nổi tiếng. (Ảnh: TD)
Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc - một trong những “địa chỉ đỏ” nổi tiếng. (Ảnh: TD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu tri ân các anh hùng liệt sĩ mỗi dịp 27/7 và tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhiều hãng lữ hành đã thiết kế hiệu quả các tuyến du lịch lịch sử, thu hút đông du khách.

Nhiều tuyến du lịch hút khách

Những ngày tháng 7, giữa cái nắng hè vẫn còn chói chang, những đoàn người về với Quảng Bình, Quảng Trị ngày một nhiều. Tuyến du lịch tâm linh, lịch sử này thường xuyên được du khách Việt tìm về vào dịp kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.

Tại Quảng Trị, chương trình du lịch “Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội” sau gần 20 năm triển khai đã thu hút lượng khách đáng kể hàng năm. Năm nay, tỉnh Quảng Trị nỗ lực tạo thương hiệu du lịch “Ký ức chiến tranh - Khát vọng hòa bình” với nhiều hoạt động thăm lại chiến trường xưa, thăm viếng và thả đèn hoa đăng, tri ân các anh hùng liệt sĩ. Du khách tham quan di tích, nghĩa trang liệt sĩ vào ban đêm như: viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, tham quan Thành cổ Quảng Trị và Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, thả đèn hoa đăng tri ân anh hùng liệt sĩ trên sông Thạch Hãn…

Nằm trên con đường Trường Sơn huyền thoại, hàng năm, Nghĩa trang Trường Sơn đón trên 2 triệu lượt người đến thăm viếng. Bước vào thời gian cao điểm tháng 7, mỗi ngày Nghĩa trang phục vụ vài chục đến vài trăm đoàn khách trên khắp cả nước.

Tham gia tour “Khám phá quốc lộ 279”, du khách sẽ được đến với tỉnh Phú Thọ để tri ân Mẫu Thượng ngàn tại đền Hạ và tri ân công đức của các vua Hùng tại đền Hùng; dâng hương tại Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang). Tương tự, Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ (Điện Biên), nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang), địa đạo Củ Chi (TP HCM)… đều là những “địa chỉ đỏ” được các hãng lữ hành đưa vào hành trình tour trong mùa hè này và rất hút khách.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang cũng phát triển tuyến du lịch tâm linh lịch sử “Thăm chiến trường xưa” kết nối các điểm: Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ xã Lao Chải, bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ xã Thanh Thủy, hang Dơi, hang Làng Lò, Đài hương 468… Tỉnh Bình Dương cũng quan tâm, phát triển sản phẩm du lịch về nguồn, nổi bật là tour liên kết với các địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ như TP HCM, Tây Ninh, Bình Phước, với hành trình “Sắc xanh ngày mới,” “Chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ”, “Tình đất đỏ miền Đông”…

Tại TP HCM, tour “Biệt động Sài Gòn” đưa du khách ngược dòng lịch sử, trải nghiệm cuộc sống, hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Một số điểm nhấn trong chương trình: Tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, trải nghiệm thang máy thời Pháp, bảo tàng thông minh, bàn xoay kỳ diệu, kính thực tế ảo VR… Tiếp đó là các trải nghiệm hộp thư bí mật và hầm nổi của các chiến sĩ biệt động, khám phá căn nhà chứa hầm vũ khí bí mật ngay giữa trung tâm Sài Gòn, được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia…

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Về nguồn là loại hình du lịch chứa đựng ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc. Khi tham gia các tour về nguồn, đến với các di tích lịch sử - “địa chỉ đỏ” của từng địa phương, du khách không chỉ được vui chơi, tham quan, giải trí như các loại hình du lịch khác mà còn được tiếp cận và có cơ hội hiểu biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương nói riêng, của dân tộc nói chung.

Trên thực tế, các chuyến du lịch về nguồn đã và đang góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, bồi đắp niềm tự hào về các giá trị tốt đẹp của cha ông, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước cho người dân, nhất là giới trẻ. Theo một số hãng lữ hành, năm nay, lượng du khách đặt tour về nguồn, hoài niệm, tri ân tăng mạnh. Du khách phong phú về ngành nghề, độ tuổi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng du lịch về nguồn vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, vai trò vẫn còn khiêm tốn trong toàn cảnh bức tranh du lịch. So với số lượng di tích lịch sử, các “địa chỉ đỏ” có tiềm năng phát triển du lịch thì số lượng các tour để lại ấn tượng cho du khách chưa nhiều.

Theo các chuyên gia du lịch, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, ban quản lý các di tích cần tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích xã hội hóa để làm phong phú các dịch vụ. Đồng thời, phải có sự phối hợp của các ngành liên quan trong quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông, hệ thống bến bãi nhằm tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi các điểm di tích lịch sử, khai thác tiềm năng du lịch.

Các địa phương cần nâng cấp hoàn chỉnh các phòng truyền thống, phòng trưng bày hiện vật, tư liệu, phòng chiếu phim, gắn kết với ẩm thực, trải nghiệm… tạo được không gian thật sự hấp dẫn du khách.

Bên cạnh đó, vấn đề quảng bá thông tin du lịch tại các “địa chỉ đỏ” cũng cần được quan tâm đúng mức, đầu tư thỏa đáng, giúp du khách có cơ hội biết đến các tour về nguồn nhiều hơn và lựa chọn.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.