Những chiến dịch giải cứu nghẹt thở trong lịch sử: 800 con tim thoát chết trong vụ khủng bố In Amenas

Quân đội Algeria tấn công phiến quân, giải cứu con tin.
Quân đội Algeria tấn công phiến quân, giải cứu con tin.
(PLO) - Ngày 19/1/2013, toàn bộ 32 tên khủng bố đã bị tiêu diệt trong chiến dịch giải cứu con tin tại cơ sở khí đốt In Amenas ở tỉnh Illizi, miền Nam Algeria. Trong chiến dịch này, 800 người đã được đội Đặc nhiệm Algeria giải cứu thành công rực rỡ.

Dùng con tin uy hiếp đòi yêu sách

Theo thông tin từ cảnh sát Algeria, một nhóm tự xưng là “Tiểu đoàn Máu” bao gồm 32 người do Mokhtar Belmokhtar cầm đầu, đứng đằng sau cuộc bắt cóc con tin gây chấn động thế giới này. 

Từng là cựu binh trong cuộc chiến chống lực lượng Xô viết tại Afghanistan những năm 1980, tên này mới đây có mâu thuẫn với các lãnh đạo của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM), có trụ sở tại Algeria. Sau đó, y thành lập và dẫn đầu một nhóm riêng, được biết đến với cái tên Lữ đoàn Bịt mặt và Lữ đoàn Khaled Abul Abbas, trong vùng sa mạc Sahara ở Mali.

Nhưng tên này sau đó lại tái hợp với Al-Qaeda khi lập nhóm Maghreb ở đây. Tên này cũng từng bị cáo buộc bắt cóc người Algeria và người nước ngoài trong trong các vụ lẻ tẻ suốt một thập kỷ.   

Cơ sở dầu khí Tigantourine ở In Amenas thuộc Algeria trên sa mạc Sahara, cách thủ đô Algiers khoảng 1.300km về phía Đông Nam, và cách biên giới Libya khoảng 60km và cách bờ biển 800 dặm nằm sâu trong lục địa Phi Châu.

Nhà máy này do công ty năng lượng quốc gia Sonatrach của Algeria, cùng hãng BP (Anh) và Statoil (Na Uy) vận hành, có hàng trăm công nhân và các chuyên viên ngoại quốc. Đó là lý do vì sao có rất nhiều người nước ngoài làm việc ở In Amnenas khi cuộc khủng hoảng con tin xảy ra. 

Những kẻ bắt cóc xác nhận, ngoài hàng trăm công nhân, còn có “khoảng 41” con tin nước ngoài, đến từ các nước Na Uy, Pháp, Mỹ, Anh, Romania, Colombia, Thái Lan, Philippines, Ireland, Nhật Bản, Hàn Quốc và Armenia. Mục đích của cuộc khủng bố này của nhóm phiến quân nổi loạn là nhằm sử dụng con tin đòi một loạt yêu sách, từ đòi hỏi quân đội Pháp rút khỏi Mali và không được tiến đánh lên miền Bắc nước này nơi họ đang chiếm giữ, cho tới phản đối Algeria để Pháp sử dụng không phận đưa quân tới Mali, ngăn chặn dân tị nạn chạy qua biên giới. Thậm chí chúng còn yêu cầu Algeria phóng thích các chiến binh Hồi Giáo bị bắt giữ trong những cuộc xung đột từ thập kỷ 1990 đến nay. 

Bộ trưởng Nội vụ Algeria cho biết những kẻ bắt cóc yêu cầu được mở đường thoát tự do để mang con tin rời khỏi Algeria, nhưng ông không cho phép điều đó xảy ra. “Chúng tôi bác bỏ tất các cuộc đàm phán với nhóm phiến quân” - Bộ trưởng Kabila phát biểu. Ông cho biết, vụ tấn công do một thủ lĩnh Hồi giáo một mắt, có biệt danh “Không thể bị bắt”, dự liệu.

Ngoại trưởng Anh William Hague nhận định vụ bắt cóc con tin “đang diễn biến nhanh và nguy hiểm”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta gọi đây là một hành động khủng bố và cam kết sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để giải quyết vụ việc. Chính phủ Nhật đã họp khẩn và lên phương án phối hợp với các nước để phóng thích công dân. 

Diễn biến căng thẳng

Ngày 16/1, một nhóm phiến quân khủng bố đã tấn công hai chiếc xe buýt chở nhân viên nhà máy khí đốt đang trên đường đi ra sân bay In Amenas. Chiếc xe cảnh sát hộ tống xe buýt chống trả. Một người Anh và một người Algeria chết ngay trong cuộc đụng độ. Một số khác chạy trốn được lúc náo loạn. 

Những kẻ bắt cóc sau đó lái ít nhất ba xe tới Tigantourine, miền đông Algeria, đưa hàng trăm công nhân bản địa và ngoại quốc tới khu vực nhà ở và cơ sở chính của nhà máy khí đốt In Amenas. Những tên phiến quân này được trang bị súng phóng lựu đạn và nói với các con tin rằng chúng đã đặt mìn quanh nhà máy. 

Nhà máy khí đốt In Amenas - nơi giam giữ các con tin.
Nhà máy khí đốt In Amenas - nơi giam giữ các con tin.

Ngay trong ngày, lực lượng an ninh và quân đội Algeria được triển khai để bao vây những kẻ bắt cóc. Do có cả người nước ngoài nên các lãnh đạo phương tây đã kêu gọi Algeria phải tham vấn với họ trước khi hành động và yêu cầu Algeria đặt sự an toàn của con tin lên hàng đầu.

Theo lời kể của những con tin đã thoát, do số lượng con tin đông hơn nhiều số phiến quân, chúng chỉ nhăm nhăm tìm và giữ các con tin người nước ngoài. Lý do có thể là con tin ngoại sẽ là món “trao đổi” và gây sức ép với chính phủ Algeria cũng như các quốc gia khác.

2h chiều ngày 17/1, lực lượng Algeria quyết định bất ngờ đột kích từ trên không và trên mặt đất, trong khi phiến quân di chuyển các con tin ra khỏi nhà máy. Lúc này, các trang tin tức đưa tin náo loạn vì không rõ chính sách bao nhiêu người được cứu, bao nhiêu người đã thiệt mạng. Theo phiến quân Hồi giáo, có 35 con tin chết trong vụ tấn công này, trong khi hãng thông tấn Algeria cho hay có 4 người chết, bao gồm hai người Anh và hai người Philippines. 

Nửa đêm ngày 17/1 ở Phi Châu, vẫn chưa có tin tức gì chính xác và chi tiết về vụ giải cứu con tin ở Algerie. Thông tấn xã nhà nước APS loan báo 600 công nhân Algerie và 4 người ngoại quốc - 2 Scotland, 1 Pháp, 1 Kenya - được giải thoát. 

Lúc này, tình hình trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Hành động giải thoát con tin bằng vũ lực đã chịu sự chỉ trích từ nhiều nước có con tin như Pháp, Anh, Mỹ, khi số phận của con tin nước ngoài, vẫn chưa được xác định. Một số nước đã bắt đầu xác nhận số con tin tử vong và đã được giải thoát trong cuộc khủng hoảng này tại Algeria. 

Trước đó, các nước đã yêu cầu Algenria nếu tiến hành tấn công phải bàn thảo trước với các nước. Nhưng chính quyền Algeria không làm theo và phải nhận sự chỉ trích từ lãnh đạo các nước. 

Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg cho biết thủ tướng Algeria giải thích với ông là chính quyền Algeria cố gắng tìm giải pháp nhưng không đi đến kết quả gì và không có sự chọn lựa nào khác hơn là bất ngờ tấn công. Thủ tướng Anh David Cameron được biết về cuộc tấn công đã đang diễn ra vào lúc 11:30 GMT khi ông gọi điện thoại cho thủ tướng Algeria.

Phát ngôn viên của ông nói rằng không một chính phủ ngoại quốc nào được báo trước về cuộc đột kích. Nhật Bản phản đối hành động khi Algeria chưa có biện pháp bảo đảm sinh mạng các con tin, còn Mỹ yêu cầu làm sáng tỏ việc này.

Hãng tin AFP dẫn lời các giới chức Algerie loan tin quân đội vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn cơ sở In Amenas và các cuộc lục soát hãy còn tiếp tục. Theo ABC News, các giới chức Mỹ nói 5 công dân Mỹ sống sót và rời khỏi Algeria. Chính phủ Ireland xác nhận một công dân của họ được giải thoát. Nhật Bản xác nhận 3 công dân Nhật được giải thoát nhưng còn 14 người khác chưa có tin tức. Chủ biên chính trị Nick Robinson của BBC nói rằng, chính phủ Anh còn đợi thông tin từ chính quyền Algeria về số công dân Anh thiệt mạng, bị thương và mất tích.

Ngày 18/1, hãng thông tấn nhà nước Algeria loan tin có khoảng 60 con tin ngoại quốc chưa được biết rõ số phận. Nguồn tin này nói rằng có hơn một nửa trong số 132 con tin ngoại quốc được giải cứu, nhưng không biết tình trạng những người còn lại. Bản tin này cho hay, lực lượng đặc biệt Algeria vẫn tái tục thương thảo với phiến quân. 

Lúc này, những tên phiến quân được cho là đã ra yêu sách đòi Mỹ thả hai tù nhân khủng bố để đổi lấy sinh mạng của các con tin nước này. Tuy nhiên, Washington cho biết sẽ “không đàm phán với những kẻ khủng bố”. Mỹ cũng đã triển khai một máy bay vận tải C-17 tới sơ tán những con tin đã thoát về một căn cứ để chăm sóc y tế. Chi tiết về việc xử lý tình hình vẫn chưa rõ ràng, khi quân đội Algeria vẫn tiếp tục truy đuổi phiến quân suốt hơn 36 giờ đồng hồ qua.

Giải cứu thành công 

Đến ngày 19/1, đội đặc nhiệm Algeria tiến hành cuộc “tấn công cuối cùng” và giành chiến thắng vang dội. Thủ tướng Abdelmalek Sellal ca ngợi quyết định xông vào nhà máy của lực lượng đặc biệt Algeria, đồng thời cho rằng mục đích của những kẻ bắt cóc là thổi bay nhà máy khí đốt. “Những kẻ khủng bố cũng bắn một số con tin vào đầu và giết chết họ”, ông Sellal nhấn mạnh. Ngay sau cuộc tấn công, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng ủng hộ "chiến thuật rắn" của Algeria và cho rằng chính phủ đã “phản ứng hợp lý trước khủng hoảng”.

Tổng cộng có 685 công nhân Algeria và 107 người nước ngoài được giải thoát. Tuy nhiên, 23 con tin đã thiệt mạng, cũng như 29 phiến quân chiếm giữ nhà máy gần thị trấn In Amenas đã bị giết và 3 người bị bắt sống. Cuộc bao vây kéo dài 4 ngày kết thúc hồi cuối tuần qua khi quân đội Algeria chiếm lại nhà máy song đến nay vẫn còn 5 con tin mất tích.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.