Những điều cần lưu ý về bệnh đậu mùa khỉ

Ảnh minh họa: VnEconomy
Ảnh minh họa: VnEconomy
(PLVN) - Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây nhiều biến chứng về phổi, não, da, thần kinh… Khi con người tiếp xúc với lượng lớn nước bọt có chứa virus gây bệnh sẽ có khả năng lây nhiễm. 

TS.BS Ngô Thanh Hà, Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, y văn ghi lại, bệnh còn có thể lây nhiễm qua đường máu, tiếp xúc với bề mặt chứa virus gây bệnh.

Bệnh có nhiều biến chứng

Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: “Tất cả các lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh này. Trước đây, chỉ có một tỷ lệ nhất định những người lớn tuổi đã được tiêm chủng đậu mùa, thì những người này không nhiễm hoặc nhiễm nhưng rất là nhẹ đối với đậu mùa khỉ. Với những người trẻ hơn, chưa được tiêm vaccine là những đối tượng có nguy cơ cao hơn”.

TS Thái thông tin thêm, trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong giảm xuống, chỉ khoảng 3-6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng vẫn là con số nguy hại.

“Bệnh có rất nhiều biến chứng, biến chứng phổi, não, da, thần kinh… Với biến chứng như vậy, nhóm càng nhỏ thì nguy cơ tử vong càng cao. Những nhóm tình trạng miễn dịch kém cũng là nhóm hết sức nguy cơ”, bác sĩ Thái nhấn mạnh.

TS.BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

TS.BS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Dấu hiệu nhận biết

Theo TS.BS Ngô Thanh Hà, đậu mùa khỉ là căn bệnh nhiễm virus, vì vậy dấu hiệu đầu tiên là triệu chứng giả cúm từ 1-3 ngày đầu mắc bệnh, bệnh nhân sẽ xuất hiện sốt, đau mỏi cơ, kèm theo mệt mỏi, chán ăn.

Sau ngày thứ 3 trở đi, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban trên cơ thể, đầu tiên là trên mặt, sau đó xuống toàn thân, tay chân. Ban thì có dạng phỏng nước, nốt ban này sẽ gây tổn thương qua tế bào sinh sản ở da. Sau khi ban bay đi thường để lại sẹo trên cơ thể.

Cũng theo TS Hà: “Đậu mùa khỉ là nhóm virus tương đồng với bệnh đậu mùa ở người. Theo nghiên cứu trên thế giới, vaccine đậu mùa vẫn có hiệu quả đối với đậu mùa khỉ”.

TS.BS Ngô Thanh Hà, Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
TS.BS Ngô Thanh Hà, Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Làm gì khi nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ?

TS Trần Văn Giang, Phó viện Trưởng Viện Đào tạo và nghiên cứu các bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từng chia sẻ, việc nâng cao cảnh giác và giúp người dân có sự hiểu biết về bệnh đậu mùa khỉ rất quan trọng, tuy nhiên người dân không nên hoang mang. Bởi càng hoang mang thì việc phòng bệnh càng trở nên khó khăn, phức tạp.

“Người dân nên bình tĩnh, khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ hoặc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì nên tự cách ly và thông báo đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được hướng dẫn và can thiệp kịp thời. Người dân không nên tự tìm hiểu thông tin, tự mua thuốc, tự làm xét nghiệm… lan truyền những thông tin không tích cực ảnh hưởng đến việc phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng”, TS Giang khuyến cáo.

TS Giang cũng cho biết, những dấu hiệu của đậu mùa khỉ đặc trưng nhất là: phát ban phỏng nước kèm theo là sốt, đau đầu, sưng hạch ngoại vi. Các trường hợp có yếu tố dịch tễ, kèm theo các dấu hiệu: sốt, đau đầu, sưng hạch ngoại vi, phát ban dạng phỏng nước, nghi ngờ của đậu mùa khỉ đó là những trường hợp phải theo dõi.

Đặc biệt, đa phần những trường hợp nhiễm đậu mùa khỉ đều ở thể nhẹ và tự khỏi, chỉ cần điều trị hỗ trợ về mặt triệu chứng như: sốt, tăng dinh dưỡng, cân bằng điện giải, vitamin… Những trường hợp mắc bệnh ở thể nặng có viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, hoặc ở những cơ địa suy giảm miễn dịch, cơ địa có thể tiến triển bệnh nặng… tiến hành điều trị thuốc theo đúng hướng dẫn của WHO để giảm thiểu nguy cơ tiến triển bệnh nặng, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong, dù tỷ lệ tử vong trong bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tương đối thấp.

Ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên được phát hiện tại TP HCM

Ngày 22/09/2023, một bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ thường trú tại xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM với các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh Mpox (đậu mùa khỉ). Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur TP HCM. Ngày 23/09/2023, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP HCM cho kết quả bệnh nhân dương tính với virus đậu mùa khỉ. Bệnh khởi phát trước đó khoảng 1 tuần với các triệu chứng nổi hạch 2 bên bẹn, sốt, sưng đau ở cơ quan sinh dục và nổi 2-3 mụn nước nhỏ. Sau đó nổi thêm các nốt mủ ở tay, chân, ngực, các nốt loét xuất hiện toàn thân (tay, chân, niêm mạc miệng, ngực, cơ quan sinh dục), ngứa, khó chịu, không sốt. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không sốt, mụn nước rải rác, không có sang thương mới.

Trong 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng, bệnh nhân chỉ ở Việt Nam. Bệnh nhân hiện đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Sau khi phát hiện mắc bệnh, bệnh nhân cho biết thêm có tạm trú tại TP HCM. Sau khi nhận thông tin trên, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) đã tiến hành điều tra dịch tễ, tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân (4 người tại TP HCM, 1 Bình Dương, 3 Đồng Nai).

Trong 8 người này có một người là bạn gái của bệnh nhân, 22 tuổi, đang cư trú tại tỉnh Bình Dương, không đi nước ngoài, cũng đã có kết quả xét nghiệm dương tính với đậu mùa khỉ (ngày 24/9/2023) và hiện đang được cách ly điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tân Uyên Bình Dương, tình trạng sức khỏe ổn định. Những người tiếp xúc gần còn lại hiện ổn định, không có triệu chứng bất thường.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.