Những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc tranh luận lần 2 giữa Trump-Clinton

Những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc tranh luận lần 2 giữa Trump-Clinton
(PLO) - Dưới đây là những khoảnh khắc  ấn tượng trong cuộc tranh luận vừa diễn ra giữa ông Trump và bà Clinton.

Các ứng viên tổng thống đã không hề do dự trong việc công kích lẫn nhau trong cuộc tranh luận nóng bỏng kéo dài 90 phút diễn ra đêm 9/10 (giờ Mỹ, sáng 10/10, giờ Việt Nam).

Trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ 2, ông Donald Trump “vào cuộc” trong tình thế bất lợi vì bê bối phát biểu tục tĩu khi nói về phụ nữ còn bà Hillary Clinton liên tục bị tấn công vì những email cá nhân.

Bà Clinton được cho là đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận vừa diễn ra dù nhiều nhà bình luận nhất trí cho rằng ông Trump đã thể hiện tốt hơn so với cuộc tranh luận đầu diễn ra hôm 26/9.

Dưới đây là những khoảnh khắc chủ chốt trong cuộc tranh luận vừa diễn ra:

1. Ông Trump tấn công ông Bill Clinton với sự xuất hiện của những người từng tố cáo ông Clinton

Chỉ hơn 1 giờ trước cuộc tranh luận, ông Trump đã có cuộc gặp với những phụ nữ từng tố cáo cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton hãm hiếp và có những hành vi tình dục không mong muốn khác với họ.

Sự kiện do ứng viên của đảng Cộng hòa tổ chức trước cuộc tranh luận là tín hiệu cho thấy ông dự định sẽ dùng ông Clinton để phân tán những chỉ trích về những phát biểu tục tĩu của ông về phụ nữ.

Trong suốt cuộc tranh luận, ông cũng tuyên bố “chưa có người nào trong lịch sử chính trị của Mỹ lạm dụng phụ nữ nhiều như ông Clinton”.

Ông Trump và những phụ nữ từng tố bị ông Clinton lạm dụng tình dục.
Ông Trump và những phụ nữ từng tố bị ông Clinton lạm dụng tình dục.

2. Các ứng viên không thèm bắt tay nhau khi được giới thiệu và bước vào sân khấu

Thay vào đó, 2 người đứng cạnh nhau trước khi cuộc tranh luận bắt đầu.

Tuy nhiên, kết thúc cuộc tranh luận, họ cuối cùng cũng bắt tay nhau.

3. Ông Trump bảo vệ bản thân về đoạn video

Đoạn video ghi âm ghi lại việc ông Trump có những lời lẽ thô tục và nói về việc sờ mó phụ nữ mà không được sự đồng ý của họ đã khiến cử tri Mỹ tỏ ra hào hứng với cuộc tranh luận hơn.

“Đó chỉ là cuộc trò chuyện ở phòng thử đồ. Tôi không tự hào về việc đó. Tôi đã xin lỗi gia đình tôi. Tôi đã xin lỗi người Mỹ”, ông Trump lý giải.

Ông này cũng tuyên bố ông rất tôn trọng phụ nữ và khi bị MC hỏi xoáy vụ bê bối “dâm ô phụ nữ có chồng”, ông Trump đánh lạc hướng bằng cách lái sang câu chuyện về IS.


4. Bà Clinton nói đoạn băng cho thấy chính xác ông Trump là người thế nào

Tại cuộc tranh luận, ứng viên của đảng Dân chủ cho rằng những bình luận về phụ nữ của ông Trump đã cho thấy “chính xác ông ấy là người thế nào”.

Bà Clinton cáo buộc ông Trump đã sỉ nhục phụ nữ trong suốt chiến dịch tranh cử: “Hôm thứ Sáu chúng ta đã nhìn thấy và nghe thấy Donald nói gì về phụ nữ, nghĩ gì về phụ nữ và hành xử thế nào với họ. Tôi cho là ai cũng thấy rõ điều này chứng tỏ ông ta là người thế nào. Chúng ta đã thấy ông ấy nhạo báng phụ nữ, chúng ra đã thấy ông ta đánh giá phụ nữ dựa vào vẻ bề ngoài của họ, xếp họ từ 1 đến 10, chúng ta đã thấy ông ấy bêu xấu phụ nữ trên TV và Twitter”.


5. Ông Trump sẽ tống bà Clinton vào tù nếu đắc cử

Ông Trump nói tuyên bố nếu thắng cử sẽ chỉ đạo Bộ trưởng tư pháp chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra về việc bà Clinton sử dụng email cá nhân khi còn là ngoại trưởng, mà theo ông này là gây nguy hiểm tới an ninh quốc gia.

Đáp lời, bà Clinton nói: “Thật tốt khi một người nóng nảy như Donald Trump không nắm luật pháp của đất nước này”.

Và ông Trump đáp lại: “Vì bà sẽ ở trong tù”

6. Bà Clinton lấy cảm hứng từ bà Michelle Obama

Sau những cáo buộc của ông Donald Trump về chồng mình, bà Hillary Clinton nói rằng nhiều bình luận của ông Trump là “không đúng”.

Bà cũng nói rằng khi nghe những lời như vậy, bà nhớ đến lời khuyên của người bạn Michelle Obama “Dù bị chơi xấu, vẫn phải ngẩng cao đầu”.

Bà Clinton nói rằng tất cả mọi người hẳn đều đã có kết luận của họ về việc ông Trump có tôn trọng phụ nữ hay không.

7. Ông Trump không đồng ý với phó tướng Mike Pence

Trump thú nhận ông không đồng ý với người bạn đồng hành và là ứng viên phó tổng thống Mike Pence

“Ông ấy và tôi đã không nói chuyện với nhau và tôi không đồng ý với ông ấy”, ông Trump cho biết về tuyên bố có thể sử dụng quân sự ở Syria nếu cần của ông Pence.


8. Khi không còn gì để nói

Bầu không khí căng thẳng của cuộc tranh luận đã dịu xuống khi 2 ứng viên trả lời câu hỏi: “Liệu có ai trong hai người có thể gọi tên một điểm tích cực khiến bạn tôn trọng người kia không?”

Bà Clinton nói bà tôn trọng các con của ông Trump.

“Tôi tôn trọng các con của ông ấy. Các con của ông ấy có đầy khả năng và tâm huyết và tôi nghĩ điều đó cho thấy rất nhiều về Donald. Tôi không đồng ý với hầu như bất cứ gì ông ấy làm” bà nói.

Về phần mình, ông Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ với bà Clinton: "Bà ấy không ngừng lại. Bà ấy không từ bỏ, bà ấy là một chiến binh, tôi không đồng ý với những gì bà ấy đang chiến đấu, nhưng bà ấy chiến đấu mạnh mẽ và bà ấy không từ bỏ và bà ấy không ngừng lại và tôi cho rằng đó là một tính cách tốt”.

 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.