Niềm tin tâm linh của người Việt về Ngày vía Thần tài

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng giêng hàng năm) được xem là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt Nam nói chung và người miền Tây nói riêng. Nhất là những ai làm nghề kinh doanh buôn bán.

Tập tục thờ cúng Ngày vía Thần tài của người Việt

Từ xưa, người dân Việt Nam đã xem Thần Tài là vị thần mang lại tiền tài, may mắn đến cho gia đình. Trong tập quán tâm linh của người Việt, nếu ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch, ngày đưa ông Táo về trời) được xem là ngày định công tội, thưởng phạt cho mỗi người thì đến với Ngày vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng (tháng 1 âm lịch), lại chính là ngày đại cát đại lợi để chiêu tài.

Dân gian tương truyền, ngày vía Thần Tài chính là ngày để các gia đình Việt cảm ơn các vị Thần tài đã phù hộ cho gia chủ trong năm qua. Đồng thời, đây còn là ngày đổi vía, xin vía của vị Thần này với niềm tin sẽ giúp cho gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc, sung túc và thịnh vượng. Vậy nên, hễ cứ đến ngày này, các gia chủ thường tất bật chuẩn bị chu đáo lễ vật để cúng Thần Tài nhằm bày tỏ lòng thành kính cũng như cầu mong cả năm tài lộc sẽ đến nhà và công việc được thuận buồm, xuôi gió.

Cá lóc nướng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Ngày vía Thần Tài của người dân miền Tây.

Cá lóc nướng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Ngày vía Thần Tài của người dân miền Tây.

Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo - những việc quan trọng cần làm trong ngày vía Thần Tài là lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ cúng. Việc vệ sinh bàn thờ và tượng Thần Tài – Thổ Địa phải sử dụng nước thơm, nước có ngâm hoa hoặc rượu trắng. Tuỳ theo phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng Thần Tài cũng khác nhau.Tuy nhiên mâm cúng ngày vía Thần Tài không thể thiếu những lễ vật sau: Mâm cỗ tam sên (gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc), cá lóc nướng, hoa tươi, trái cây tươi, 5 ly nước hoặc rượu xếp hình chữ thập (tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển), 5 củ tỏi, khay giấy tiền vàng bạc (dùng trong thờ cúng).

Theo tác phẩm văn khấn cổ truyền Việt Nam của tác giả Nguyễn Bích Hằng, mẫu văn khấn trong ngày vía Thần Tài có nội dung như sau: Nam mô a di Đà Phật (3 lần)/ Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương/Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần/ Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân/ Con kính lạy Thần tài vị tiền/ Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này/ Tín chủ con là…, ngụ tại…/ Hôm nay là ngày…tháng…năm…, tín chủ thành tâm sửa biện lễ vật bày ra trước án kính mời ngày Thần Tài vị tiền/ Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm/ Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì/ Nam mô a di Đà Phật (3 lần).

Mua vàng xin “vía” Thần Tài

Bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo lễ vật và bày biện mâm cỗ để cúng Thần Tài, người dân Việt cũng thường đổ xô đi mua vàng với suy nghĩ đầu năm mang vàng vào nhà thì cả năm tài lộc đầy nhà. Song, đối với chủ các cửa hàng kinh doanh vàng bạc cùng vật phẩm phong thủy, đây lại là cơ hội để họ giới thiệu nhiều sản phẩm đa dạng mẫu mã đến với khách hàng.

Người dân Việt thường đổ xô đi mua vàng với niềm tin đầu năm mang vàng vào nhà, cả năm tài lộc đầy nhà.

Người dân Việt thường đổ xô đi mua vàng với niềm tin đầu năm mang vàng vào nhà, cả năm tài lộc đầy nhà.

Khi được hỏi về việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài, ông Phan Quốc Tuấn (ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) chia sẻ: “Nghe ông bà hay nói mua vàng vào ngày vía Thần Tài là may mắn nên cứ đến ngày này là mình sẽ đi mua vàng. Tuy nhiên, năm nay kinh tế khó khăn hơn năm trước rất nhiều nên tôi chỉ mua vài chỉ vàng tượng trưng”.

Theo PV ghi nhận, tại TP Cần Thơ, các tiệm vàng ở khu vực các chợ thuộc địa bàn quận Ninh Kiều Mở cửa từ rất sớm nhưng lại vắng người mua. Một số chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý (đường 30/4, TP Cần Thơ) cho biết, lượng khách hàng năm nay vắng hơn năm trước; mặc dù có nhiều sản phẩm, đa dạng về mẫu mã nhưng khách hàng chủ yếu lựa chọn mua nhẫn tròn (0.5 đến 2 chỉ) hoặc vàng miếng.

Nói về quan niệm mua vàng trong Ngày vía Thần Tài, Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà chia sẻ, không nhất thiết mua vàng đúng ngày vía Thần Tài (10 tháng Giêng hàng năm) thì mới may mắn, vàng mang vào nhà trong ngày này có thể được mua trước đó và chỉ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng nước thơm rồi sau đó mang vào nhà là được. Bởi lẽ, bản chất của sự may mắn trong ngày này là bản thân gia chủ cần giữ tâm thái tích cực cũng như mang vàng vào nhà, chứ không phải đi mua vàng là được may mắn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.

Công diễn vở cải lương 'Nợ nước non' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một cảnh diễn trong vở cải lương "Nợ non nước". (Ảnh: hochiminh.vn)
Tối 17/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân phối hợp với Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật sân khấu sử thi “Nợ nước non” trong tác phẩm sử thi “Nước non vạn dặm”. Chương trình nhằm tôn vinh và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.