Tự hào phụ nữ Việt Nam!

Bà Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng món quà tri ân có in bức ảnh “Bắc Nam sum họp” đến bà Trương Mỹ Hoa - cựu tù cách mạng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. (Nguồn: HLHPNVN)
Bà Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng món quà tri ân có in bức ảnh “Bắc Nam sum họp” đến bà Trương Mỹ Hoa - cựu tù cách mạng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. (Nguồn: HLHPNVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có rất nhiều tấm gương phụ nữ bất khuất, anh hùng. Họ không chỉ góp phần bảo vệ Tổ quốc mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo, làm rạng danh truyền thống cách mạng của dân tộc, làm nên huyền thoại của khí phách Bà Trưng, Bà Triệu trong thời đại Hồ Chí Minh.

“Đội quân tóc dài” tiếng vang còn mãi trên báo chí, truyền thông

Ra đời từ cái nôi của phong trào Đồng khởi, “Đội quân tóc dài” là một binh chủng độc đáo, đặc biệt của cách mạng Việt Nam. Bằng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dưới sự chỉ đạo của Đảng mà cụ thể là Tỉnh ủy Bến Tre, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Thị Định, “Đội quân tóc dài” đã có nhiều sáng tạo, hiện thực hóa nghệ thuật đấu tranh phối hợp ba mũi giáp công: chính trị, vũ trang, binh vận, vận dụng có hiệu quả các cuộc “tản cư ngược”, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành được nhiều chiến công, làm cho quân địch bao phen khiếp sợ, tạo tiếng vang lớn trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Nhắc đến “Đội quân tóc dài”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho quân địch phải khiếp sợ và gọi họ là “Đội quân tóc dài””.

Không chỉ đi vào sử sách, hình ảnh, thông tin về “Đội quân tóc dài” còn được giới truyền thông ngày đó rất quan tâm. Theo tư liệu của Hội LHPN TP HCM, nhận xét về “Đội quân tóc dài”, trong một chuyến đi thăm vùng giải phóng miền Nam, nữ ký giả Pháp Madeleine Riffaud đã viết: “Quả là ở miền Nam Việt Nam đang tồn tại một đội quân kỳ lạ không súng ống, có mặt ở khắp mọi nơi, thành thị cũng như thôn quê, một đội quân mà các bản tin của các hãng thông tấn hầu như không bao giờ nói đến, song lại đóng một vai trò to lớn trong cuộc chiến đấu của Nhân dân miền Nam Việt Nam chống xâm lược, ngay cả trước khi những người du kích đầu tiên cầm lấy vũ khí. Đó chính là “đội quân tóc dài” tập hợp hàng triệu nữ chiến sĩ”.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia về vai trò của “Đội quân tóc dài” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 65 năm phong trào Đồng khởi (17/1/1960 - 17/1/2025) và 60 năm phong trào "Ba đảm đang" (3/1965 - 3/2025), tại tỉnh Bến Tre Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức mới đây, ông Lưu Minh Triều, Hội Khoa học lịch sử TP HCM cho biết, thời đó có rất nhiều tờ báo đăng về phong trào Đồng khởi ở Bến Tre như tuần báo Thống Nhất do Tôn Thất Vỹ làm chủ nhiệm và Lưu Quý Kỳ làm chủ bút; Thông tấn xã Giải phóng; Đài Giải phóng; Báo Nhân dân….

“…Phong trào Đồng khởi bùng nổ ở khắp nơi. Chị em phụ nữ ở An Định đã lợi dụng sở thích ve vãn, trêu ghẹo phụ nữ của bọn lính để cướp súng, họ đã “gạt lính bảo lên bàn cân, cân thử, nói chúng ‘bỏ súng đạn ra cân mới thiệt’. Khi bọn chúng lên cân thì anh chị em đã vác súng chạy vào vườn, giao cho Giải phóng quân” (Chi hội Văn nghệ Đồ Chiểu - Bến Tre, 1968).

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trao quà cho các đại biểu nữ cựu tù cách mạng tiêu biểu. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trao quà cho các đại biểu nữ cựu tù cách mạng tiêu biểu. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)

“Đội quân tóc dài” nổi tiếng của Bến Tre đã độc lập nhổ đồn Cái Sơn, chiếm căn cứ công binh Rạch Vọng, đã mưu trí tiến công địch làm cho 1 đại đội khóa sinh bảo an, cả đại đội ngụy đóng ở sân bay Tân Thành, 108 binh sĩ bảo an đóng ở vùng Hàm Long, cầu Chẹt Sậy cùng hàng chục trung đội khác ở Mỏ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri… tan rã, phần lớn số binh sĩ đó đã quay súng đi theo cách mạng” (Thông tấn xã Giải phóng, 1968)…

Trên Báo Nhân dân, số 5080 ngày 9/3/1968 đăng bài viết theo lời kể của chị Tám ở Bến Tre có tên là “Đội quân tóc dài xuất trận”. Tâm trạng bồn chồn, háo hức của chị Tám khi nhận lệnh tổng tiến công của Mặt trận, chị đã không do dự mà quyết tâm gửi con, rồi đi chiến đấu. Địch rơi vào ổ phục kích của Quân giải phóng, đội quân tóc dài của chị ngay lập tức chiếm trại công binh, kho súng, kho đạn, kho dụng cụ, máy móc. Họ còn cướp được một chiếc xe, chất đầy súng đạn và sau đó đưa chiến lợi phẩm về vùng giải phóng”…

“Điểm qua một vài tờ báo trước năm 1975, những người phụ nữ Bến Tre đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Mặc dù họ chỉ được gọi tên là má Ba, chị Ba, chị Tám… nhưng những đóng góp, hình ảnh của họ mãi còn trong ký ức của nhiều thế hệ”, ông Lưu Minh Triều nhấn mạnh.

Nữ cựu tù cách mạng là hiện thân của dân tộc Việt Nam anh hùng

Kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 28/2/2025, TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Thành ủy TP HCM tổ chức Chương trình gặp mặt nữ cựu tù cách mạng tiêu biểu. Chốn lao tù đế quốc, binh lửa chiến tranh… - những ký ức tưởng như đã lùi rất xa ngày hôm nay lại ùa về trong tâm trí của 300 nữ cựu tù cách mạng tiêu biểu tại TP HCM, TP Cần Thơ, các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Ra đời từ cái nôi của phong trào Đồng khởi, “Đội quân tóc dài” là một binh chủng độc đáo, đặc biệt của cách mạng Việt Nam. (Ảnh tư liệu: TTXVN).

Ra đời từ cái nôi của phong trào Đồng khởi, “Đội quân tóc dài” là một binh chủng độc đáo, đặc biệt của cách mạng Việt Nam. (Ảnh tư liệu: TTXVN).

Một trong những nữ cựu tù có tham gia Chương trình gặp mặt là bà Trương Mỹ Hoa - một trong những cựu tù chính trị tại Trại tạm giam Chí Hòa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Trong tác phẩm “Sống như anh” của nhà báo Trần Đình Vân viết về người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, có đoạn kể về tấm gương của chị X và chị Y. Các chị bị bắt và bị kẻ địch tra tấn bằng đủ các ngón đòn dã man nhất, trong đó có đóng đinh vào mười đầu ngón tay nhưng vẫn kiên quyết không đầu hàng giặc. Tấm gương kiên trung của các chị đã sống mãi trong lòng của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nhưng ít người biết rằng, chị Y trong tác phẩm “Sống như anh” là bà Trương Mỹ Hoa. Trong số hàng ngàn nữ tù chính trị bị địch bắt suốt từ năm 1955 đến 1975, có lẽ bà Trương Mỹ Hoa là người bị giam cầm lâu nhất, mặc dù chỉ bị kết án có 18 tháng tù. Bà bị bắt ngày 15/4/1964, khi mới 19 tuổi trong lúc cùng đồng đội đang mang tài liệu đi vận động học sinh, sinh viên chống lại âm mưu bắt đi lính của chính quyền. Suốt 3 tháng trời, chúng tra tấn bà bằng đủ mọi ngón đòn dã man nhất. Nhưng bà kiên quyết không khai, không chịu chào cờ, không thực hiện các nội quy nhà giam. Sau gần 5 tháng tra khảo mà không thu được gì, bọn chúng đưa bà ra tòa xét xử với tội danh gây rối trật tự công cộng và kết án 18 tháng tù. Bà có gần 4 năm bị giam cầm tại Nhà tù Côn Đảo, nơi mệnh danh là địa ngục trần gian.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) không giấu được sự xúc động khi gặp lại những người bạn tù năm xưa. “Lúc ở Trại giam Phú Tài, Bình Định, tôi ốm yếu, người nhỏ con. Bọn trật tự ác ôn thường xuyên lôi chị em tù ra đánh đập, tra tấn rất dã man. Có lần, chúng dùng một cây củi rất to để đánh tôi. Khi ấy, chị Nguyễn Thị Ngọc Sương là giao liên Văn phòng Thành ủy, người bạn tù cùng phòng đã dang tay ôm lấy tôi, che chắn cho tôi khỏi đòn roi. Chị Sương tự thấy mình to khỏe hơn nên đã chịu đòn thay tôi. Những trận đánh tàn bạo trút xuống lưng chị ấy nhưng chị vẫn kiên cường bảo vệ đồng đội. Nghĩa cử cao đẹp ấy đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nào quên. Chị em đùm bọc, yêu thương nhau, nhường nhau từng miếng ăn trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Chiến trường ác liệt nhưng không gì có thể giết được ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cách mạng”, bà Nghĩa chia sẻ.

Tại Chương trình, Hội LHPN Việt Nam đã trao tặng đến 300 nữ cựu tù cách mạng bức ảnh “Bắc Nam sum họp” lồng vào biểu trưng. Bức ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Khánh thực hiện vào tháng 10/1975 trong một chuyến đi thực tế của tác giả tại tỉnh Bạc Liêu, ghi lại khoảnh khắc hai bà mẹ ôm nhau thắm thiết nghĩa tình, bà mẹ miền Bắc đội khăn vấn, còn bà mẹ miền Nam quàng trên cổ chiếc khăn rằn đặc trưng của Nam Bộ, cùng hai nụ cười như tỏa nắng. Bức ảnh đã gom trọn ý nghĩa về tình Nam - nghĩa Bắc qua hình ảnh nhân hậu và nụ cười mãn nguyện của hai bà mẹ Việt Nam khi quê hương thống nhất.

Nhận món quà, bà Nguyễn Thị Hoa (TP Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: “50 năm rồi, đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội gặp lại những đồng đội là nữ cựu tù cách mạng từ các tỉnh miền Nam. Tôi có tổng cộng hơn 5 năm tù đày ở Thủ Đức, Tân Hiệp, Côn Đảo, trong đó ở Côn Đảo là lâu nhất 3 năm. Nhận được món quà biểu trưng mà Hội trao tặng thật ý nghĩa và xúc động, khiến chúng tôi càng cảm thấy tự hào về lý tưởng mà mình đã chọn”.

Bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với những cống hiến và hy sinh của các mẹ, các cô, các dì là nữ cựu tù cách mạng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, trong suốt hành trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, biết bao thế hệ phụ nữ Việt Nam đã hy sinh tuổi thanh xuân, cống hiến hết sức mình để chúng ta có cuộc sống hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Sự kiên cường, kiên trung, sáng tạo và đoàn kết của các mẹ, các cô, các dì đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc, tô thắm thêm truyền thống bất khuất của phụ nữ Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tuyên truyền chống vi phạm IUU trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đẩy mạnh tuyên truyền chống vi phạm IUU trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

(PLVN) - Ngày 21/4 - 25/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức chuỗi hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống vi phạm IUU và Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại 9 xã, phường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Đọc thêm

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Chuyện giờ mới kể: Hành trình cứu nạn giữa bão giông

Chuyện giờ mới kể: Hành trình cứu nạn giữa bão giông
(PLVN) - Đứng trước ranh giới sinh tử mong manh, nhanh chóng cắt chân để đưa nạn nhân thoát khỏi đống đổ nát hay kiên trì đục từng centimet bê tông để giữ lại đôi chân cho nạn nhân, thiếu tá Hà đã can đảm chọn phương án nhân văn bất chấp những hiểm nguy đang rình rập.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

'Kỷ luật và Đồng Tâm' sức mạnh làm nên kì tích Vùng mỏ

Bộ đội ta tiến vào tiếp quản Vùng mỏ, theo quy định của Hiệp định Giơnevơ ở khu mỏ thực dân Pháp phải rút lui chậm nhất là trong 300 ngày. (Ảnh Bảo tàng Quảng Ninh cung cấp)
(PLVN) - 70 năm sau ngày giải phóng, Vùng mỏ hôm nay đã nhiều đổi thay, nhưng ký ức về những năm tháng ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí những người như cụ Nguyễn Ngọc Đàm, là một trong số rất ít cán bộ có mặt trong những ngày đầu tiếp quản Vùng mỏ còn sống đến hôm nay.

Thiệt hại gần 100 ngôi nhà ở huyện Ba Tơ do dông lốc

Thiệt hại gần 100 ngôi nhà ở huyện Ba Tơ do dông lốc
(PLVN) - Trận mưa lớn kèm dông lốc, mưa đá kéo dài nhiều tiếng đồng hồ đã khiến cho hàng chục ngôi nhà ở một xã thuộc huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) bị tốc mái, hàng chục nhà khác cũng hư hại. Nhiều tuyến giao thông bị tê liệt, trụ sở UBND xã và nhà văn hóa bị ảnh hưởng.