Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi trong mùa dịch

Người cao tuổi cần điều dưỡng tinh thần, vận động để tăng cao thể lực.
Người cao tuổi cần điều dưỡng tinh thần, vận động để tăng cao thể lực.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Người cao tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao khi nhiễm phải COVID-19. Vì vậy, cần có những phương pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hợp lý để phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh xâm nhập.

Vì sao người cao tuổi phải “e dè” với COVID-19 hơn?

Các số liệu thống kê cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính,… có nguy cơ lây nhiễm cao, bệnh tiến triển nặng nề hơn, điều trị kéo dài với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD); 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư…

COVID-19 có xu hướng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn ở người trung niên và lớn tuổi. Nguy cơ phát triển các triệu chứng nguy hiểm tăng theo tuổi tác. Ở Mỹ, khoảng 80% trường hợp tử vong là ở những người từ 65 tuổi trở lên. Rủi ro thậm chí còn cao hơn đối với người lớn tuổi có các bệnh lý nền.

Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ tử vong, biến chứng gia tăng đối với người trong độ tuổi 50 và tăng lên trong những độ tuổi 60, 70 và 80. Những người từ 85 tuổi trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh rất nặng.

Người cao tuổi sẽ dần xuất hiện những sự lão hóa của cơ thể, từ hệ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng trong bộ máy hoạt động như tim, phổi, hệ thống mạch máu. Tình trạng này làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể người lớn tuổi đối với những tác động từ bên ngoài như thời tiết và môi trường, làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.

Sự lão hóa của cơ thể khiến sức đề kháng của người già bị suy giảm, hệ miễn dịch yếu hơn. Do đó, hệ hô hấp cũng yếu đi dần theo thời gian, lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém. Vì vậy, nếu không thực hiện phòng tránh đúng cách, người lớn tuổi có nguy cơ mắc Covid-19 chủng mới hiện nay rất cao.

Khi đã bị nhiễm virus, bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn ở người cao tuổi, diễn biến bệnh xấu nhanh và có thể tăng nặng, gây ra nhiều biến chứng. Các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh phải thở bằng máy, nặng hơn phải can thiệp ECMO, hoặc thậm chí là có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, đa số người cao tuổi cũng thường mang theo nhiều yếu tố bệnh nền trong cơ thể, mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Đây cũng là một trong các nguyên nhân người già nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc dịch bệnh.

Theo Quỹ Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm, người cao tuổi dễ mắc và tử vong cao hơn do COVID-19, nguyên nhân rõ nhất là do chức năng hệ miễn dịch giảm suy giảm. Tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể có sự thoái hóa, suy giảm chức năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần, khiến người lớn tuổi gặp khó khăn trong cuộc chiến chống lại virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Cạnh đó, khi tuổi tác tăng cao, mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Người cao tuổi thường có sẵn tình trạng bệnh lý nền trước đó, nên việc virus xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn ở bệnh tim, thận hoặc gan. Ngoài ra, chức năng phổi giảm theo tuổi tác khiến khả năng thông khí kém hiệu quả, nếu có thêm tình trạng viêm phổi tiến triển thì tình trạng suy hô hấp dễ phát triển.

Chính vì vậy, mỗi gia đình cần đặc biệt quan tâm chăm sóc cho người cao tuổi trong thời điểm dịch bệnh hoành hành. Đồng thời, người cao tuổi cũng cần chú ý các nguyên tắc tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, tránh nguy cơ xâm nhập của COVID-19.

Nên thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khỏe cho người cao tuổi.

Nên thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khỏe cho người cao tuổi.

Chăm sóc và bảo vệ người cao tuổi tại nhà như thế nào?

Theo các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cần chú trọng cả yếu tố tinh thần và thể chất.

Người già cần nhất yếu tố tinh thần, được con cháu quan tâm, chăm sóc. Vì vậy, cần dành thời gian để ở bên, quan tâm, an ủi người già, tránh cho họ những hoang mang, sợ hãi hay cô độc trong thời gian này.

Về nơi ở, nơi nghỉ ngơi của người cao tuổi cần phải luôn sạch sẽ, thoáng khí, đảm bảo không khí trong lành để quá trình hô hấp của cơ thể không gặp bất lợi. Về dinh dưỡng, cần cho người cao tuổi ăn đủ chất, uống đủ nước. Cần ăn đủ chất, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nước cũng rất quan trọng, mỗi ngày cần bổ sung 1,5 - 2 lít nước cho cơ thể. Không uống quá nhiều nước một lần, mà nên uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày để giữ cổ họng luôn ẩm, hạn chế sự bám dính của vi rút sẽ xâm nhập vào cơ thể. Khi không khát, người già cũng có thể uống các loại trà hoặc nước ấm để có sức khỏe tốt hơn trong mùa dịch.

Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của người cao tuổi đã suy yếu nên khi ăn uống cần cẩn trọng, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Người cao tuổi cần tránh ăn những loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín như trứng ốp-la, ăn gỏi cá sống, các món tái, tiết canh. Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều axit béo như thịt nướng, thịt hun khói, các món quay, rán, các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như đồ hộp, thịt nguội, mỳ gói...

Người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ và sâu giấc. Tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên, hàng ngày, nên tập các bài thể dục có lợi cho sức khỏe như dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đứng lên ngồi xuống, tập các bài tập thăng bằng, đi bộ tại chỗ với các dụng cụ hỗ trợ, mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Đối với người chưa quen vận động, hãy bắt đầu vận động đơn giản như đi bộ và nâng cao dần lên tùy thuộc vào sức khỏe của mình. Đặc biệt cần bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc. Nhiều người cao tuổi ở nước ta vẫn giữ thói quen hút thuốc lá, điều này rất có hại cho sức khỏe nói chung và cho việc phòng chống vi rút xâm nhập cơ thể nói riêng. COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công phổi. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi, tổn thương biểu mô hô hấp (niêm mạc phổi) và hệ miễn dịch khiến cơ thể khó chống SARS-CoV-2 và các bệnh khác.

Nhiều người già sợ buồn nên có thói quen giao lưu, trò chuyện với hàng xóm. Đặc biệt ở những vùng chưa áp dụng giãn cách, người già vẫn gặp nhau, đi sang nhà con cháu, tập thể dục... Điều này gây ra nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, nguy hiểm cho sức khỏe. Người cao tuổi nạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với người khác, đặc biệt trong không gian kín. Tạm thời thời điểm này chỉ nên giữ liên lạc với con cháu, người thân ở xa qua thiết bị điện tử, video call. Nếu sống cùng nhiều người trong nhà, hãy sắp xếp một phòng riêng với chế độ chăm sóc đặc biệt, hạn chế tiếp xúc không an toàn đối với người cao tuổi, đặc biệt nếu người trẻ trong nhà có việc thường xuyên đi ra ngoài.

Hiện, cả nước đang mở rộng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Đây là biện pháp quan trọng, giúp phòng ngừa và giảm biến chứng nặng của Covid-19. Các bác sĩ đã khuyến cáo, các gia đình nên ưu tiên đăng kí tiêm ngừa cho người già, người có bệnh nền trước rồi mới đến các thành viên khác. Đồng thời, hiện có nhiều người cũng có tâm lý “sợ” biến chứng từ vắc xin nên chưa chịu tiêm ngừa, chờ đợi các loại “chất lượng cao”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh các loại vắc xin phòng Covid-19 như: AstraZeneca, Pfizer hay Moderna đều giảm nguy cơ tử vong và biến chứng bệnh nặng do Covid-19 ở người cao tuổi.

Đối với những người cao tuổi đang điều trị các bệnh mạn tính, cần tuân thủ chế độ điều trị các bệnh lý nền mạn tính một cách đều đặn. Không được ngưng thuốc, chuẩn bị sẵn những thuốc thường dùng để sử dụng trong thời gian lâu dài. Có thể liên hệ điện thoại với cơ sở y tế đang điều trị để trao đổi trực tiếp và được tư vấn phù hợp. Nên có các thiết bị y tế điện tử trong nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp, nhịp tim... để thường xuyên theo dõi sức khỏe người cao tuổi, nhất là người cao tuổi mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính.

Trường hợp người cao tuổi mắc phải COVID-19, cần lập tức liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế điều trị theo đúng phác đồ do các bác sĩ đưa ra, không nên tự ý điều trị tại nhà theo sự tư vấn từ mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.