Nỗi lo bếp ăn bán trú trong trường học

Phụ huynh và nhà trường kiểm soát chặt chẽ thực phẩm trong các bữa ăn bán trú. (Ảnh minh họa)
Phụ huynh và nhà trường kiểm soát chặt chẽ thực phẩm trong các bữa ăn bán trú. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều phụ huynh chia sẻ nỗi lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm, nhưng vẫn phải cho con học bán trú tại trường vì không có thời gian đưa đón, nấu nướng buổi trưa.

Quy trình đưa thực phẩm vào trường

Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường tại Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy - Hà Nội, bà Phạm Thị Minh Quý – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho phóng viên PLVN biết, việc đầu tiên là lựa chọn thực phẩm. Nhà cung cấp phải có đầy đủ hồ sơ năng lực cùng các minh chứng để Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND quận thẩm duyệt. Sau khi được duyệt, ban lãnh đạo sẽ cử người đi thực tế các cơ sở, nếu đạt tiêu chuẩn mới cấp chứng nhận. Từ đó, cơ sở sẽ đủ điều kiện để cung cấp thực phẩm vào bếp ăn tập thể. Cuối cùng, nhà trường mới tiến hành kí hợp đồng.

Ngoài ra, còn có quy trình lựa chọn thực phẩm, cũng rất nhiều khâu. Đặc biệt là quy trình giao nhận thực phẩm vào mỗi buổi sáng hàng ngày. Thực phẩm được lựa chọn từ những nhà cung cấp đã được kí hợp đồng trước đó. Thực phẩm được đưa vào bếp ăn nhà trường phải tươi ngon, đảm bảo giấy tờ chứng minh được xuất xứ cũng như bao bì, nhãn mác đầy đủ... Khi thực phẩm được giao đến trường, phải đầy đủ các thành phần kí nhận như người giao, người nhận, người trực tiếp nấu, ban giám hiệu, phụ huynh, thanh tra y tế, phải có đầy đủ bốn bên.

Sau đó, nhà trường chia sản phẩm chín, sản phẩm tươi sống ra để dễ dàng làm sạch và sử dụng. Tiếp theo là việc vệ sinh dụng cụ và người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm, nấu ăn… Đặc biệt, hàng ngày phụ huynh đồng hành cùng cô giáo lên giao nhận thực phẩm cùng bếp, đi kèm cả thanh tra y tế.

“Mỗi lần giao nhận thực phẩm, nhà trường sẽ theo 10 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm, 5 biện pháp an toàn thực phẩm, cả quy trình rất nhiều bước mà nhà trường phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt”, theo bà Quý.

Cần giám sát chặt chẽ

Cô Phương Linh - giáo viên chủ nhiệm tại một trường cấp hai ở quận Thanh Xuân cũng cho biết, thời gian gần đây, cô nhận được rất nhiều tin nhắn, cuộc gọi của phụ huynh hỏi về những bữa cơm bán trú tại trường. Hiện nay, tại lớp cô Linh quản lý hơn 70% học sinh được bố mẹ đăng kí ăn bán trú. “Một bữa cơm sẽ bắt đầu từ lúc 11h, sau khi tiết học cuối cùng của buổi sáng kết thúc. Trường tôi có nhà bếp riêng để nấu ăn, tất cả thực phẩm đều có nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt, rồi mới được thông qua” - cô Linh chia sẻ.

Chị Huyền Hương (sống tại Cầu Giấy, Hà Nội) hiện có con học lớp 3 tại Trường Tiểu học Dịch Vọng B cho biết, chị rất quan tâm đến các bữa ăn của con mình. Chị thường xuyên theo dõi thực đơn được nhà trường đăng công khai cho các phụ huynh hàng tuần. Đồng thời, nhóm phụ huynh ở mỗi lớp, mỗi khối cũng thường cử người đến theo dõi sát sao nguồn thực phẩm trường nhập về. “Trong trường sẽ có đại diện phụ huynh đến kiểm tra thực phẩm mỗi ngày trước khi nấu, xem xét chất lượng. Nếu nguồn thực phẩm đảm bảo, đại diện phụ huynh sẽ kí xác nhận”, theo chị Hương.

Sau vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại Trường Ischool ở Nha Trang, Khánh Hòa, các phụ huynh càng cẩn thận hơn trong việc ăn uống mỗi ngày của con. Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã có Công văn số 6141/BGDĐT-GDTC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Chia sẻ cách sơ cứu cho các bậc phụ huynh khi con bị ngộ độc thực phẩm, Thạc sĩ, bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Lưu ý quan trọng là phải biết sơ cứu khi trẻ nôn đến mức tím tái (vỗ lưng, ấn ngực đối với trẻ nhỏ), tránh những tư thế gây hít sặc. Bổ sung oresol cho trẻ: pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng một lúc. Ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt. Không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì các chất độc trong người cần tống xuất ra ngoài…

Cũng theo bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh, ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện, vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Người bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, suy thận cấp, suy tuần hoàn... Do tình trạng nôn quá nhiều lần, gây ra tâm lý sợ hãi ở trẻ. Đây là một biến cố tâm lý thường gặp dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc như rau sống không rõ nguồn gốc, không làm sạch trước khi ăn, thịt chưa nấu chín, khoai tây đã mọc mầm, trái cây chưa rửa sạch, hàu, sữa tươi chưa tiệt trùng, nấm, trứng sống chưa nấu chín… Các phụ huynh phải lưu ý kiểm tra kĩ tránh các sản phẩm như vậy.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.