Những hiểu nhầm gây chết người về ung thư

Một ca điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Một ca điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
(PLO) - Ung thư được xem là một căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ gây tử vong cao, nguyên nhân một phần là do những quan niệm không đúng về cách phòng và chống lại loại bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Trên thế giới hiện có khoảng 12,7 triệu người mới mắc và 7,8 triệu người chết vì bệnh ung thư. Loại ung thư gây chết nhiều nhất là phổi, dạ dày và gan. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm.

Theo giáo sư, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, ung thư không phải là "trời kêu ai nấy dạ" như nhiều người vẫn quan niệm xưa nay. Hiện chúng ta đã xác định được nguyên nhân gây bệnh. Ung thư là một nhóm bệnh gồm trên 100 loại có chung vài đặc tính cơ bản quan trọng. Ung thư bắt nguồn từ nơi sâu thẳm của sự sống, DNA bị hư hại do phơi trải với một số tác nhân trong môi trường sống, ví dụ như khói thuốc lá, các virus, ánh nắng. Ung thư nào cũng do sự tăng trưởng quá đà, sinh sôi vô tổ chức của các tế bào bất thường.

"Khoảng 80% là do những gì con người ăn uống, hít thở, cọ xát hoặc phơi trải. Khói thuốc lá gây ra 1/3 gánh nặng ung thư trên hành tinh. Thuốc lá là sát thủ cận kề êm ái mà hết sức tàn độc, không chỉ hại người nuốt khói mà cả những người hít ké" - Giáo sư Hùng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số virus, vi khuẩn gây 1/5 các ca ung thư của loài người. Chẳng hạn như viêm gan do virus HBV và HCV lâu ngày dẫn đến ung thư, các virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung và nhiều thứ khác. Ăn uống không lành mạnh kèm theo thiếu vận động và béo phì tạo ra 1/3 gánh nặng ung thư.

Bệnh ung thư không có triệu chứng?

Để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư vui lòng gọi số:
094 230 0707 - 094 699 0707

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT
Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.6272.4444 - Hotline: 0949.51.0707
Email: bvubhungviet@gmail.com
www.benhvienungbuouhungviet.vn

Theo TS.BS Hoàng Đình Chân – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết: “Một quan niệm sai lầm phổ biến nữa là nhiều người cho rằng bệnh ung thư không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì. Trên thực tế, khi chưa có triệu chứng, có thể rà tìm biết sớm các ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, miệng, da và tuyến giáp… qua thăm khám sức khỏe định kỳ. Phải thật lưu tâm một số triệu chứng báo động bệnh mới chớm. Phải chủ động đi khám bệnh, không được chủ quan”.

Người bị ung thư không thể chữa khỏi?

Cũng theo TS. BS Chân: nhiều người vẫn cứ coi ung thư nào cũng không trị khỏi. Cứ nghĩ bị ung thư là buông xuôi. Thực tế hiện nay cứ bình quân 3 người mắc bệnh thì có 1 người khỏi bệnh. Việc tấn công ung thư ngày càng hiệu quả. Phẫu thuật có thể trị khỏi ung thư sớm khi căn bệnh còn mổ bứng trọn được. 
Với sự hỗ trợ của hóa trị, xạ trị, nhắm trúng đích, phẫu thuật vẫn là biện pháp trị hết nhiều bệnh ung thư nhất. Hiện nay hơn phân nửa số người bệnh ung thư được điều trị tốt nhờ xạ trị dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp khác. Phẫu thuật là phương pháp chữa trị bệnh ung thư hiệu quả nhất.

Ung thư có di truyền không?

Nhiều người vẫn thắc mắc ung thư có di truyền không? Khoảng 10-15% các trường hợp ung thư có mối liên hệ gia đình và gia tộc. Trong một số gia đình, ung thư xảy ra ở vài thành viên trong gia đình với tỷ lệ cao. Một số ung thư gắn với bệnh sử gia đình như ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và ruột già.

Các nhà khoa học cũng đã khẳng định ung thư không lây lan, không truyền nhiễm. Hiểu điều này chúng ta càng nên quan tâm, giúp đỡ người bệnh, tránh để họ rơi vào tâm trạng tủi thân, mặc cảm do bị cô lập.

Trước đây, Hiệp hội Quốc tế chống ung thư đã gửi thông điệp "có thể phòng ngừa khoảng 40% số người mắc bệnh ung thư trên toàn cầu". Không để bệnh nhập vào là cách hiệu quả nhất và lâu dài làm nhẹ gánh ung thư. Cần thực hiện lối sống lành mạnh. Loại bỏ khói thuốc lá, chú ý cả hút chủ động và thụ động. Tránh uống rượu quá đà, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều, phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

Bệnh ung thư không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì?

Có nhiều loại ung thư có dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo. Những lợi ích của việc phát hiện sớm ung thư là không thể chối cãi.

Không thể làm gì đối với bệnh ung thư

Có rất nhiều việc có thể thực hiện được ở mức độ cá nhân và cộng đồng. Với những chiến lược đúng, 1/3 số bệnh ung thư phổ biến có thể được ngăn chặn.

Bệnh nhân ung thư không được ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng để hạn chế sự phát triển của khối u?

Các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể nên nó không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, nó chỉ phụ thuộc vào các chế độ điều trị đặc hiệu bệnh ung thư như phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất...
Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị.
 Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị. 

Một số bệnh nhân kiêng ăn toàn diện mà chuyển sang ăn gạo lứt rất kém dinh dưỡng theo một trường phái của Nhật Bản. Nếu chưa hiểu thật rõ trường phái trên thì không nên theo vì ăn gạo lứt có thể gây thiếu dinh dưỡng cho cơ thể. Một số trường hợp đã phải vào viện cấp cứu vì phương pháp trên, số khác lỡ mất cơ hội điều trị bệnh, sau một thời gian quay lại viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn hơn, cơ may điều trị khỏi trở nên khó khăn hơn.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư là một điều hợp lý giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đúng giờ giúp bệnh nhân giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của thuốc và bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.
Những triệu chứng sớm của bệnh Ung thư:

· Ho kéo dài: là triệu chứng của ung thư phế quản
· Xuất huyết, tiết dịch bất thường: Báo hiệu nhiều bệnh ung thư như: chảy máu bất thường âm đạo (báo hiệu ung thư cổ tử cung), nhầy (báo động ung thư đại - trực tràng), chảy dịch bất thường núm vú (báo động ung thư vú)
· Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện: báo động ung thư đại tràng, ung thư tiết niệu sinh dục
· Rối loạn tiêu hóa kéo dài: là triệu chứng sớm của ung thư đường tiêu hóa
· Đau đầu, ù tai một bên: là dấu hiệu sớm của ung thư vòm, mũi, họng
· Nói khó: Báo động ung thư thanh quản
· Nuốt khó: Báo động ung thư thực quản
· Nổi u, cục cứng, phát triển nhanh: báo động ung thư vú, ung thư phần mềm
· Vết loét dai dẳng khó liền: báo động ung thư môi, lưỡi, dạ dày
· Thay đổi tính chất, kích thước nốt ruồi: báo hiệu ung thư hắc tố
· Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau: báo động hạch ác tính (ung thư hach)
  Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị
  Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị
  Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị
  Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị
  Nhiều bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều tr

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.