Những dấu ấn trong 13 năm thành lập Cục Bồi thường nhà nước

Những dấu ấn trong 13 năm thành lập Cục Bồi thường nhà nước
(PLVN) - Cục Bồi thường nhà nước được thành lập trong bối cảnh để tổ chức và đưa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 “đi vào cuộc sống”. Đến nay, Cục đã từng bước khẳng định được vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ngày 18/6/2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Ngoài việc thiết lập một cơ chế pháp lý mới chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả để bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền được Nhà nước bồi thường của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thì một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật so với hệ thống pháp luật về bồi thường nhà nước trước đó là chính thức xác lập chế độ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Để hiện thực hóa chế độ quản lý nhà nước này, yêu cầu đặt ra là cần phải có một đơn vị chuyên trách với đầy đủ nguồn lực làm đầu mối để tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên toàn quốc. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Xây dựng Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp và kiện toàn bộ máy tổ chức thuộc Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường”.

Ngày 23/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 767/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp. Ngày 05/7/2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1128/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường nhà nước (nay là Quyết định số 1222/QĐ-BTP ngày 29/6/2023). Mang trên mình sứ mệnh và mục tiêu cao cả khi ban hành, để tổ chức và đưa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 “đi vào cuộc sống”, Cục Bồi thường nhà nước đã được thành lập trong bối cảnh như vậy.

Cục Bồi thường nhà nước là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về công tác bồi thường nhà nước theo quy định pháp luật. Sau 13 năm hình thành và phát triển, đến nay, Cục Bồi thường nhà nước đã từng bước được kiện toàn, với 02 phòng chuyên môn, 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường và đội ngũ văn phòng tận tâm, tận lực, đem hết sức mình đóng góp cho sự lớn mạnh của Cục.

Trong những năm qua, Cục Bồi thường nhà nước đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục cũng ngày càng được mở rộng và củng cố để hướng tới đáp ứng tốt hơn nữa vai trò là cơ quan đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham mưu giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc, đồng thời, hiện thực hóa một cách đồng bộ các mục tiêu là bảo vệ, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của đội ngũ người thi hành công vụ. Cụ thể như sau:

Trong xây dựng thể chế, kể từ khi được thành lập đến nay, Cục đã tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành gần 30 văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam mà nhất là về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong đó, điểm nhấn đáng chú ý là việc Quốc Hội khóa XIV đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 ngày 20/6/2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.

Trong quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật, Cục đã tham mưu Bộ Tư pháp phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và các Bộ liên quan thực hiện hiệu quả các hoạt động này. Đến nay, Cục Bồi thường nhà nước đã tổ chức 137 đoàn kiểm tra tại các Bộ, ngành và địa phương, trong đó, có 37 đoàn kiểm tra liên ngành; ban hành trên 500 văn bản nghiệp vụ hướng dẫn cơ quan có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường; ban hành trên 300 văn bản cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.

Thông qua các hoạt động này, nhiều vụ việc yêu cầu bồi thường phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, củng cố niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước, điển hình như các vụ việc Lương Ngọc Phi (ở Thái Bình); Huỳnh Thị Nga và Võ Văn Học (ở Quảng Ngãi); Nguyễn Thanh Chấn (ở Bắc Giang); Huỳnh Văn Nén (ở Bình Thuận); Nguyễn Ngọc Anh (ở Ninh Thuận);…

Trong quá trình triển khai và tổ chức thi hành Luật TNBTCNN, Cục Bồi thường nhà nước đã tham mưu cho Bộ Tư pháp trang bị, cung cấp kịp thời, thường xuyên kiến thức, nội dung quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bảo đảm đầy đủ về thông tin và thống nhất về nhận thức cho đối tượng là cán bộ, công chức và cá nhân, tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Từ năm 2011 đến nay, Cục đã thực hiện in và xuất bản 29 ấn phẩm gồm: 42.877 cuốn Sách các loại; xây dựng 08 Số tạp chí chuyên đề chuyên sâu; in phát hành 260.462 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền; tổ chức 15 Tọa đàm, trao đổi phát sóng trên kênh truyền hình VTV, truyền hình Quốc hội, truyền hình Hà Nội, báo điện tử; xây dựng 04 Video tuyên truyền về quyền yêu cầu bồi thường cho đồng bào dân tộc thiểu số; 213 hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

Trong bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, cùng với những nỗ lực của đơn vị trong vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước trên phạm toàn quốc đã thụ lý, giải quyết khoảng 426 vụ việc. Có thể nói rằng, cùng với sự đồng hành của Cục Bồi thường nhà nước, các vụ việc yêu cầu bồi thường đã được thụ lý, giải quyết ngày càng kịp thời hơn, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm túc hơn trách nhiệm giải quyết bồi thường của mình, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại cũng đã được cơ quan nhà nước các cấp xem xét nghiêm khắc, khắc phục được tình trạng nể nang, chậm trễ trong xem xét trách nhiệm cá nhân người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Với những thành tích đạt được, trong 13 năm qua Cục đã được được Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen cho tập thể có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2020 và Huân chương lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước năm 2021.

Trong thời gian tới, để hoàn thành yêu cầu và nhiệm vụ của Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn mới, Cục Bồi thường nhà nước sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tận tâm, tân tụy để tham mưu Bộ Tư pháp giúp Chính phủ hoàn thiện thể chế trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong giai đoạn mới, cũng như cơ chế tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, góp phần xây dựng nền tư pháp vì Nhân dân./.

Đọc thêm

Báo chí luôn đồng hành, sát cánh cùng lực lượng công an nhân dân

Báo chí luôn đồng hành, sát cánh cùng lực lượng công an nhân dân
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), ngày 14/6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức gặp mặt lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và lãnh đạo cơ quan báo chí. Đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi gặp mặt.

Vai trò của pháp luật quốc tế đối với tình hình thế giới hiện nay

Vai trò của pháp luật quốc tế đối với tình hình thế giới hiện nay
(PLVN) -Sáng 14/6, Trường Đại học Luật Hà Nội và Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học “Tình hình thế giới hiện nay và vai trò của luật pháp quốc tế” dưới sự chủ trì của PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội và ông Trần Đắc Lợi - Nguyên Phó trưởng ban Thường trực, Ban đối ngoại Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quỹ.

Nâng cao hiệu quả công tác pháp chế

Nâng cao hiệu quả công tác pháp chế
(PLVN) - Ngày 14/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Konrad Adenauer Stiftung (Viện KAS), Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức Hội nghị đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2024.

Việt Nam – Hàn Quốc: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Sáng 14/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã có Buổi làm việc với Bộ trưởng Lee Wan-Kyu cùng Đoàn công tác của Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Quảng Bình: Bồi dưỡng kiến thức về giám định tư pháp

Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về giám định tư pháp. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về giám định tư pháp là hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động tố tụng cũng như nhu cầu xã hội về giám định tư pháp.

An Giang tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp lý cho luật sư, tư vấn viên, trợ giúp viên

An Giang tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp lý cho luật sư, tư vấn viên, trợ giúp viên
(PLVN) -  Ngày 13/6, Sở Tư pháp tỉnh An Giang phối hợp Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức Hội nghị Tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn cho luật sư và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024. Hội nghị có 100 đại biểu là luật  sư, tư vấn viên, trợ giúp viên pháp lý tham gia.

Việt Nam - Hàn Quốc: Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp

Cảnh Hội đàm.
(PLVN) - Triển khai thực hiện Bản Ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc năm 2012, trên cơ sở quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc (được nâng cấp vào tháng 6/2023), chiều 13/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã tiếp và hội đàm với Bộ trưởng LEE Wan-kyu cùng Đoàn công tác của Bộ Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh truyền thông, hỗ trợ pháp lý cho doanh nhiệp

Toàn cảnh phiên làm việc.
(PLVN) - Sáng 13/6, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã có buổi làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) về tình hình thực hiện các chương trình, đề án về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (HTPLDN).

Đà Nẵng đi sớm, tiên phong đột phá trên nhiều lĩnh vực

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: Đặng Phước)
(PLVN) -Ngày 13/6, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc tại TP Đà Nẵng.

Thanh Hóa tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới ban hành cho đội ngũ báo cáo viên

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Báo TH)
(PLVN) - Sáng 12/6, Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL); đồng thời cập nhật kiến thức pháp luật mới ban hành cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

TAND tối cao: Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khai thác, mua bán thủy sản trái phép

Cảnh Lễ công bố Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
(PLVN) - Chiều 12/6, TAND Tối cao tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản .

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam: Sinh hoạt chuyên đề về Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Toàn cảnh buổi sinh hoạt.
(PLVN) - Chiều 10/6, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Báo cáo viên tại buổi sinh hoạt là PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.