Những góc khuất của nghề tài xế công nghệ

​Mỗi ngày, rất nhiều tài xế công nghệ vẫn đang làm nhiều hơn vai trò của một người đưa đón
​Mỗi ngày, rất nhiều tài xế công nghệ vẫn đang làm nhiều hơn vai trò của một người đưa đón
(PLVN) - Đằng sau mỗi chuyến xe lăn bánh, ngoài nỗi lo về thu nhập, các bác tài còn có nhiều trăn trở hơn điều xã hội thường nghĩ về nghề lái xe công nghệ.

‘Nghề’ tài xế và những câu chuyện tử tế

12 giờ trưa, nắng gắt váng đầu, song anh Hùng (28 tuổi, Hà Nội) đã chạy được 6 cuốc từ mờ sáng. Anh ngồi kể về chuyến sớm nhất lúc 4 giờ 30 đưa một bà bầu “vỡ đê” giữa đêm mà không sợ ngày xui tháng hạn, rồi liên tiếp mấy cuốc sáng giúp khách chạy đua với máy chấm công.

Chạy xe công nghệ bằng “cái tâm” là điều anh Hùng làm mỗi ngày để tô đậm cuộc đời bằng gam màu tử tế thời 4.0. “Suốt 3 năm tôi làm công việc này, từng có 2 vị khách quên ví và điện thoại trên xe, lần nào đồ cũng được trả về đúng chủ. Tôi thích nhất khách lên xe chuyện trò rôm rả. Thậm chí, tôi còn mua đầy đủ kẹo bánh, nước uống để mời khách, phòng khi họ bận việc chưa kịp ăn uống gì có thể dùng”, anh Hùng vừa chỉ vào hàng bánh, kẹo sau ghế vừa khoe.

Nghề chạy “xe ôm công nghệ” cực nhọc hơn, song không vì thế mà các bác tài mất đi nhiệt huyết với nghề. Với anh Thuận (41 tuổi, TP HCM), làm tài xế công nghệ còn là cơ hội để giúp đỡ mọi người. Trong cốp xe anh luôn có đủ đồ nghề bơm xe mini, kích bình, săm vá... để cứu nguy cho bất cứ ai hỏng xe giữa đường.

Cùng hội anh em chạy xe với anh Thuận, đóng chốt ở bến xe miền Đông, Mạnh Linh (20 tuổi) là tài xế trẻ nhất nhóm. Sau giờ học, Linh thường tranh thủ chạy thêm đóng học và phụ mẹ nuôi ba tai biến. Áp lực thu nhập, nên Linh đặt ra nguyên tắc “3 không”: không đứng yên một chỗ, không sợ tắc đường, không được nản lòng. Năm ngoái Linh nán lại Sài Gòn làm đến 30 Tết, tuy buồn nhưng cậu nói “vẫn vui vì được đưa đón nhiều người về quê”.

... Nhưng chưa được xã hội công nhận như một ‘Nghề’

Tin vào điều tử tế, hết lòng với công việc, nhiều tài 2 bánh (xe máy) và tài 4 bánh (xe ô tô) đang chạy xe với nghĩa cử vượt trên cả tiêu chuẩn dịch vụ do hãng yêu cầu. Song công việc tài xế công nghệ vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đúng đắn.

Tài xế công nghệ tin vào điều tử tế, hết lòng vì công việc nhưng bản thân lại không được chăm lo quyền lợi lao động thỏa đáng. Ảnh: Cổ Liêm
Tài xế công nghệ tin vào điều tử tế, hết lòng vì công việc nhưng bản thân lại không được chăm lo quyền lợi lao động thỏa đáng. Ảnh: Cổ Liêm

Phát ngôn về tài xế xe ôm công nghệ người Việt "làm bẩn" không gian quán cafe của một CEO người Nhật từng khiến nhiều bác tài tủi phận. Những người trẻ hơn thì không khỏi trăn trở khi người ngoài nói vào nói ra “Tuổi trẻ không tìm việc, chạy xe ôm công nghệ là tốn cơm cha mẹ”. Cũng không ít khách hàng bước lên xe tỏ thái độ khinh thường. Và vô số câu chuyện khách “bom hàng” mà không lời xin lỗi vì cho rằng đa số các tài xế là người lao động thấp cổ bé họng...

Mặc chiếc áo bạc màu sau 2 năm chạy xe công nghệ, tâm trạng anh Lê Hiếu (32 tuổi) chùng xuống  khi nói về công việc: “360 nghề, nghề nào cũng cần được tôn trọng. Tôi lao động bằng chính năng lực của mình, kiếm đồng tiền lương thiện, không trộm cướp của ai cái gì. Thu nhập cũng ổn định, vậy mà vẫn nhói lòng khi học bạ của con điền tên nghề nghiệp của ba là xe ôm, còn ghi ‘tài xế công nghệ’ thì sợ cô giáo bảo bày đặt chơi chữ”.

Theo các chuyên gia luật, tài xế công nghệ hiện chưa được xem là một nghề. Luật Lao động năm 2012 còn bỏ ngỏ “khoảng trống” trong việc điều chỉnh các mô hình quan hệ lao động mới, giữa chủ ứng dụng xe công nghệ và tài xế xe công nghệ. Do đó, các cơ quan chức năng chưa có căn cứ pháp lý tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho nhóm lái xe này.

Tín hiệu mừng cho giới tài xế công nghệ

Trong lúc các tài xế công nghệ trăn trở về tương lai bấp bênh, việc ứng dụng gọi xe “be” chào sân với chính sách đóng bảo hiểm cho các bác tài đạt điều kiện được coi là tín hiệu đáng mừng cho lực lượng lao động này. Những khó khăn công việc của họ bắt đầu được tháo gỡ, mong muốn được đối xử công bằng như các ngành nghề khác được hãng xe thuần Việt quan tâm.

Hành động chứ không nói suông, ứng dụng gọi xe "be" đang vận hành quỹ phúc lợi beCare với gói bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện (trong cuốc xe, đang trên đường đón khách và ngay cả khi tắt app) từ ngày 1/7/2019. Ngoài ta, các tài xế đủ điều kiện của “be” còn được hưởng thêm 2 gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe (ốm đau, bệnh tật, nội/ngoại trú, tử vong/thương tật), và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo với tổng giá trị gần 350 triệu đồng.

Ra mắt cuối năm 2018, “be” chọn lối đi riêng “lấy tài xế làm gốc”. Nói về điều này, CEO Be Group, ông Trần Thanh Hải cho biết: “Nếu tài xế công nghệ trước đây chỉ được xem như việc làm thêm, thì “be” muốn định hình tài xế công nghệ là một nghề với đầy đủ chế độ đãi ngộ, được tôn trọng như người có chuyên môn, được chăm lo phúc lợi đàng hoàng trong khi làm việc và khi về hưu”.

Ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group
Ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group

Không chỉ hô hào khẩu hiệu, "be" sẽ là đơn vị tiên phong dự kiến đồng hành với Bộ Lao động Thương binh Xã hội kiến tạo những chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ. Khóa đào tạo đầu tiên các chuẩn mực chuyên nghiệp này sẽ được triển khai thông qua cuộc thi Tay Lái Vàng. Đây là những bước đầu tiên của hãng xe công nghệ Việt nhằm mục tiêu đưa tài xế công nghệ trở thành nghề, góp phần chuyên nghiệp hóa lực lượng lao động ngày càng gia tăng tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.