Những người lính – nghệ sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (Bài 1)

Phút nghỉ ngơi giữa giờ tập luyện
Phút nghỉ ngơi giữa giờ tập luyện
(PLO) - Trong cuộc chiến Việt Nam, bên kia chiến tuyến, nếu như lính Mỹ có thể thưởng thức các chương trình của USO ((United Service Organizations Inc. – Tổ chức Dịch vụ Liên bang, là một tổ chức tư nhân chuyên cung cấp các dịch vụ giải trí và cổ động cho quân đội Mỹ; thì bộ đội cũng thường được xem đội ngũ văn công lưu động biểu diễn. 

Thông điệp mà các đoàn văn công Việt Nam truyền tải tới khán giả thường rất khác so với thông điệp mà USO truyền tải tới lính Mỹ, nhưng đối với tất cả các binh sĩ tham gia cuộc chiến thì nghệ sĩ của cả hai phía đều đã mang đến một sự thư giãn tạm thời nhưng quý giá, giúp họ giải tỏa bớt căng thẳng của cuộc chiến. Câu chuyện sau đây được tác giả James G. Zumwalt đúc kết từ các cuộc phỏng vấn với nhiều nghệ sĩ Việt Nam, những người đã hiến dâng khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời để biểu diễn dọc Đường mòn Hồ Chí Minh và trên chiến trường miền Nam. PLVN xin lược trích. 

1. Ngay từ đầu đời, Lê Thu Lượng đã nhận ra thực tế khắc nghiệt đối với những con người sinh trưởng trong một đất nước chiến tranh liên miên. Là đứa con duy nhất trong gia đình, cô không bao giờ biết mặt cha mẹ.

Cô sinh tháng 12/1947, vào buổi đầu cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của Việt Nam, và mới hai tuổi thì đã thành mồ côi. Cha cô, một người lính Việt Minh, đã thoát khỏi sự giam cầm của người Pháp để rồi lại chết trong rừng sâu. Trong điều kiện không có thuốc men, ông bị sốt rét đánh gục. Chưa đầy một năm sau, mẹ của Lượng cũng qua đời – bà là nạn nhân trong một cuộc ném bom của quân Pháp. 

Được bà ngoại nuôi nấng và lớn lên trong tiếng ru của bà, cô bé đã sớm có niềm đam mê những giai điệu dân ca. Ở tuổi 12, cô bé nghèo trong một làng nhỏ thuộc khu vực Vĩnh Linh đã sớm phát lộ những phẩm chất của một nghệ sĩ dân ca.

Tài năng của cô được biết đến. Lượng sớm được tuyển vào đội văn công để phục vụ hoạt động phát thanh và tuyên truyền. Giọng ca huyền diệu cùng với ánh mắt thiên thần của cô đã trở thành một thứ vũ khí đặc biệt – cô biểu diễn cho khán giả những bài ca về niềm say mê, truyền cảm hứng cho họ về chiến thắng cuối cùng, về sự thống nhất của Tổ quốc.

Ban đầu Lượng biểu diễn ở các thôn xóm, sau đó cô tham gia một đoàn văn công 45 người tới Hà Nội biểu diễn cho bộ đội. Rồi cô xung phong gia nhập đoàn văn công quân đội và vào Nam công tác  từ tháng 3/1967. Rời Hà Nội cùng với một đoàn văn công gồm các tài năng thuộc nhiều thể loại, từ ca sĩ tới nghệ sĩ múa, từ diễn viên chính kịch tới diễn viên hài, Lượng sớm nhận ra sự khắc nghiệt của chiến tranh khi cô phải đi bộ dọc Đường mòn Hồ Chí Minh.

Sự kiện đoàn văn công rời Hà Nội đánh dấu giai đoạn tám năm công tác với trách nhiệm nặng nề - cuộc sống của Lượng cùng các nghệ sĩ đồng đội luôn đầy thử thách về thể chất và tinh thần.

Đoàn đi dọc Đường mòn vào Nam, tới mỗi binh trạm đều nghỉ lại. Là nghệ sĩ, không giống như lính thông thường, họ thường ở lại nhiều ngày tại mỗi binh trạm để biểu diễn. Đối với những người lính không có gì ngoài sự khắc nghiệt của chiến tranh, sự xuất hiện của các đoàn văn công là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao.

Thông thường, các buổi diễn được tổ chức ngoài trời. Lính tráng ngồi xung quanh một sân khấu dã chiến, có người trèo lên cây cối xung quanh để xem. Sân khấu thường được dựng dưới tán cây rừng để giúp nghệ sĩ biểu diễn cũng như bộ đội ngồi xem khỏi bị máy bay địch phát hiện. Đôi lúc các buổi văn nghệ diễn ra dưới hầm để phục vụ những thương bệnh binh không thể lên mặt đất được. Dù ở đâu thì các buổi biểu diễn cũng luôn được chào đón nồng nhiệt.  

Ca sĩ của một đoàn văn công quân giải phóng
Ca sĩ của một đoàn văn công quân giải phóng

Hành trình của đoàn kết thúc trên đoạn Đường mòn giữa Quảng Trị và Thừa Thiên, nơi đã trở thành căn cứ hoạt động của họ. Được biết đến với tên gọi đoàn văn công Trị Thiên, Lượng và các nghệ sĩ đồng đội thường xuyên đi khắp vùng, xuôi ngược theo Đường mòn để biểu diễn cho các đơn vị bộ đội. Năng khiếu chính của Lượng là hát, nhưng cô cũng chứng tỏ tài năng trong nhiều thể loại khác.

“Tôi hát mọi thể loại, ngoài ra còn biểu diễn hài kịch và chính kịch”, cô nói. Dù hình thức như thế nào thì các buổi biểu diễn thường có một chủ đề chung – đó là sự hy sinh cá nhân vì sự nghiệp chung. Chỉ có hy sinh bản thân mới mong đạt được mục tiêu thống nhất đất nước.

2. Để hiểu được vị trí trang trọng của nghệ thuật, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng: Trong chiến tranh, đối với Hà Nội, các nghệ sĩ biểu diễn có vai trò quan trọng không kém những người lính chiến đấu ngoài mặt trận.

“Đối với người chiến sĩ trên mặt trận thông tin, lời bài hát hay chủ đề một vở kịch chính là vũ khí chiến đấu”, ông Nguyễn Thế Linh, người chỉ huy một đoàn văn công biểu diễn dọc Đường mòn giai đoạn 1964-1975, nhấn mạnh.

“Không trực tiếp chiến đấu nhưng chúng tôi chăm sóc tinh thần cho chiến sĩ. Đơn vị của chúng tôi tuy nhỏ nhưng hoạt động hiệu quả và có đóng góp rất quan trọng. Tất cả những bài hát, bài thơ, vở kịch đều hướng tới khích lệ tinh thần chiến sĩ. Mỗi một tiết mục đều nhằm mục đích giải thích rõ tại sao chúng tôi lại chiến đấu – và quan trọng hơn, tại sao chúng tôi phải chiến thắng”.

Khó mà hiểu một cách cặn kẽ về nỗ lực đưa nghệ thuật tham gia vào các nỗ lực chiến đấu bên phía Bắc Việt. Trong khi người lính Mỹ nghe các ca khúc về quê nhà, người thân mà họ để lại sau lưng, cũng như bi kịch của chiến cuộc, chẳng hạn bài “Đâu rồi những bông hoa?” (“Where Have All The Flowers Gone?” là một bài hát rất thịnh hành vào thập niên 1960, do Pete Seeger và Joe Hickerson viết lời, theo giai điệu một bài dân ca Mỹ), bộ đội lại nghe những bài ca ái quốc, những khúc hát giành chiến thắng cho Tổ quốc, niềm vinh quang được cầm súng và được hy sinh cho đất nước.

Các bài hát mà bộ đội nghe hiếm khi nói về nỗi đau hoặc mất mát của cá nhân – vì điều đó chỉ khiến người lính bị phân tâm trong sứ mệnh giành chiến thắng.

Thông điệp gửi cho người lính ngoài chiến trường hay gia đình họ ở quê hương đều có chung nội dung. Nó giải thích cho người lính “lý do tồn tại” – rằng có mặt ở đây để hy sinh cho Tổ quốc. Và dù cho có chung cội nguồn, nhưng những bài ca của miền Nam rất khác so với miền Bắc. Trong khi binh lính Sài Gòn luôn nghĩ về tình cảm lãng mạn, bộ đội chỉ tập trung vào chiến trường.

“Nghệ thuật là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa”, ông Linh giải thích. “Quân đội nhân dân của chúng tôi luôn tập trung cao độ cho nhiệm vụ chiến đấu nên rất cần nghệ thuật để thư giãn. Chúng tôi không thể thờ ơ với món ăn tinh thần này. Trong chiến tranh, vũ khí và khí tài hiện đại là rất quan trọng – nhưng yếu tố con người lại càng quan trọng hơn”.

Ông Linh nói rằng nước Mỹ thất bại trong cuộc chiến vì đã không hiểu con người và lãnh đạo Việt Nam. “Người Mỹ đã không hiểu được yếu tố con người trước khi tham chiến”, ông chia sẻ. “Họ không hiểu nghệ thuật của chúng tôi. Nghệ thuật khích lệ tinh thần bộ đội và truyền cho họ nguồn động lực để vượt qua khó khăn gian khổ.

Thời khắc khó khăn nhất của cuộc chiến là những lúc thiếu thực phẩm. Chúng tôi có thể sống nhiều ngày với chỉ một nhúm thức ăn. Tình hình tồi tệ đến mức chúng tôi đã tính đến phương án cho phụ nữ trở ra Bắc, nhưng âm nhạc đã khích lệ họ ở lại. Đó là lý do tại sao chúng tôi có thể chiến đấu suốt mười một năm. Thời đó thật gian khó.

Nhưng chúng tôi vẫn vượt qua bao khó khăn, trong đó có phần nhờ vào nguồn cảm hứng từ âm nhạc, từ những bài hát, bài thơ. Lời ca là một đội quân vô hình nhưng rất hùng mạnh. Vai trò của văn nghệ quan trọng tới mức nhiều người lính chiến, trong giai đoạn khan hiếm thực phẩm, vẫn sẵn sàng nhường phần ăn cho nghệ sĩ để đảm bảo họ đủ sức khỏe biểu diễn”.

Vị Tư lệnh trưởng lực lượng Đường mòn Hồ Chí Minh, Tướng Đồng Sĩ Nguyên, thừa nhận tầm quan trọng của nghệ thuật như là một công cụ truyền động lực. Sau một trận đánh đẫm máu trong trung đoàn dưới quyền chỉ huy của ông, ông đã triệu tập nhà thơ Phạm Tiến Duật, người đang làm việc ở sở chỉ huy. Đã gần nửa đêm khi thi sĩ gặp vị tư lệnh.

Sau khi thông báo cho ông Duật về tổn thất vừa qua, Tướng Nguyên chỉ đạo nhà thơ viết một bài về sự hy sinh của trung đoàn. Ông Duật hiểu rõ mục đích của việc làm ấy – thông qua hình thức nêu gương hy sinh của các chiến sĩ trung đoàn, vị tư lệnh muốn thổi lên tinh thần chiến đấu cho những người lính sống sót qua trận đánh cũng như cho chính bản thân ông. “Tướng Đồng Sĩ Nguyên hiểu rất rõ tác dụng quan trọng của văn chương”, ông Duật nhận xét.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.