Những điều thú vị tại chùa Som Rong nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những điều thú vị tại chùa Som Rong nổi tiếng ở Sóc Trăng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Về Sóc Trăng, ghé thăm một trong những ngôi chùa Khmer với niên đại hàng trăm, có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam cùng bao điều thú vị đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

Sóc Trăng, nơi được ví von như kinh đô của những ngôi chùa tháp, hội tụ nhiều công trình kiến trúc tạo nên quần thể mang đậm nét đặc trưng tôn giáo của người Khmer. Khi đến đây, du khách không những được tham quan những tác phẩm đầy nguy nga, lộng lẫy mà còn bị thu hút bởi điều độc đáo tại một trong những ngôi chùa nổi tiếng: chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (hay còn gọi là chùa Som Rong) tọa lạc tại số 367 đường Tôn Thức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng. Ngôi chùa được biết đến có lịch sử lâu đời hơn 600 năm.

Lối kiến trúc lộng lẫy bậc nhất

Bước đến chùa, bất cứ ai cũng sẽ trầm trồ trước cổng chùa với những bức phù điêu được chạm khắc rất tinh tế, tỉ mỉ những linh vật văn hóa của người Khmer. Vào sâu hơn, một không gian thoáng đãng tạo cho khách tham quan sự yên tĩnh bởi hàng cây xanh ngát dọc theo con đường dẫn vào chùa.

Bảo tháp là một trong những điểm nhấn đặc trưng chùa Som Rong.

Bảo tháp là một trong những điểm nhấn đặc trưng chùa Som Rong.

Khuôn viên chùa được chia thành nhiều gian, công trình kiến trúc kết hợp hài hòa với nhau tạo nên sự độc đáo cho chùa Som Rong. Nổi bật trong đó phải kể đến ngôi Bảo tháp được đặt ngay lối vào chùa, và cũng là là địa điểm được rất nhiều bạn trẻ săn đón. Bảo tháp có bốn hướng đi, tượng trưng cho bốn trạng thái tâm thức: từ - bi –hỷ - xả. Dọc theo mỗi bên lối dẫn lên ngôi Bảo tháp được trang trí bởi cặp tượng thần rắn Naga với đường nét cực kỳ tinh xảo. Ở vị trí trên cao, trung tâm của Bảo tháp là tượng Phật Thích Ca rất trang nghiêm quay về hướng đông. Toàn bộ nơi này được phủ lên một màu sơn xám nhìn cứ ngỡ như là công trình bằng đá nguyên khối cổ xưa nhưng lại mang sự hiện đại thanh thoát trong đó.

Rảo bước vào sâu hơn là khu chánh điện nơi thờ Phật chính vẫn giữ được sự cổ kính theo thời gian được xây dựng theo kiểu kết cấu đặc biệt gồm: ba hệ thống mái chồng lên nhau, được nâng đỡ bởi sáu hàng trụ cột. Cạnh đó, du khách sẽ được chiêm ngưỡng gian Sala mới (là giảng đường của sư sãi, hoặc dùng để tiếp khách những ngày lễ) mang đậm nét kiến trúc truyền thống chùa tháp Khmer, được pha trộn với những màu sắc nổi bật, tạo điểm nhấn độc đáo cho chùa Som Rong. Riêng về Sala cũ vẫn giữ sự hoài cổ cho mình nằm cạnh Sala mới.

Nóc của Sala mới có tượng Phật đứng trên chín rồng tượng trưng cho Phật sẽ phổ độ cho con dân đất chín rồng.

Nóc của Sala mới có tượng Phật đứng trên chín rồng tượng trưng cho Phật sẽ phổ độ cho con dân đất chín rồng.

Chị Lê Thị Thanh Nghi (ngụ Hậu Giang) cho biết: “tôi biết địa điểm này cũng khá lâu, nay mới có dịp đi. Dù đã nghe bạn bè truyền miệng trước, nhưng khi tới đây tôi vẫn thật sự ngỡ ngàng, choáng ngợp trước những công trình đầy tráng lệ như vầy”.

Tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam

Có thể nói, điểm nhấn lớn nhất của chùa Som Rong là tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam nằm ngay tại khuôn viên. Tượng được bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 10/2017, đến nay vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Tượng có chiều dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất. Hai màu chủ đạo trắng và xanh nhạt được phủ lên thân tượng tạo nên sự trong trẻo vô cùng nhã nhặn. Bên dưới là những gian rộng lớn dự kiến làm nơi sinh hoạt, hội họp, học tập cho hàng trăm tăng sinh. Từ ngày có tượng Phật, ngôi chùa này còn được gọi với cái tên dân dã là chùa Phật nằm Sóc Trăng.

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn nằm ngay tại khuôn viên chùa.

Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn nằm ngay tại khuôn viên chùa.

Cô Lưu Mỹ Linh (sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong đời cô được thấy tượng Phật lớn đến như vậy. Vừa cùng đoàn bước xuống xe, cô và người nhà ai cũng tròn mắt hướng về tượng Phật, phải nói là nhìn rất hùng vỹ”.

Theo PV quan sát, khách đến tham quan có thể thấy được tượng ngay từ cổng vào cách đó hàng trăm mét. Sự đồ sộ, tráng lệ của tượng còn làm nhiều người trải nghiệm nhiều khung bậc cảm xúc hơn khi đến gần. Sắc thái của tượng Phật được thể hiện qua từng đường nét khéo léo, thể hiện vẻ mặt uy nghiêm nhưng lại vô cùng hiền từ. Những người dân nơi đây cho rằng, Phật cao tại vị và to lớn như vậy là để có thể nhìn thấy hết rõ vạn vật, như thể đang bảo vệ những con dân nơi đây vượt qua khổ ải.

Nhiều Phật tử chọn chùa Som Rong là điểm hành hương mỗi năm.

Nhiều Phật tử chọn chùa Som Rong là điểm hành hương mỗi năm.

Đặc biệt, chùa vào buổi chiều hoàng hôn càng trở nên huyền ảo, đầy du dương bởi ánh chiều tà soi rọi vào tượng Phật xuyên qua những gian Sala đầy cổ kính. Không ít những nhà nhiếp ảnh đã dành nhiều thời gian tại nơi đây để có được những bộ ảnh ấn tượng.

Hòn đá nổi trên mặt nước

Ngày nay, khách tham quan đến đây không chỉ vì những công trình kiến trúc độc đáo hay chiêm ngưỡng tượng Phật nằm khổng lồ. Nhiều người đến đây còn vì sự tò mò, hiếu kỳ với cặp đá được đặt dưới bàn thờ Phật tại gian Sala mới. Cặp đá này hình thù lạ lẫm, có màu nâu nhạt, bề mặt cả hai hòn đá sần sùi, có những lỗ nhỏ li ti, mỗi hòn nặng hơn 4kg. Điều kỳ lạ thu hút người xem phải tận mắt chứng kiến là những hòn đá này không chìm, dù có nhấn đè xuống nước nhưng vẫn trỗi dậy nổi bồng bềnh.

Hòn đá nổi được đặt tại gian Sala mới.

Hòn đá nổi được đặt tại gian Sala mới.

Để minh chứng cho sự thật này, PV được Đại đức Lâm Bình Thanh (Phó Trụ trì chùa Som Rong) dẫn đến xem. Dù có làm mọi cách nhưng hòn đá vẫn không thể nào chìm. Quan sát cùng PV, anh Nguyễn Văn Tiến (ngụ Bình Minh, Vĩnh Long) cũng rất bất ngờ khi thấy cảnh tượng trên, chính anh cũng đã tự tay nhấc hòn đá lên khỏi mặt nước và làm lại cùng động tác thả lại vào thùng nước kết quả vẫn như vậy. “Hòn đá rất kỳ lạ, đè nhấn xuống mãi mà nó vẫn nổi lên, không biết giải thích làm sao”, anh Tiến chia sẻ.

Đá nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Đá nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Qua lời kể của Đại đức Lâm Bình Thanh cho biết, cặp đá này được Thượng tọa Lý Đức (Trụ trì Chùa Som Rong) thỉnh về từ Campuchia vào năm 2018. Khi qua đó, Sư Trụ trì có nghe nói về cặp đá rất kỳ lạ là không thể chìm trong nước, nên sư đến tìm hiểu, và được chủ nhân của cặp đá trên ngỏ ý cúng dường. Lúc thỉnh về đến chùa, cặp đá được đặt rất trang trọng tại giữa Sala mới dưới bàn Phật và ghi rõ ngày giờ thỉnh về vào 00 giờ 45 phút ngày 17/01/2018. Qua nhiều thông tin đại chúng, Đại đức Lâm Bình Thanh cũng có nghe nói về một loại đá không chìm dưới nước, đó là đá bọt, nhưng cũng chưa biết thực hư ra sao. Chỉ biết rằng khi khách du lịch đến đây tham quan, ngoài chiêm ngưỡng tượng Phật thì ai cũng muốn tận mắt một lần thấy hai hòn đá nổi này cho bằng được.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.