Những thầy thuốc đặt nền móng cho vaccine “Made in Việt Nam“

Tượng bán thân của Alexandre Yersin tại Vườn hoa Yersin (Hà Nội). Ông là người tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch.
Tượng bán thân của Alexandre Yersin tại Vườn hoa Yersin (Hà Nội). Ông là người tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch.
(PLVN) - Cho đến thời điểm này, khi Covid-19 đang bùng phát trở lại, và hoành hành cao điểm ở châu Âu, Mỹ thì Việt Nam với rất nhiều nỗ lực trong việc phòng chống dịch, đã và đang có một cuộc sống bình thường mới. Và người Việt mãi nhớ những thầy thuốc đặt nền móng cho ngành Y tế dự phòng từ những năm đầu thế kỷ trước…

Alexandre Yersin - một huyền thoại 

Một trong những người Pháp được nhiều người Việt Nam biết đến là bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943). Alexandre Yersin là người sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y - Dược Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội ngày nay). 

Alexandre Yersin sinh ngày 22/9/1863 tại Thụy Sĩ (năm 24 tuổi ông mới nhập quốc tịch Pháp). Ông học y khoa năm 20 tuổi và là học trò xuất sắc của nhà vi trùng học nổi tiếng Pasteur, Koch. Ông từng cộng tác với bác sĩ Roux tìm ra thuốc chữa bệnh dịch hạch.

Tên tuổi và sự nghiệp của A. Yersin, một danh nhân khoa học thế giới, một thầy thuốc uyên bác, tận tụy và đầy lòng nhân đạo đã gắn liền với đất nước và nhân dân Việt Nam như một huyền thoại. Mới 26 tuổi, danh tiếng của Yersin đã vang lừng trong giới khoa học.

Ông đã từ giã Paris để lên đường sang Đông Dương vào cuối năm 1889. Lúc đó ông là y sĩ cho hãng tàu thủy Messageries Maritimes, mỗi lần tàu cập bến Nha Trang ông lại thích thú ngắm nhìn dãy Trường Sơn hùng vĩ, nghe niềm đam mê mạo hiểm thôi thúc và rồi ông quyết định đi bộ từ Nha Trang vào Sài Gòn.

Năm 1895, sau khi lập Viện Pasteur Nha Trang, ông trở về Pháp để cùng các bác sĩ Calmette (được đặt tên đường ở Việt Nam cùng với Yersin) và Roux nghiên cứu thuốc trị bệnh dịch hạch.

Ngoại trừ mấy năm (1902-1904) ra Hà Nội mở trường Cao đẳng Y khoa và về Pháp mấy lần thăm bác sĩ Roux, thời gian còn lại cho đến cuối đời, Yersin chỉ sống và làm việc tại Viện Pasteur Nha Trang. Ở đây ông cùng các cộng sự chuyên quan sát súc vật và tìm ra thuốc phòng và chữa bệnh cho trâu, bò. Từ năm 1905-1918, ông làm Giám đốc hai Viện Pasteur Sài Gòn và Nha Trang.

Năm 1925 là Tổng thanh tra các viện Pasteur Đông Pháp. Năm 1933, sau khi các bác sĩ Roux và Calmette từ trần, ông được mời về Pháp để nối tiếp chức vụ Viện trưởng Viện Pasteur Paris lừng danh thế giới nhưng ông đã từ chối vì có ý định ở lại Việt Nam cho đến cuối đời. Tên của bác sĩ Yersin vẫn có trong “Bác sĩ học viện” và “Y học Hàn lâm viện”, được thưởng Nhị đẳng Bắc đẩu bội tinh và nhiều huy chương quốc tế.

Từ năm 1866, bệnh dịch hạch phát hiện ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Hoa. Năm sau, dịch lan đến Quảng Đông, rồi tiềm tàng nhiều năm, đe dọa miền Bắc Việt Nam. Sau khi làm chết hàng vạn người, dịch hạch tràn sang Hong Kong. Yersin được nhà cầm quyền Pháp biệt phái sang đó để tìm căn nguyên của bệnh.

Yersin đến Hong Kong ngày 15/6/1894. Tại Bệnh viện Kennedy, Yersin chạm trán với các nhà khoa học Nhật Bản do Kitasato, học trò của Robert Koch (người tìm ra vi khuẩn lao) dẫn đầu. Họ đến Hong Kong trước Yersin 3 ngày.

Kitasato và bệnh viện không hợp tác với Yersin. Ông ta có một phòng thí nghiệm tại bệnh viện và độc quyền mổ xác bệnh nhân chết vì dịch hạch để nghiên cứu. Yersin phải thuê thợ làm một túp lều tranh hai phòng, một để làm việc, một để ở. Ngày 22/6/1894, Yersin chuyển dụng cụ đến đó. Khác với Kitasato chỉ quan tâm tìm vi khuẩn trong máu, Yersin tập trung vào chọc dò hạch và đã thành công.

Yersin tiêm vi khuẩn vào chuột thì 24 giờ sau chuột chết. Các thú vật thí nghiệm khác thì chết sau 2 - 6 ngày và trên cơ thể đầy hạch. Chỉ với khoảng 7 ngày, Yersin đã tìm ra vi khuẩn dịch hạch. Ông gửi về Viện Pasteur Paris một số ống nghiệm đầy bệnh phẩm lấy ra từ hạch người bệnh. Về sau, tại Hội nghị Sinh vật học Thế giới lần thứ X năm 1975 đã quyết định tên vi khuẩn là “Yersinia-Pestis” mang tên người đã khám phá ra nó.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Việt Nam rất thiếu thuốc quinine để điều trị sốt rét. Từ năm 1923, Yersin cho trồng cây quinquina trên cao nguyên Langbian. Nhờ sự giúp đỡ của nhà hóa lý học Lambert, chỉ 2 năm 1937-1938, diện tích trồng quinquina đạt tới đến 671 hecta. Nhân công đã thu hoạch  được hơn 41 tấn vỏ quinquina, chế tạo được 3.227kg quinin sulfate, nhờ vậy Đông Dương đã tự túc được quinine trong điều trị sốt rét.

Năm 1904, những hoạt động  của Trường Y khoa Đông Dương đi vào nền nếp, Yersin xin thôi chức Hiệu trưởng. Ngày 9/7/1904, ông rời Hà Nội để về lại Nha Trang với công việc lãnh đạo các Viện Pasteur ở Đông Dương.

Trong 57 năm hoạt động khoa học (1886-1943), Yersin đã công bố 55 công trình và 40 tác phẩm về y học, trong đó có 13 đề tài chuyên cứu về dịch hạch và 15 đề tài chuyên về nông nghiệp trồng cây quinquina và cây cao su.

Năm 1940, do tình hình sức khỏe giảm sút, A. Yersin trở về Pháp - quê hương của mình lần cuối. Sau đó, ông lại trở về ngôi nhà thân thương ở Nha Trang. Tại đây, ông đã sống những ngày cuối đời và trút hơi thở cuối cùng vào đầu năm 1943. Theo ước nguyện của ông, khi khâm liệm, người ta đặt ông nằm sấp, đầu quay ra biển để ông mãi mãi ôm lấy mảnh đất quê hương thứ hai của mình.

Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Thủ Dầu Một và TP. Hồ Chí Minh có những đường phố mang tên nhà bác học Yersin. Tại Đà Lạt, năm 2004 đã thành lập Trường đại học Yersin.       

Và “ông tổ” của ngành vaccine Việt Nam

GS.TSKH, Thầy thuốc Nhân dân Hoàng Thủy Nguyên (1929- 2018) sinh tại Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ông được cấp bằng tiến sĩ năm 1958, bằng TSKH năm 1962, được công nhận Giáo sư Y học năm 1980, chuyên ngành virus học.

Ông đã nghiên cứu và phát triển các loại vaccine dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn, xác định căn nguyên hai vụ dịch SARS, cúm về những tính chất đặc trưng của hai virus SARS - CoV và Myxovirus influenzae. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (1974-1994); Ủy viên Hội đồng Học hàm Nhà nước (1995-2000)…

Theo GS.TS Đặng Đức Anh, cả cuộc đời và sự nghiệp của GS Hoàng Thủy Nguyên gắn liền với sự phát triển hệ thống y tế dự phòng. Trong những năm 1959-1960, bệnh bại liệt bùng phát thành dịch lớn tại hầu hết tỉnh, thành phố phía bắc với khoảng 17.000 cháu bé mắc bệnh, trong đó có hàng trăm cháu bị chết.

Mỗi năm có hàng nghìn trẻ em bị di chứng liệt suốt đời. Tỉ lệ mắc bệnh lên đến 126,44 trường hợp/100.000 dân. Nhờ sự quan tâm và can thiệp kịp thời của Chính phủ Việt Nam và sự giúp đỡ về vaccine của Chính phủ Liên Xô (cũ), năm 1961, tỉ lệ mắc bệnh giảm còn 3,09 trường hợp/100 nghìn dân. 

Để chủ động phòng, chống bệnh bại liệt, Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch khi đó cho rằng, phải nghiên cứu sản xuất được vaccine dự phòng. Dưới sự chỉ đạo của GS Hoàng Thủy Nguyên, các nhà khoa học của Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư đã tập trung nghiên cứu sản xuất thành công vaccine Sabin phòng bệnh bại liệt vào năm 1962.

Nhờ có lượng vaccine sản xuất trong nước, bệnh bại liệt đã không bùng phát thành những dịch lớn trong suốt thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20; tỉ lệ mắc bại liệt dao động khoảng 3 trường hợp/100.000 dân và giảm rõ rệt khi chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) triển khai. Từ năm 1985, vaccine bại liệt uống do Việt Nam sản xuất được đưa vào chương trình TCMR để triển khai cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Từ năm 1990, tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được uống đủ ba liều vaccine bại liệt trong tiêm chủng liên tục đạt hơn 90%. Việc duy trì tỉ lệ đó trong suốt giai đoạn 1993 - 2000 là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt và duy trì thành quả một cách bền vững đến ngày nay.

GS.TS Đặng Đức Anh cho rằng, một đóng góp vô cùng lớn của GS Hoàng Thủy Nguyên, đó là việc đặt nền móng cho chiến lược tự sản xuất vaccine tại Việt Nam. Sau năm 1954, quán triệt quan điểm y học dự phòng tích cực của Nhà nước, được sự quan tâm, đầu tư của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư do ông là viện trưởng đã đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất vaccine để chủ động phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại vaccine như: Đậu mùa, tả, thương hàn, ho gà, giải độc tố bạch hầu, BCG, vaccine phòng dại... Với sự chỉ đạo của GS Hoàng Thủy Nguyên, Việt Nam đã hình thành mạng lưới các cơ sở sản xuất vaccine: Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 (chuyên sản xuất vaccine viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, dại...); Viện Sản xuất vaccine Nha Trang (chuyên sản xuất vaccine DPT, BCG, AT, thương hàn); Trung tâm Khoa học sản xuất vaccine Sabin (chuyên sản xuất vaccine bại liệt và vaccine sởi).

Và sinh thời, GS Hoàng Thủy Nguyên trăn trở trước những về biến đổi khí hậu, bởi nó sẽ tác động lớn đến sinh thái, làm thay đổi sinh thái; sinh thái thay đổi thì thế giới các vi sinh vật sẽ bị tác động nhiều nhất. Khi đó, những tái tổ hợp xảy ra ở các vi sinh vật sẽ làm xuất hiện các tác nhân gây bệnh mới, đặc biệt là những tác nhân ở các côn trùng có thể gây bệnh cho người, ví dụ các virus viêm não Nhật Bản...

Khi những tái tổ hợp mới xuất hiện, khả năng gây bệnh của những vi sinh vật mới sẽ rất nguy hiểm. GS Hoàng Thủy Nguyên và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã bắt tay xây dựng Trung tâm quốc tế đào tạo sinh y học: “Y học phát triển đều dựa trên những thành tựu hiện đại của sinh học ngày hôm nay. Tất cả thành tựu của sinh học hiện đại đều được ứng dụng vào y học để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất của y học, từ những bệnh nhiễm trùng cho đến những bệnh mãn tính. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương do các nhà khoa học Pháp thuộc Viện Pasteur Paris xây dựng năm 1924. Chúng tôi gọi viện này là của thế kỷ XX. Để có thể giải quyết được những vấn đề về phòng bệnh và chữa bệnh cho Việt Nam trong thế kỷ này, cần có một cơ sở sinh y học hiện đại, cơ sở cho thế kỷ XXI”…

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.