Những bác sỹ tài hoa trong tâm dịch

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu trong tâm dịch Bình Dương.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu trong tâm dịch Bình Dương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Áp lực tinh thần nặng nề nếu bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi là chia sẻ của hai bác sỹ Hà Nội xung phong vào tuyến đầu chống dịch. Họ đều đã có những đầu sách chạm tới trái tim. Đó là PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội) và bác sỹ tình nguyện Dương Minh Tuấn (tình nguyện tại Bệnh viện Đa khoa Tuyền Hóa- Quảng Bình)…

Không sợ khó, không sợ khổ, chỉ sợ bệnh nhân không qua khỏi

Trên mạng xã hội, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được rất nhiều người quan tâm, theo dõi. Là một bác sĩ giỏi trong lĩnh vực can thiệp tim mạch, ông có nhiều cống hiến trong lĩnh vực tim mạch ở Việt Nam. BS Hiếu là Đại biểu Quốc hội khóa XIV và không ít lần ông đã góp tiếng nói của mình về lĩnh vực y tế lên diễn đàn khóa XV, là 1 trong 14 đại biểu của ngành Y tham gia Nghị trường nhiệm kỳ mới…

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu là thế hệ thứ ba trong gia đình trí thức Hà Nội nổi tiếng - gia đình GS Nguyễn Lân. Ông từng say mê, yêu thích và ước mơ trở thành họa sĩ. Và rồi kỷ niệm buồn của tuổi thơ đã khiến ông có bước rẽ mới và chọn nghề y. Năm 17 tuổi, chứng kiến cảnh bà ngoại bị ung thư phổi, vật vã trong đau đớn mà mọi người đành bất lực. Chính sự ra đi của bà đã thôi thúc ông phải làm gì đó để không phải nhìn thấy những người thương yêu đau đớn vì bệnh tật. Sau đó, ông chọn nghề y, như là một sự lựa chọn của định mệnh.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Hơn 2 tháng qua, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đồng thời là Giám đốc y khoa Trung tâm hồi sức tích cực tại Bình Dương. Đây là tỉnh đứng thứ 2 về số lượng ca nhiễm song công tác cách ly, điều trị F0 đạt nhiều thành tựu, số ca công bố khỏi bệnh nhiều hơn số lượng nhập viện.

PGS Nguyễn Lân Hiếu cho biết, mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất trong công tác điều trị COVID-19 hiện nay là giảm nguy cơ tử vong. Ông đánh giá trước đây, ngành y tế triển khai cách ly tập trung với mục đích chính là giảm tỷ lệ F0 tử vong tại cộng đồng và hạn chế lây nhiễm. Hiện nay, tỷ lệ tử vong đang dần giảm bởi số lượng bệnh nhân ngày càng ít và người dân đã được tiêm vaccine phòng bệnh.

Ông cho rằng, trong chiến dịch tiếp theo, ngành y tế cần thay đổi và triển khai cách ly tập trung, không phải trong khu cách ly mà là trong bệnh viện. Các khu cách ly sẽ giải tán và nơi nào đủ điều kiện sẽ trở thành bệnh viện tầng 1, tập trung thêm y bác sĩ và thuốc men, trang thiết bị, oxy. Người bệnh có triệu chứng, có yếu tố nguy cơ sẽ được điều trị sớm và tích cực. Các trường hợp được cách ly tại nhà bao gồm F0 không triệu chứng, đã tiêm vaccine và người bệnh không có yếu tố nguy cơ.

Đặc biệt, ông lo lắng việc người dân tại vùng xanh nếu lơ là, tình hình sẽ phức tạp khi xuất hiện ca nhiễm. Ngoài ra, trong các đợt xét nghiệm cộng đồng, ngành y tế không nên lựa chọn phương pháp sàng lọc tất cả người dân mà cần có chọn lọc.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu vừa cho ra mắt Câu chuyện từ trái tim tháng 6 vừa qua.

Bác sỹ Dương Minh Tuấn đã ra mắt 2 cuốn tản văn mang tên Lạc Quan gặp Niềm Vui ở quán Nỗi buồn và những chuyện chưa kểNhững đứa trẻ không bao giờ lớn. Đây đều là những câu chuyện và trải nghiệm thật của anh trong cuộc sống, công việc và gia đình.

Chiến lược tốt nhất hiện nay là chuẩn bị các túi thuốc và cho F0 sử dụng thuốc càng sớm càng tốt. Ông cũng hy vọng Chính phủ ủng hộ phương án này và truyền thông để người dân hiểu tầm quan trọng của việc cách ly tại nhà.

Về điều trị, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết thuốc điều trị COVID-19 hiện tại rất thiếu, đặc biệt là thuốc chống đông, kháng viêm. Để đảm bảo điều trị tốt nhất cho người bệnh, các y bác sĩ phải tính toán, cân nhắc từng mũi tiêm, ống thuốc. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong giảm phần lớn dựa vào việc sử dụng sớm thuốc kháng viêm, đặc biệt với những ca bệnh nặng, trẻ tuổi và xuất hiện cơn bão cytokine.

Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu trăn trở về nguồn nhân lực chống dịch tại địa phương. “Chúng tôi rất lo nếu chúng tôi rút đi, công tác điều trị sẽ ra sao? Trong khi đó, chiến lược điều trị luôn là mảng cuối cùng, không phải khi thông báo kiểm soát dịch được thì mọi công tác hoàn tất. Việc điều trị có thể kéo dài sau đó một tháng, lúc này bệnh nhân mới dần ra viện, hoặc thậm chí là tử vong”, PGS.TS Hiếu nói.

PGS.TS Lân Hiếu cho rằng Trung ương cần có chính sách rõ ràng cho người tham gia chống dịch. Vừa qua, tỉnh Bình Dương khởi động phong trào đưa F0 khỏi bệnh đi hỗ trợ điều trị, điều này rất tốt. Tuy nhiên, những người này cần có cơ chế trợ cấp, bảo hiểm xã hội… Nhân viên y tế, những người đi chống dịch cũng cần có thêm chế độ phù hợp.

Quyết định chống dịch thành công hay không là chúng ta đảm bảo số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng cao nữa và phải có xu hướng giảm, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến trạng thái bình thường mới.

“Công tử Hà thành” và những lựa chọn... việc khó!

Chàng trai ấy từng có ý định học nhạc. Rồi sau đó nghe mẹ thi ĐH Y Hà Nội. Điều đặc biệt, khi đang làm bác sĩ bệnh viện tư lương 20 triệu/ tháng ở TP.HCM, anh xung phong lên huyện miền núi Tuyền Hóa (Quảng Bình)…

Và rồi, cách đây 4 năm, bác sĩ sinh năm 1991 Dương Minh Tuấn đăng ký tham gia chương trình Đưa bác sĩ trẻ về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Bộ Y tế. Từ TP.HCM, Tuấn được điều động về Bệnh viện Bạch Mai để được đào tạo chuyên khoa I với mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Hai năm sau, bác sĩ trẻ nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình - một huyện biên giới Việt Lào, nơi anh trở thành bác sĩ nội tổng quát.

Hai tháng qua, anh lại xung phong vào tâm dịch TP.HCM trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19. Khu thu dung tập trung Quận 10 mà anh đang làm việc ban đầu được dựng lên với mục đích tập trung hết bệnh nhân dương tính của các phường. Sau đó, dựa trên tình trạng bệnh để phân loại, đẩy lên các tầng tiếp theo. Nhưng do các tầng trên đều quá tải nên khu thu dung lại hoạt động như một bệnh viện dã chiến điều trị các bệnh nhân nhẹ. Hiện ở đây có khoảng 300 bệnh nhân đang điều trị, cả bệnh nhân và y bác sĩ đều ăn ngủ trong khuôn viên của một trường học.

Bác sĩ Tuấn nói rằng, kỹ năng “gì cũng biết” ở Minh Hoá lại giúp ích rất nhiều cho anh trong thời gian này. Trong tâm dịch, áp lực nhất là nhìn bệnh nhân ra đi liên tục trước mắt. Có lần anh đang ép tim cho bệnh nhân này thì bệnh nhân khác vào và ngừng tuần hoàn luôn. Mỗi kíp trực chỉ có 1-2 bác sĩ…

Anh chia sẻ: “Sức khoẻ tinh thần chính là cái mà chúng tôi chưa được chăm sóc nhiều nhất. Tôi mới vào có hơn 8 tuần, mọi người thì đã làm rất lâu rồi. Tôi có cảm giác các đồng nghiệp phải nén lại những áp lực khủng khiếp đó, lúc nào cũng phải tự nhủ trong đầu rằng tôi phải thế này thế kia. Đến một lúc nào đó, họ có những biểu hiện của bệnh tâm lý mà không hề biết”.

Trước đây, TP.HCM phân ra làm 5 tầng điều trị COVID-19, bây giờ đã thu gọn thành 3 tầng. Trước, người ta chỉ tập trung cho bệnh nhân nặng nhưng quên mất là những tầng dưới là tiền đề để quyết định bệnh nhân có trở nặng hay không.

Ở Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hoá, do thiếu người, anh phải phụ trách nhiều loại bệnh khác nhau, kể cả là hỗ trợ mổ đẻ. Do thiếu trang thiết bị, bác sỹ Tuấn phải sử dụng tất cả kỹ năng khám lâm sàng để chẩn đoán và điều trị bệnh. Ở đó, bệnh nhân hầu như là người dân tộc, người nghèo nên hạn chế chuyển tuyến để đỡ tốn chi phí cho bệnh nhân và cũng để người dân tin tưởng hơn vào bệnh viện tuyến huyện.

Còn ở khu thu dung Quận 10, cái khác nhất là phải làm việc trong trang phục bảo hộ. Anh hay trực ở buồng cấp cứu nên những kỹ năng ở Minh Hoá lại giúp ích nhiều. “Ở Minh Hoá, tôi được bệnh viện bố trí cho một căn phòng 15m2 nằm trong khuôn viên của bệnh viện, chỉ có 1 chiếc giường và 1 cái bàn thôi. Còn ở đây, chúng tôi ăn ngủ trong hội trường của một trường học, mỗi người được phát một chiếc ghế xếp để ngủ. Nhưng những chuyện đó không quan trọng lắm với tôi. Tôi có thể thích nghi được, có gì dùng đấy. Quan trọng là tinh thần phải thoải mái”.

Anh chia sẻ trong tâm dịch: “Tôi thấy ranh giới giữa sự sống, cái chết mong manh quá. Những bệnh nhân của tôi vào đây còn không có cơ hội để dùng từ “lúc khác”. Mọi thứ ập đến nhanh như một cơn bão và cứ thế cuốn đi luôn. Đó cũng là bài học lớn nhất mà tôi học được”…

Tại bệnh viện vùng cao Minh Hóa, bác sĩ Tuấn có biệt danh là “chú chân dài”, như nhân vật bác sĩ Ahn Jong-won trong bộ phim đình đám Hàn Quốc Những bác sỹ tài hoa về những người có xuất thân giàu có, nhưng trong túi luôn không có tiền, luôn đi ăn chực bạn bè từng bữa vì bao nhiêu tiền lương kiếm được hàng tháng cả hai đều dành để giúp đỡ các bệnh nhân nghèo - cho họ thêm một cơ hội để sống.

Bệnh viện mà Tuấn đang làm tình nguyện ở Quận 10, đã có y bác sĩ bị phơi nhiễm COVID-19. Mỗi ngày, Tuấn đều phải làm việc 12 tiếng trong bộ đồ bảo hộ khắc nghiệt, vừa lo cho bệnh nhân, vừa tắm rửa, dọn vệ sinh, đổ bô cho bệnh nhân. Nhưng Tuấn vẫn vui vẻ và tràn đầy năng lượng, hài hước trên trang cá nhân. Bởi Tuấn lo, không thấy con trên facebook, mẹ cậu sẽ nghĩ cậu đã nhiễm COVID- 19. Bố Tuấn đã mất, em trai du học, còn hai mẹ con thì ở hai đầu đất nước Bác sỹ Tuấn còn là một cây bút trẻ vô cùng được yêu thích trên mạng xã hội…

Ngày quyết định viết đơn tình nguyện vào huyện vùng cao biên giới Minh Hóa (Quảng Bình) làm bác sĩ, bỏ lại cuộc sống sung túc của một cậu quý tử con nhà giàu ở Hà Nội, bỏ cả cơ hội đi du học nước ngoài, bác sĩ Dương Minh Tuấn nói với mẹ: “Con muốn được sống một cuộc đời nhiều tình thương như bố đã từng”.

Ngày viết đơn tình nguyện vào TPHCM để tham gia chống dịch, Tuấn lại an ủi mẹ với nụ cười bông phèng thường trực trên môi: “Ở trên thiên đường, bố sẽ che chở cho con. Nhưng người béo phì như con dễ bị biến chứng nếu nhiễm bệnh. Dù con có sao thì đó là sứ mạng của nghề nghiệp mà con theo đuổi”.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.