Nỗ lực vượt khó, chăm lo việc học cho con

Nhiều bậc cha mẹ mặc dù gia cảnh khó khăn vẫn nỗ lực đầu tư cho việc giáo dục con cái học hành. (Ảnh minh họa: Minh Hoàng/Dân Trí)
Nhiều bậc cha mẹ mặc dù gia cảnh khó khăn vẫn nỗ lực đầu tư cho việc giáo dục con cái học hành. (Ảnh minh họa: Minh Hoàng/Dân Trí)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có những bậc cha mẹ, mặc dù gia cảnh khó khăn vẫn sẵn sàng nỗ lực, đánh đổi tất cả để đầu tư cho việc giáo dục con, để con cái có thể được học hành đến nơi đến chốn. Hành trình đó chính là minh chứng cho ý chí kiên cường và là nguồn cảm hứng về sức mạnh của tình yêu và lòng tin vào giáo dục.

Khó khăn đến mấy cũng phải cho con đi học…

Chị Lê Thị Xuân (55 tuổi), quê ở Quảng Ngãi đã lặn lội ở TP Hồ Chí Minh được 10 năm, kể từ ngày con gái đầu bước chân vào học ở Đại học Huế. Chị Xuân hiện đang làm nghề thu mua ve chai tại TP Hồ Chí Minh. Ngoài nhặt ve chai, chị còn nhận thêm công việc dọn dẹp nhà cửa.

Chồng mất sớm, một mình ở quê làm nông nuôi các con ăn học, nhưng đến khi con gái đầu vào đại học thì không kham nổi chi phí, chị quyết định để hai con học cấp 2 và cấp 3 ở nhà, nhờ nhà ngoại để mắt rồi vào TP Hồ Chí Minh tìm công việc nuôi con ăn học.

Chị cùng 5 người đồng hương thuê chung một căn phòng trọ vỏn vẹn chỉ 10m2, làm chỗ ngả lưng mỗi đêm. Mỗi năm chị chỉ dám về nhà từ 1 - 2 lần, thời gian còn lại là cật lực kiếm tiền. Đến khi con gái đầu tốt nghiệp đại học rồi đi làm, hai mẹ con lại cùng chung tay nuôi hai em còn lại học hết cấp 3.

Giờ đây, chị Xuân hồ hởi khoe chỉ còn tầm 1 năm nữa thôi là chị “khỏe”, vì con trai thứ 2 đã tốt nghiệp Cao đẳng nghề ở quê, con trai út sắp tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Lo xong cho 3 con ra trường có công ăn việc làm, chị đã có thể về quê “dưỡng già”, kết thúc những ngày tháng lăn lộn nắng mưa ở chốn thị thành.

Khi được hỏi động lực nào để chị xa quê nhặt ve chai đến hàng chục năm trời nuôi ba người con học hành, chị bảo vợ chồng chị đã khổ, nghèo đói cả đời nên quyết tâm dẫu khổ, dẫu cực đến đâu cũng cố gắng cho con cái học hành đến nơi đến chốn, miễn là chúng chịu học.

Ở một xóm trọ trong hẻm 184 đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), không ai không biết ông Trần Ngọc Ánh, quê Bình Định, người cha theo con vào Sài Gòn để nuôi con ăn học.

Ở quê, hai vợ chồng ông Ánh có hai đứa con. Mấy năm trước, con gái ông, cô bé Trần Thị Thanh Thúy đỗ một trường đại học tư thục ở TP Hồ Chí Minh. Gia cảnh khó khăn, không có khả năng nuôi con học đại học, ông quyết định theo con vào TP Hồ Chí Minh, thuê phòng trọ giá rẻ để hai cha con ở, ngày ngày đi làm công việc khoan cắt bê tông để nuôi con học và gửi về phụ vợ nuôi đứa thứ hai.

Do không đủ điều kiện, cuối cùng con gái ông đã chọn học Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cho đỡ gánh nặng học phí. Năm ngoái, sau những tháng ngày vất vả, cuối cùng niềm vui cũng đến với ông khi con gái ông đã tốt nghiệp và xin được việc làm.

Tấm lòng người làm cha mẹ

Trong cuộc sống hiện đại, việc các bậc cha mẹ có mức sống trung bình nuôi con ăn học đã hết sức vất vả, nên đối với những gia đình lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn, thì chuyện nuôi con ăn học đến nơi đến chốn còn là một gánh nặng bội phần. Chính vì thế, quyết tâm tạo điều kiện cho con được theo đuổi việc học của những bậc cha mẹ ấy càng đáng trân trọng hơn ai hết. Điều này cũng xuất phát từ nhận thức tiến bộ, coi trọng giáo dục của các bậc cha mẹ.

Em Trần Thị Thanh Thúy, con gái ông Trần Ngọc Ánh trong ngày nhận bằng tốt nghiệp sau bao nỗ lực của hai cha con. (Ảnh: NVCC)

Em Trần Thị Thanh Thúy, con gái ông Trần Ngọc Ánh trong ngày nhận bằng tốt nghiệp sau bao nỗ lực của hai cha con. (Ảnh: NVCC)

Chị Nguyễn Thị Thu, công nhân Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương chia sẻ: “Lương hai vợ chồng mỗi tháng khoảng 15 triệu. Hai đứa con gái đi học cấp 2, mỗi tháng chi phí 5 - 6 triệu đồng. Dẫu khó khăn, hai vợ chồng vẫn cố gắng cho con đi học lớp vẽ, mua phần mềm luyện tiếng Anh cho con học trên máy, mong muốn con được phát triển tốt nhất, mở cánh cửa cho tương lai con sau này”.

Sống trong những gia đình trọng sự học ấy, những đứa trẻ hiểu được tấm lòng của cha mẹ, được giáo dục về tầm quan trọng của việc học, thế nên đa phần các em đều rất nỗ lực, phấn đấu học hành. Có những gia đình cha mẹ nuôi con, anh chị nuôi em, để rồi dẫu hoàn cảnh nghèo khó, vẫn cho ra đời những kĩ sư, bác sĩ, giáo viên giỏi giang. Có những bậc cha mẹ, sau cả một quãng đời hy sinh, vất vả, niềm vui gặt hái được là các con đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng, có việc làm đàng hoàng, bắt đầu mở ra con đường sự nghiệp của riêng mình.

Sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của những bậc cha mẹ, dù hoàn cảnh khó khăn chính là minh chứng sống động cho sức mạnh của tình yêu và lòng tin vào giáo dục. Trong những gia đình ấy, một chân trời mới sẽ mở ra, nơi mỗi đứa trẻ không chỉ nhận thức rõ hơn về giá trị của tri thức mà còn hiểu sâu sắc về lòng biết ơn, trách nhiệm và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Đầu tư vào giáo dục không chỉ là trang bị tri thức, mà còn là hành trình trao truyền tình thương và khát vọng vươn lên cho thế hệ tiếp nối. Thế hệ hôm nay, nhờ vào niềm tin và sự hy sinh thầm lặng của cha mẹ, sẽ có thêm cơ hội để hiện thực hóa ước mơ, góp phần làm giàu đẹp hơn cho gia đình và xã hội.

Đọc thêm

Lan tỏa niềm tin, dựng 'thế trận lòng dân' trong kỷ nguyên số

Thượng tá Trần Quang Huy, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm 586 trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vùng biên giới tỉnh Sơn La. (Ảnh: Trung tâm 586)
(PLVN) - Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ mệnh xây dựng cầu nối niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Một buổi lên lớp của Đại úy Lò Văn Thoại. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ nạn và nạn tảo hôn, biết làm ăn để đời sống ngày một no ấm…

Vực dậy sau khủng hoảng sự nghiệp

Thất bại trong quá khứ có thể trở thành một “cú hích” cho sự đột phá trong sự nghiệp, nếu biết chấp nhận và đổi thay. (Ảnh: AT)
(PLVN) - Khủng hoảng trong công việc, sự nghiệp là điều mà rất nhiều người có thể gặp phải trong giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua. Đây không chỉ là cú sốc về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, giá trị bản thân và cảm hứng sống. Nhưng chính những giai đoạn gian nan ấy là cơ hội để mỗi người tìm lại chính mình và tái sinh mạnh mẽ hơn.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: nchmf.gov.vn
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trên biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung Bộ sắp đón đợt mưa vừa, mưa to.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.