Những chuyến bay bão táp vượt biển cứu người

Trực thăng Mi -171 hạ cánh xuống đảo Trường Sa Lớn
Trực thăng Mi -171 hạ cánh xuống đảo Trường Sa Lớn

(PLO) - Khi tính mạng nhiều bệnh nhân ở quần đảo Trường Sa chỉ còn treo trên đầu sợi tóc, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong, họ đã may mắn được trực thăng cứu hộ. Vượt biển trong đêm tối hay thời tiết xấu rất nguy hiểm nhưng các phi công bay cấp cứu, đặc biệt phi công Trung đoàn Không quân 916, 917, Quân chủng Phòng không - Không quân vẫn dũng cảm cầm lái, thực hiện những chuyến cứu hộ an toàn.

Thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ trực thăng bay cấp cứu

Còn nhớ sáng 24/2/2014, cầu treo bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, Tam Đường, Lai Châu) đã bị sập làm 8 người chết, 38 người bị thương. Ông Đinh La Thăng khi đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất dùng trực thăng đưa các bác sĩ từ Hà Nội lên Lai Châu cấp cứu các nạn nhân.

Sau đó, 2 máy bay trực thăng Mi -171 và Mi -172 của Trung đoàn 916, Quân chủng Phòng không - Không quân  đã cất cánh đưa 25 bác sĩ của Bệnh viện (BV) Bạch Mai và BV Việt Đức lên Lai Châu cứu nạn. Trường hợp nạn nhân trong các thảm họa được cứu hộ bằng trực thăng như vậy rất ít khi diễn ra.

Từ trước đến nay, các trường hợp được cứu hộ miễn phí bằng trực thăng chủ yếu là những người bệnh ở quần đảo Trường Sa bị bệnh hay tai nạn đe dọa tính mạng, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Chi phí cho những chuyến bay trực thăng như vậy lên tới 400-500 triệu đồng/lần bay.

Bệnh nhân được cứu chữa tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn
Bệnh nhân được cứu chữa tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn

Ngày 2/11/2015, một tổ bay trực thăng MI của Công ty Trực thăng miền Bắc đã vượt biển ra đảo Cồn Cỏ, đưa Trung sĩ Lê Công Thủ - chiến sĩ Tiểu đoàn hỗn hợp đảo Cồn Cỏ, vừa được mổ cấp cứu vì viêm ruột thừa cấp về đất liền trong điều kiện thời tiết xấu và màn đêm dần buông trên biển... 

Ngày 3/9/2015, tổ bay trực thăng Mi - 171 do Thượng tá Ngô Vi Sơn - Chủ nhiệm bay, lái chính Trung đoàn Không quân 917 chỉ huy đã hạ cánh xuống khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất, chở bệnh nhân Nguyễn Thành Trung (46 tuổi), thủy thủ tàu vận tải Hoàng Phúc, chở vật liệu xây dựng và đá ra đảo Trường Sa.

Chuyển bệnh nhân lên trực thăng về đất liền
Chuyển bệnh nhân lên trực thăng về đất liền

Vào 20 giờ 45 phút ngày 1/9/2015, ông Trung bị ngã từ sàn tàu xuống hầm đá ở độ cao 3m khi tàu đang hoạt động gần quần đảo Trường Sa. Ngay sau đó ông Trung được đưa vào cấp cứu tại Bệnh xá đảo Trường Sa. Bệnh xá đã làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và xác định ông Trung bị vỡ lớn vùng chẩm thái dương đỉnh phải, rạn hình chân chim, sọ não có mảnh lún và nghi ngờ có máu tụ nội sọ. Từ 0h đêm 2/9, các bác sĩ Bệnh xá đảo Trường Sa dưới sự chỉ đạo qua hệ thống cầu truyền hình của các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã tiến hành mổ cấp cứu cho ông Nguyễn Thành Trung. 

Mới nhất, nhận được lệnh bay ra đảo Song Tử Tây, (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa)  cấp cứu bệnh nhân, 6 giờ 35 phút ngày 21/8/2016, trực thăng Mi -171 của Trung đoàn 917 gồm 5 người trong đó có Đại tá Đỗ Thanh Hồng - Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, lái chính, Trung tá Phạm Huy Bình - Phi đội trưởng Phi đội 1, lái chính và Thiếu tá Lưu Công Bằng, lái phụ, dẫn đường đã cất cánh từ sân bay Biên Hòa và hạ cánh xuống đảo Song Tử Tây vào lúc hơn 10 giờ sáng. 11 giờ 26 phút trực thăng bay về sân bay Tân Sơn Nhất, chuyển bệnh nhân Trần Văn Định lên xe cấp cứu của Bệnh viện 175 lúc hơn 15 giờ cùng ngày. 

Theo dõi bệnh nhân trên chuyến bay
Theo dõi bệnh nhân trên chuyến bay

Đại tá Phạm Trường Sơn - Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết: Lúc 15 giờ 30 phút ngày 20/8/2016, tàu 521 (thuộc Hải đội 413, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân) đưa 19 quân nhân từ tàu vào đảo Song Tử Tây bằng xuồng nhưng do sóng to gió lớn, xuồng bị lật nên mọi người bị kẹt áo phao. Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Trần Văn Định bị đuối nước, ngưng tim phổi. Sau hơn 1 giờ cấp cứu, tim bệnh nhân đã đập trở lại nhưng vẫn hôn mê.

Các bệnh nhân kể trên đã may mắn sống sót sau khi được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân được chuyển từ máy bay xuống đất
Bệnh nhân được chuyển từ máy bay xuống đất

Những chuyến bay bão táp

Đại tá Phạm Trường Sơn cho biết: “Tổ bay Mi-171 của Trung đoàn 917 chở bệnh nhân Trần Văn Định khi bay về đất liền gặp thời tiết diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, gió mạnh, tầm nhìn hạn chế, máy bay phải bay thấp để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe bệnh nhân nên đến 15 giờ 40 phút, trực thăng mới hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Theo quy định, mỗi lần bay, trực thăng chỉ bay trực 7 giờ. Nhưng lần này, vì nhiệm vụ đặc biệt, anh em đã bay hơn 8 giờ liền. Cả bay đi và bay về, trực thăng đã bay quãng đường hơn 2.000 cây số trên biển, ở độ cao 1.500m trở xuống nên rất vất vả. Đặc biệt, lần này anh em độc lập tác chiến, không có máy bay chuyển tiếp như mọi lần nên khó khăn hơn rất nhiều”. 

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu
Đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu

Còn tổ bay trực thăng MI của Công ty Trực thăng miền Bắc vượt biển ra đảo Cồn Cỏ khi gió mùa Đông Bắc đầy trời. Thời tiết khu vực miền Trung, đặc biệt từ Vinh đến Đèo Ngang rất xấu, tầm nhìn dưới 1,5 ki-lô-mét, có mưa giông, tổ bay phải bay trên mây ở độ cao 1.800 mét và bay bằng thiết bị. Sau khi hạ cánh, nạp dầu tại sân bay Đồng Hới, chiếc trực thăng hướng ra biển, men theo bờ biển ở độ cao 300 mét và khi đến Quảng Trị thì “bẻ lái”, hướng ra Cồn Cỏ ở độ cao 200 mét. Cồn Cỏ là bãi hạ cánh mới hoàn toàn đối với tổ bay, nên các anh xác định phương vị bay dựa trên tọa độ do Quân khu 4 cung cấp. 

 Trong chuyến bay ngày 3/9/2015, Thượng tá Ngô Vy Sơn cho biết: “Sau tám giờ bay căng thẳng nhưng với tinh thần trách nhiệm cao và xác định bay cấp cứu là nhiệm vụ chiến đấu của đơn vị, tổ bay đã khắc phục mọi khó khăn, thực hiện chuyến bay thành công, an toàn. Chuyến bay cấp cứu lần này diễn ra khó khăn vì bay liên tục trên biển ban đêm và thời tiết xấu, bệnh nhân rất nặng nên phải bay tầm thấp bay dưới 500 m so với mặt nước biển. Nhưng tổ bay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. 

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).

Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại kỳ họp của một ủy ban thuộc UNCTAD

Đại sứ Mai Phan Dũng chủ trì kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ UNCTAD (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch kỳ họp.