Nóng bỏng nạn xâm phạm quyền riêng tư

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Xâm phạm quyền riêng tư - vấn đề không phải đến bây giờ mới có. Nhưng trong thời đại mạng xã hội bùng nổ, mỗi người đều có quyền và có khả năng xuất bản thông tin (dù chỉ là trên trang cá nhân) thì vấn đề này lại càng nóng bỏng hơn bao giờ hết. Đã có những án phạt của cả một liên minh quốc gia dành cho một công ty, đã có những đứa con bất đắc dĩ phải kiện cha mẹ mình ra tòa....

Hiểm nguy khi dẫn những đường “link” đến các websites để câu like

Cách đây không lâu, các cơ quan bảo vệ dữ liệu ở 5 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã mở cuộc điều tra chung về hoạt động kiểm soát thông tin cá nhân người sử dụng qua trang mạng xã hội Facebook. 

Cụ thể, các cơ quan chức năng của Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha phối hợp điều tra hoạt động kiểm soát dữ liệu người dùng của Facebook, Hà Lan nắm vai trò điều phối cuộc điều tra chung này. Các nhà điều tra của 5 nước rà soát, kiểm tra hoạt động chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau của  Facebook như Instagram hoặc Whatsapp. 

Đây không phải lần đầu tiên Facebook bị các nước EU cáo buộc vi phạm các điều khoản bảo mật tại “lục địa già”. Trong nhiều năm qua, chính sách kiểm soát quyền riêng tư của Facebook đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề bảo mật thông tin cho người sử dụng trực tuyến. Cũng trong năm 2015, Áo đã mở cuộc điều tra nhằm vào Facebook sau khi một sinh viên tốt nghiệp ngành luật có tên là Maximilian Schrems kiện lên tòa án tối cao Áo về những vi phạm của Facebook trong vấn đề bảo mật thông tin trực tuyến cho người dùng.

Max Schrems và 25.000 người sử dụng Facebook đang là bên nguyên đơn trong một vụ kiện tập thể nhằm vào Facebook với cáo buộc hãng theo dõi thông tin cá nhân của họ một cách bất hợp pháp và tham gia vào chương trình do thám bí mật PRISM của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ.

Luật pháp EU quy định các mạng xã hội phải có được sự đồng ý của người dùng trước khi sử dụng các cookie theo dõi hoạt động của họ. Facebook đã bỏ qua quy định này và sử dụng cookie để theo dõi bất kỳ ai truy cập vào địa chỉ của trang mạng này, thậm chí cả những người chưa đăng ký tài khoản.

Trước đó, Phyllis Halmilton, thẩm phán tại hạt Oakland, bang California đã bác bỏ kháng án của tập đoàn Facebook về những cáo buộc xung quanh việc xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Vụ kiện này được đưa ra do một người dùng Facebook, Matthew Campell.

Người này đã cáo buộc mạng xã hội Facebook đã xâm phạm những tin nhắn riêng tư bằng cách gửi những đường “link” đến các websites để câu like cho trang web. Phía tòa án cho biết, những lượt “like” này sau đó sẽ được sử dụng để soạn thảo thông tin người dùng nhằm mục đích gửi những quảng cáo cho những người dùng đó.

 Phía Facebook cho rằng việc thăm dò những tin nhắn của mình được coi là một ngoại lệ và được sự cho phép từ phía Dự thảo Bảo mật truyền thông điện tử và đây là một việc vô cùng bình thường trong kinh doanh. Tuy nhiên, thẩm phán Hamilton cho rằng Facebook đã “chưa đưa ra được một câu trả lời trọn vẹn về việc tại sao mà một hành động mang tính xâm phạm riêng tư nguy hiểm như vậy lại được coi là một việc thường tình trong kinh doanh”.

Con kiện bố mẹ đăng ảnh mình vô tội vạ

Dẫu biết là việc chẳng đặng đừng, nhưng đã từng có người con buộc phải lên tiếng, bảo vệ quyền riêng tư của mình, ngăn chặn việc bị cha mẹ đăng ảnh mình một cách vô tội vạ mà vụ việc của một cô gái 18 tuổi sống ở Carinthia, Australia là một ví dụ. 

Luật sư Jeremy Zimet của hãng luật Slater and Gordon (Australia) đã nhận hỗ trợ cho một cô gái này theo đuổi vụ kiện chính bố mẹ ruột. Cô kiện bố mẹ vì đã xâm phạm quyền riêng tư, đăng những bức ảnh hồi bé của cô không mặc quần áo, cảnh tập ngồi bô đi vệ sinh, khiến cô vô cùng bối rối và xấu hổ. Từ năm 2009, ở thời điểm Facebook bắt đầu được nhiều người biết đến, cô phải sống trong nỗi ám ánh mỗi ngày phải đối diện với những lời trêu chọc như thế nào, hôm nay bố mẹ sẽ đăng những hình ảnh nào của mình.

Danh sách bạn bè trên Facebook của bố mẹ cô đến 700 người, có cả những người quen biết cô. Cô từng nhiều lần xin bố mẹ hãy gỡ những bức ảnh riêng tư ấy, ngừng đăng những hình ảnh của cô nhưng họ từ chối, thậm chí thách thức cô. Bố cô cho rằng ông là người chụp hình, ông có quyền đăng những bức ảnh mình chụp. Ông và vợ mình chưa từng mảy may suy nghĩ mình đang làm tổn thương con, thậm chí còn thách thức cô “cứ việc đi mà đòi công bằng”. 

Luật sư Jeremy Zimet cho biết, đây là vụ việc khó vì luật Australia chưa có quy định những hành vi của những phụ huynh trên là xâm phạm quyền riêng tư, nhưng có thể là tiền đề để các nhà lập pháp xây dựng hàng rào pháp lý, bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân với các nội dung trực tuyến, nội dung trên mạng xã hội.

Khả năng những đứa con sẽ kiện bố mẹ ruột vì đăng ảnh không thích hợp của con là lời cảnh báo của cảnh sát Pháp gửi tới các ông bố bà mẹ. Cụ thể, cảnh sát Pháp đã đăng thông tin về chiến dịch “Thử thách khi làm mẹ “(Motherhood Challenge), cảnh báo người dùng dừng đăng ảnh không thích hợp của con. Bởi theo luật pháp nước này, bất cứ ai đăng tải hình ảnh của người khác mà chưa được cho phép có thể bị kết tội, và đối mặt với hình phạt một năm tù giam và 45.000 EUR tiền phạt. Cảnh sát Pháp cho rằng vài năm nữa, những đứa trẻ lớn lên sẽ truy tìm nguồn gốc bức ảnh cá nhân bị đăng lên mạng và đây sẽ là điều gây khó dễ cho bố mẹ và cũng không loại trừ cả khả năng chính những đứa con sẽ kiện bố mẹ ruột của mình. 

Quyền con người bất khả xâm phạm

Từ những vụ việc trên một câu hỏi đặt ra là “quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình” là quyền con người hay quyền công dân?

Trong một bài viết của mình, Ths luật Đồng Mạnh Hùng phân tích, về mặt tính chất, quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát, nó thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân đó là công dân và với cộng đồng nhân loại. Trong khi đó, quyền công dân là do các nhà nước xác định bằng pháp luật, nó thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ với quốc gia mà cá nhân đó là công dân.

Về mặt kỹ thuật lập pháp, đa số hiến pháp các nước đều quy định rạch ròi quyền công dân và quyền con người, đều sử dụng cả hai thuật ngữ công dân và mọi người. Những quyền dành cho công dân thì ghi “công dân có quyền...”; những quyền dành cho con người thì sử dụng thuật ngữ “mọi người” hoặc “không ai”. Việc phân biệt rõ sẽ giúp chúng ta hiểu và thực thi quyền con người và quyền công dân trên thực tế và giúp cho việc xây dựng pháp luật phù hợp với nguyên tắc hiến định này.

Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Như vậy có thể khẳng định rằng các quyền này là thuộc nhóm quyền con người (nhân quyền).

Từ quy định của Hiến pháp, ở Việt Nam “quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình” đang được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Ở Việt Nam, quyền riêng tư cũng là một trong những quyền nhân thân cực kỳ quan trọng đối với mỗi các nhân. Điều này thể hiện trong cac đạo luật như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự;Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật Giao dịch điện tử....

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, báo mạng… thì quyền này đang bị xâm hại tràn lan và ngày càng nghiêm trọng mà chưa có quy định xử lý cụ thể. Đơn cử như các hành vi đăng hồ sơ của người khác lên mạng, công bố chuyện riêng tư của người khác ra các phương tiện thông tin đại chúng trái pháp luật, chụp và đăng ảnh của người khác lên mạng khi chưa được phép, sử dụng ảnh lấy từ trang cá nhân của người khác để phục vụ cho một mục đích nào đó mà không xin phép...

Điều này cho thấy sự thiếu vắng những quy định pháp luật cụ thể về quyền riêng tư, quyền bí mật đời tư và cần phải luật hóa nguyên tắc này thành các quy phạm cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các biện pháp để bảo vệ những quyền này. 

Tin cùng chuyên mục

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.