Làm ca kíp
Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt
Việc làm ca kíp làm ảnh hưởng tới nhịp sinh học và làm tăng hoóc môn căng thẳng – cortisol. Kết quả là: rối loạn ăn uống, tăng cân và trầm cảm.
Theo các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, phụ nữ làm việc ca đêm, nguy cơ ung thư vú cao hơn 60% so với những người có chế độ làm việc truyền thống.
Việc phá vỡ nhịp điệu ngủ và thức sẽ làm giảm hoóc môn ngủ - melatonin, hoocmon này có tác dụng kháng u. Đồng thời thúc đẩy sự tổng hợp các hoóc môn sinh dục làm tăng nguy cơ phân chia các tế bào bất thường.
Đàn ông cũng có nguy cơ không nhỏ. Theo các nghiên cứu của Trường đại học Kyoto của Nhật, lịch làm việc ca đêm - đó là “sự khiêu khích” đối với ung thư tuyến tiền liệt.
Y khoa
Căng thẳng, trầm cảm, suy tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim
Bên cạnh việc những người làm y tế luôn có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp: giãn tĩnh mạch (thường đối với các bác sỹ phẫu thuật), các bệnh truyền nhiễm (đối với các bác sỹ chăm sóc chính), hen suyễn (nguy cơ cao đối với các kỹ thuật viên và dược sỹ)..... Thì việc bị ảnh hưởng của những cảm xúc của người khác, nhịp độ làm việc cao, trách nhiệm với bệnh nhân đều ảnh hưởng rất mạnh đến cả những người tâm lý vững vàng.
Ở Anh, người ta tính toán được rằng, 8/10 bác sỹ có triệu chứng của bệnh tâm thần. Tuy nhiên hơn một nửa số người được hỏi kiên quyết dấu tình trạng sức khỏe của mình do lo sợ ảnh hưởng tới sự nghiệp.
Giáo viên
Căng thẳng, thị lực kém, khản giọng, huyết áp cao
Theo kết luận của Đại học Sư phạm Quốc gia Bashkir, các giáo viên Nga ở trong nhóm có nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý. 87,2% các giáo viên bị rối loạn giấc ngủ ở các hình thức khác nhau. Gần 70% giáo viên bị đau đầu. 40% thường xuyên hoặc đôi khi bị huyết áp cao. 83% giáo viên dạy khoa học và 80% giáo viên dạy nhân văn bị căng thẳng tâm lý. Tỷ lệ này thấp hơn đối với giáo viên giáo dục thể chất – 68%. Bên cạnh đó, các giáo viên còn bị mất tiếng và giảm thị lực.
Thợ làm đầu
Viêm da, hen suyễn, đau lưng, đau đầu
Thợ làm đầu phải đứng cả ngày, ngửi mùi hóa chất và oxy hóa của các dụng cụ. Kết quả là 1/5 số người không muốn làm nghề nữa – theo thống kê của sở y tế New York.
Các thợ làm tóc thường xuyên than phiền về tình trang đau lưng (30%), khuỷu tay (25%), 23% đau đầu, và 20% có các vấn đề với móng tay.
Xây dựng
Quá tải về thể lực, chấn thương, dị ứng, bênh phổi mãn tính, thoát vị, bỏng, các bệnh phụ khoa
Người làm xây dựng thường xuyên làm việc với các vật liệu độc hại. Làm việc ở những địa điểm chật hẹp hoặc ngoài trời dưới nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh. Công việc xây dựng, nói chung là phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình.
Đối với phụ nữ làm ở công trường, lao động nặng nhọc dẫn tới bị bệnh phụ khoa do gia tăng áp lực trong ổ bụng.
Vũ công, vận động viên, nghệ sỹ
Các bệnh về khớp và đốt sống
Các bệnh về khớp là bạn đồng hành đối với những người làm nghề nói trên. Phần lớn cuộc sống của họ là luyện tập và biểu diễn, các khớp không có đủ thời gian để phục hồi.
Cột sống phải cố gắng, sụn đầu gối bị phá hủy, tất cả những điều này dẫn tới các bệnh hư khớp, thoát vị. Khán giả có thể chỉ nhìn thấy ánh hào quang, nụ cười hạnh phúc, nhưng sau nụ cười đó là đau đớn và nỗ lực hàng ngày của vũ công, vận động viên và nghệ sỹ.
Người bán hàng, đầu bếp
Cúm, SARS, hội chứng ống cổ tay
Có biết bao nhiêu mầm bệnh có thể lây nhiễm cho người bán hàng khi họ tiếp xúc với rất nhiều người hàng ngày như cúm……
Đầu bếp và người bán thịt thì sử dụng quá nhiều hoạt động ở cổ tay, dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Các dây thần kinh ở cổ tay bị uốn, nén chặt, do đó, không sớm thì muộn, những người làm nghề này sẽ phải đối mặt với cảm giác đau và tê cổ tay.
Nhân viên văn phòng
Suy giảm thị lực, các bệnh về cột sống, béo phì, viêm dạ dày, liệt dương, tiểu đường tuýp 2, nghẽn mạch, xơ vữa động mạch, bênh trĩ.
Thực sự là không phóng đại khi nói rằng nghề nghiệp nguy hiểm nhất là làm văn phòng. Thường những người làm văn phòng không nhận biết được sự xuất hiện và phát triển của bệnh cho tới tận khi phát bệnh.