Những câu nói để đời của Fidel Castro

Ông Fidel Castro tham dự hội thảo về chủ nghĩa khủng bố ở Havana năm 2005. Ảnh: Reuters
Ông Fidel Castro tham dự hội thảo về chủ nghĩa khủng bố ở Havana năm 2005. Ảnh: Reuters
Cựu chủ tịch Fidel Castro, nhà lãnh đạo Cuba suốt 5 thập kỷ, từng có nhiều phát ngôn đáng nhớ về bản thân ông và lý tưởng cộng sản. 

"Cứ lên án tôi đi. Điều đó chẳng quan trọng. Lịch sử sẽ xóa án cho tôi", ông Fidel nói năm 1953, khi còn là một luật sư trẻ tuổi tự biện hộ tại phiên tòa xét xử cuộc tấn công thất bại do ông dẫn đầu vào pháo đài Moncada ở tỉnh Santiago de Cuba.

"Tôi đã bắt đầu cuộc cách mạng với 82 người. Nếu phải làm lại, tôi sẽ chỉ thực hiện điều đó với 10 hay 15 người và niềm tin tuyệt đối. Bạn có nhỏ bé thế nào cũng không phải vấn đề nếu bạn có niềm tin và một kế hoạch hành động", ông Fidel nói năm 1959. 

"Tôi không nghĩ về việc cắt bỏ râu của mình vì tôi đã quen để râu và bộ râu của tôi mang nhiều ý nghĩa với đất nước. Khi nào chúng tôi hoàn thành lời hứa của mình về một chính quyền tốt, tôi sẽ cạo râu", ông Fidel nói trong cuộc phỏng vấn năm 1959 với đài CBS, 30 ngày sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ của Tổng thống Fulgencio Bastita. 

"Cách mạng không phải là một thứ dễ dàng. Cách mạng là một cuộc đấu tranh giữa tương lai và quá khứ", nhà lãnh đạo Cuba nói cùng năm đó.

Ông Fidel Castro, khi còn là Thủ tướng Cuba, hút xì gà khi phỏng vấn với báo chí trong chuyến thăm của thượng nghị sĩ Mỹ Charles McGovern ở Havana tháng 5/1975. Ảnh: Reuters
Ông Fidel Castro, khi còn là Thủ tướng Cuba, hút xì gà khi phỏng vấn với báo chí trong chuyến thăm của thượng nghị sĩ Mỹ Charles McGovern ở Havana tháng 5/1975. Ảnh: Reuters

"Tôi đã đi đến kết luận từ cách đây rất lâu rằng điều cuối cùng mà tôi phải hy sinh vì sức khỏe của người dân Cuba là ngừng hút thuốc. Tôi thực sự không nhớ nhung gì nó nhiều lắm", ông nói tháng 12/1985 khi tuyên bố đã ngừng hút xì gà.

"Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra trên thế giới nếu cộng đồng xã hội chủ nghĩa biến mất. Tôi không tin điều đó là có thể", ông Fidel nói năm 1989.

"Không có gì là kỳ lạ cả. Tôi ước mình có nhiều cơ hội để chào đón những người quan trọng như con người này", ông Fidel nói năm 1994, giải thích về cách tiếp đón trọng thị như nguyên thủ quốc gia dành cho Hugo Chavez, khi ông này đến Havana sau khi ra tù vì dẫn đầu cuộc đảo chính ở Venezuela năm 1992. 5 năm sau, ông Chavez được bầu làm tổng thống của Venezuela và trở thành đồng minh thân cận nhất của ông Castro.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm Chủ tịch Fidel Castro ở Havana tháng 8/2006. Ảnh: Reuters
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm Chủ tịch Fidel Castro ở Havana tháng 8/2006. Ảnh: Reuters

"Một trong những lợi ích lớn nhất của cuộc cách mạng là thậm chí các gái mại dâm của chúng tôi cũng là các cử nhân đại học", ông nói với đạo diễn Oliver Stone trong bộ phim tài liệu "Comandante" năm 2003.

"Tôi nhận ra rằng số mệnh thực sự của mình sẽ là cuộc chiến mà tôi phải có với Mỹ", ông nói trong phần mở đầu bộ phim tài liệu thứ hai của đạo diễn Stone về nhà lãnh đạo Cuba năm 2004.

"Đây là kết luận mà tôi đưa ra sau nhiều năm, trong tất cả những sai lầm chúng ta từng mắc phải, sai lầm lớn nhất là chúng ta tin rằng có ai đó thực sự biết cách xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bất cứ khi nào họ nói 'đây là công thức', chúng ta nghĩ rằng họ biết. Cứ như thể người đó là một thầy thuốc", ông nói năm 2005.

"Tôi không muốn và cũng không chấp nhận các vị trí chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh. Đó sẽ là sự phản bội lại lương tâm nếu tôi chấp nhận một trách nhiệm đòi hỏi cao hơn khả năng và sự cống hiến mà tôi có thể", ông nói hồi tháng 2/2008, tuyên bố từ chức chủ tịch.

"Chúng ta không phải là một nước tư bản phát triển trong khủng hoảng, có các nhà lãnh đạo phát điên đi tìm các giải pháp giữa suy thoái, lạm phát, thiếu thốn thị trường và thất nghiệp. Chúng ta là và phải là các nhà chủ nghĩa xã hội", ông Fidel viết ở một trong các bài báo năm 2008.

Ông Fidel Castro tham dự hội thảo về chủ nghĩa khủng bố ở Havana năm 2005. Ảnh: Reuters
Ông Fidel Castro tham dự hội thảo về chủ nghĩa khủng bố ở Havana năm 2005. Ảnh: Reuters

"Mô hình Cuba không có tác dụng với chúng ta nữa", ông nói năm 2010 trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Jeffrey Goldberg. Ông sau đó cho hay phát ngôn này đã bị trích dẫn ngoài bối cảnh. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.