Những “người hùng” thầm lặng giữa đại dương

18 anh em thủy thủ luôn xem tàu là nhà, biển là quê hương.
18 anh em thủy thủ luôn xem tàu là nhà, biển là quê hương.
(PLO) - Họ là những thuyền viên quả cảm của lực lượng cứu hộ, cứu nạn tàu SAR 413 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 Việt Nam – Vietnam MRCC. Công việc hàng ngày của họ phải đương đầu với những vất vả, hiểm nguy và đôi khi đổi bằng tính mạng vì sóng gió đại dương nhưng dù chỉ trong ý nghĩ, họ chưa bao giờ thấy sờn lòng, nao núng. 

Những ký ức theo cùng năm tháng
Cũng như những người lính biển có cuộc sống thường nhật lênh đênh trên biển, anh em thủy thủ con tàu SAR 413 được mệnh danh là “phao cứu hộ” của biết bao ngư dân trong cơn thịnh nộ bất thường của biển cả. Mỗi chuyến tàu rời đất liền, trong tim họ luôn cùng chung nhịp đập của lòng quyết tâm. 
Nói về công việc của lực lượng cứu hộ tàu SAR 413 thì nhiều không kể xiết, trong niềm vui xen lẫn những giọt nước mắt hạnh phúc sau mỗi chuyến đi. Ấn tượng gần đây nhất là chuyến đưa vào bờ an toàn gần 40 ngư dân trên con tàu QNa – 90956 – TS gặp nạn trên vùng biển Trường Sa cuối tháng 9 vừa qua. Trong số anh em cứu hộ, có những người nay đã bước sang ngưỡng 40-50 tuổi và có hơn nửa đời người gắn bó với nghề, nhưng dường như chẳng ai muốn kể về mình. Họ rất khiêm tốn khi chia sẻ về bản thân, về nhiệm vụ mà họ đang làm. Bởi hơn ai hết, họ hiểu được những giá trị của mồ hôi và nước mắt lẫn trong vị mằn mặn của đại đương.
Chàng thủy thủ Võ Quyết Thắng đã có hơn 10 năm theo con tàu SAR 413 rẽ từng con sóng biển thực hiện nhiệm vụ cứu người. Với thân hình vạm vỡ kiểu con nhà biển “ăn sóng nói gió”, anh Quyết tiếp chuyện bằng cái giọng đặc  chất “Quảng Bình quê ta ơi”. Anh bảo, nghề nào cũng cần niềm đam mê và tình yêu đặc biệt mới có thể trụ vững. Và với công việc cứu hộ, cứu nạn trên biển thì như là “tôn chỉ” sống của nghề. Thử thách lớn nhất và đồng thời cũng là ám ảnh vô hình đeo đẳng là những lần “chạm trán” với thi thể người chết bị phân hủy, không còn nguyên vẹn.
Chữa cháy trên biển
Chữa cháy trên biển 
Chuyện những người lính biển phải trực tiếp dùng tay để vớt tử thi mềm nhớt nhát, bốc mùi là hết sức bình thường. Nỗi ám ảnh vô hình đó là những cảm giác mà họ không bao giờ muốn quen. Không ai muốn phải nhận lệnh ra đại dương để tìm kiếm thi thể người bị nạn mất tích. Không phải bởi nỗi ám ảnh của hiểm nguy, của tử thi không còn nguyên vẹn mà bởi họ sợ chạm vào nỗi đau khi không tìm và cứu được những người còn sống đang gặp nạn trở về. Những nỗi đau của sự chia ly sinh tử  mà chỉ những ai trong cuộc, từng trải qua mới thấu hiểu.
Dù đã 10 năm trong nghề nhưng anh Thắng vẫn cảm thấy ớn lạnh, đớn đau bởi cái cảm giác lần đầu chạm tay vào tử thi. Họ là bà con ruột thịt của xứ sở mình, mới hôm qua thôi còn là trụ cột đi biển nuôi sống vợ con, gia đình mà nay cơ thể cường tráng ấy đã tan vào cát bụi, hòa cùng sóng nước đại dương. Ý nghĩ đó khiến anh Thắng nghẹn ngào thương xót. Dù không nhớ  đã bao nhiêu lần làm việc nghĩa đó nhưng anh Thắng vẫn vẹn nguyên cảm giác “không bao giờ muốn quen” khi tiếp xúc với nỗi đau này. 
Anh Thắng nhớ lại: “Những ngày đầu chưa quen, gió đại dương lồng vào người kèm những đợt sóng biển gào thét xô vào boong tàu từng hồi, từng hồi. Nếu trúng vào lúc đang vớt thi thể nạn nhân lên tàu mà không khéo, không cẩn thận thì tử thi có thể bị rã ra, đứt đoạn, nên cứ phải nương theo từng cơn sóng mà nhè nhẹ đưa thi thể lên tàu mong cho còn nguyên vẹn để bàn giao lại cho người nhà nạn nhân”.
Đưa thi thể nạn nhân bị nạn lên tàu cứu hộ.
Đưa thi thể nạn nhân bị nạn lên tàu cứu hộ. 

Còn với Thuyền phó Nguyễn Hùng Xuân, kỷ niệm sâu sắc nhất với anh là chuyến đi cách đây 9 năm (2006) để trục vớt thi thể một ngư dân trên tàu cá Phú Yên bị cuốn chặt vào lưới dưới biển 5 ngày liền. Giữa biển khơi, khi công tác cứu nạn còn nhiều trắc trở cộng theo gió lớn, sóng to khiến công việc tìm kiếm khó khăn bội phần. Phải hơn 1 giờ đồng hồ, khó khăn lắm tàu SAR 413 mới tiếp cận được thi thể nạn nhân mắc kẹt dưới biển và đưa lên tàu. Đó cũng là lần đầu tiên anh Xuân tự tay chạm vào tử thi. Và cứ đêm đêm, những anh em thủy thủ trong tàu lại thấy anh Xuân “nghiện” rượu, một thói quen chưa từng có ở con người mẫu mực này. Anh nói: “Uống rượu là để không phải suy nghĩ, uống để lâng lâng rồi để được chợp mắt ngủ thiếp đi như người vô hồn, không cần bận tâm”.

Không lễ, không tết là chuyện thường
Với những thuyền viên thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn thì dường như không có khái niệm ngày lễ, ngày tết, đêm hay ngày. Ngày nào và bất kỳ thời điểm nào với họ cũng là “giờ hành chính”. Họ luôn sống trong tâm thế chủ động nhận nhiệm vụ. Những vật dụng cho công tác cứu hộ luôn trong tư thế sẵn sàng. Chỉ cần nhận lệnh, trong vòng 15 phút, họ đã có mặt đông đủ để nhổ neo ra khơi.
 
Anh Thắng cho hay, nghề này hầu như không có khái niệm ngày lễ, tết. Chiếc xe máy lúc nào cũng đầy đủ vật dụng, hễ nhận lệnh là cứ thế lao đến cảng nhận nhiệm vụ. Rồi mỗi lần trở về bờ an toàn, hoàn thành nhiệm vụ là lòng lại lâng lâng nhiều xúc cảm khó tả. Khi đó nước mắt, mồ hôi lại quyện trong vị mặn chát của biển khiến ai nấy không bao giờ quên. “Đó là những chuyến đi hạnh phúc khi may mắn cứu được một ai còn sống đưa về đất liền. Và nếu như không… cứu được ai là nỗi day dứt, chỉ biết nuốt nước mắt vào trong nhìn thân nhân người bị nạn quằn quại trong nỗi đau tuyệt vọng.” – một thuyền viên bộc bạch.
Là chỉ huy con tàu SAR 413 nhưng dường như Thuyền trưởng Đinh Xuân Trường lại kiệm lời khi nói về những câu chuyện mà mình đã đi qua. Anh chỉ cho những lời khuyên, lời nhắn thân tình của người thủ lĩnh đến những anh em thủy thủ. “Nếu không có sự đoàn kết, lòng quyết tâm và sự hy sinh quên mình của những anh em thủy thủ thì sứ mệnh con tàu SAR 413 không thể hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của mình.” – anh Trường nhấn mạnh.
18 anh em thủy thủ từ lâu đã xem con tàu SAR 413 là nhà, biển cả là quê hương thứ hai và anh em thủy thủ là tổ ấm gia đình ấm áp giữa lòng đại dương bao la để gắn kết với nhau. Đó chính là nơi kết tinh mùi mặn của biển, vị “chát” của mồ hôi và nước mắt của tình người./.

Đọc thêm

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.