Những ẩn ức… cay nghiệt

Khi đã trưởng thành, tôi ngưng thói quen phán xét người khác…
Khi đã trưởng thành, tôi ngưng thói quen phán xét người khác…
(PLVN) - Ngày nay, trước bất kì một thông tin nào, dù tiêu cực hay tích cực, số đông đều ào vào thóa mạ, hoặc không tin vào những điều tử tế, những khát vọng chinh phục... Căn nguyên sâu xa, theo các chuyên gia tâm lý, đó là tính đố kỵ, hẹp hòi, coi thường người khác và luôn lấy mình làm thước đo của không ít người Việt. Và những tội ác, khổ đau cũng từ đó mà ra, khi mỗi con người không biết đặt mình vào vị trí của người khác…

Khi “bồ dao găm” vô cảm

Theo từ điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê làm chủ biên thì chửi hay phán xét là hành động “thốt ra những lời xúc phạm cay độc để làm nhục cho hả giận”. Người chửi hay phán xét có thể là xì xầm sau lưng, chửi vu vơ trên mạng, thậm chí là khó chịu cũng chửi suông trước mặt…

Khi chữ “nhẫn” trở nên bất lực, người bị chửi cảm thấy bản thân bị xúc phạm nặng nề, không thể chịu đựng được nữa thì tiến đến giai đoạn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Hai bên xô xát nhau: Đàn ông thì dùng sức mạnh cơ bắp để đánh cho máu chảy đầu rơi; đàn bà thì túm tóc, lột quần xé áo. Cho đến khi có người can ngăn hoặc xảy ra thương vong nặng nề mới ngừng hẳn…

Thực tế hiện nay, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đang ngày càng lạm dụng phán xét tới mức “chửi” vu vơ: Chửi mọi lúc, mọi nơi, chửi chỉ để thể hiện ta đây là ngầu lòi, chửi cho sướng miệng mặc dù người kia không làm gì mình.

Nguyên nhân một phần là do thời đại đã thay đổi. Lối sống nhanh, sống gấp theo kiểu mì ăn liền cũng khiến cho tiếng chửi cũng “mì ăn liền hóa”.  “Mồm thì lúc nào cũng tỏ ra hiểu biết, thật tiếc cho cái mặt xinh nhưng trí thông minh lại không có, nhân cách méo mó mà thích làm chó trước mặt người ta”.

“Băng vệ sinh đổ nước còn thấm, cớ sao cái loại mày nói mãi mà không chịu ngấm?”; “Cái lưỡi mày không xương nhưng sức sát thương thì hơi bị lớn đó”; “Tiền rách nếu dán đúng cách thì vẫn còn giá trị. Nhân cách thối tha dù xịt nước hoa thì vẫn nặng mùi” (Thích Rượu Mận)…

Một nam ca sĩ trẻ vì bị chê bai về hình thức, phải đi phẫu thuật lại hoàn toàn khuôn mặt. Sau khi trở lại với hình ảnh chuẩn kiểu diễn viên Hàn Quốc, cậu vẫn bị nhục mạ vì “mặt đơ”, “mồm không khép lại được”…

Một cô hoa hậu bị đem ra so sánh với cá dọn bể. Một cô khác mới đăng quang thì lại bị dè bỉu, xúc phạm thậm tệ vì màu da của mình. Chưa bao giờ sự nhẫn tâm của con người lại được công khai thể hiện ra nhiều như hiện nay.

Phía sau những ồn ào trong dư luận hay mạng xã hội, theo TS Đặng Hoàng Giang, dường như con người được thỏa mãn sự nhục mạ, coi thường người khác mà không ai biết. Chẳng hạn khi chiến sỹ giao thông bị một thanh niên tông thẳng khi đang làm nhiệm vụ, là những bình luận hả hê, ác ý…

Ngay cả với những thương vong tức tưởi bởi tai nạn giao thông họ cũng buông lời “Ngu thì chết chứ tội tình gì”… Với nhiều người, họ bất chấp cả lòng trắc ẩn, không che giấu được bản thân bởi những cay nghiệt, xúc phạm ấy.

Đành rằng, người ta có thể lên án thực trạng xã hội, lên án hành vi xấu xí, bày tỏ quan điểm và có hiệu ứng tốt cho xã hội. Thế nhưng nếu là xúc phạm hay gây tổn thương cho người bị bình phẩm, “ném đá” thì lại vô cùng xấu xí trong xã hội văn minh. Trong khi họ có thể bình luận và thóa mạ về hình thức của bất kỳ ai, nếu họ thấy không vừa mắt.

Có thể nói, ranh giới giữa tự do biểu đạt và sự lộng ngôn rất đỗi mong manh. Một lời phán xét cảm tính, thiếu khách quan và không dựa trên sự thiện lương, sẽ luôn là miếng mồi ngon cho tâm lý đám đông “tát nước theo mưa”. Trong khi, đối với những thất bại của người khác cũng vậy, bạn có thể rút được kinh nghiệm cho bản thân với sự cảm thông và lòng trắc ẩn.

Đừng nên phán xét, soi mói, chửi bới người khác. (Ảnh minh họa)
Đừng nên phán xét, soi mói, chửi bới người khác. (Ảnh minh họa)

Và bạn sẽ mất niềm tin vào người khác, bởi chính bạn cũng không thể bao dung. Tuy vậy, phần lớn họ luôn cho rằng, mình ở “chiếu trên” để rao giảng đạo đức cho người khác. Họ không ý thức được, những lời nói, lời nhận xét độc địa luôn là “một bồ dao găm”…

Không đặt mình vào người khác

Có một nghịch lý, ngày nay, từ người trẻ đến người lớn tuổi, đều thường nói về Phật pháp, chùa chiền, nhân quả. Thế nhưng, những giá trị tâm linh, tín ngưỡng đề cao đạo đức lại dần bị quên lãng và lệch lạc, khó làm dịu bớt ngọn lửa đố kỵ của con người. Thay vì tin rằng cái gì là của mình thì sẽ là của mình, những gì không là của mình thì dù bất chấp cũng không có được.

Người ta lại tin rằng mình có thể có được mọi thứ của người khác bằng mọi giá, bởi tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy”. Người xưa tin vào số phận, vào nghiệp đức, nên ai hạnh phúc hơn người được xem là vì kiếp trước họ đã ăn ở tốt. Người ta từ đó sẽ giảm bớt sự đố kỵ, ghen ghét mà khuyên răn nhau làm việc tốt để được phúc báo.

Các tín ngưỡng cổ xưa đều hướng con người ta đến cái thiện, mà một biểu hiện của thiện chính là biết đặt mình vào vị trí người khác, nghĩ cho người khác. Thế nên, trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”, Hoàng đế Khang Hy đã viết: Trong đối nhân xử thế, người ta cần phải thấy người khác đắc được gì thì nên sinh tâm vui mừng, khi thấy người khác bị mất mát gì thì nên sinh tâm thương cảm. Đây đều là điều tốt nên làm. Ghen ghét, đố kỵ trước những thứ người khác đạt được, vui mừng trước thất bại của người khác, đều là những tâm xấu, tâm ác. 

Theo PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, tính tôn ti trật tự dòng tộc đã dẫn tới mặt trái: tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Ngày nay văn hóa làng xã không chỉ ở nông thôn mà còn ảnh hưởng tới đời sống đô thị, khiến đời sống đô thị Việt Nam phảng phất những nét phong cách của nông thôn.

Nhiều người cho rằng, có lẽ chưa khi nào cái ác hiển lộ mạnh mẽ đến thế. Bên cạnh những sự ác độc hồn nhiên bởi phông văn hóa, ý thức thì có những sự ác độc tinh vi khởi sinh từ mặc cảm thua kém, tự ti. Những cơn “mưa đá”, những chiến dịch bóc mẽ, dìm hàng trên mạng xã hội là minh chứng sinh động.

Trong gia đình, không hiếm ông bố ngược đãi con cái chỉ vì mặc cảm thua kém trước bà vợ quá giỏi giang, mọi ấm ức không thể đối thoại với người kia được trút hết vào đứa trẻ. Không hiếm các cặp vợ chồng đã cạn tình với nhau nhưng quyết không ly hôn chỉ vì không muốn kẻ kia tìm được hạnh phúc mới trước mình.

Ngoài xã hội, không hiếm người nghiện cảm giác thỏa mãn khi phô bày sự may mắn trước người bất hạnh. Nhiều người làm từ thiện chỉ để phô trương, giải toả mặc cảm nghèo đói trong quá khứ. Và vì những ẩn ức của mình, mặc cảm tự ti khiến con người tự giam mình trong hoài nghi, mất đi khả năng thụ hưởng điều đẹp đẽ và  khả năng hân hoan, xúc động trước sự tử tế, trước cái đẹp.

Nhà văn Tạ Duy Anh tổng kết rằng, thói tự mãn, nói dối và đố kỵ là ba thứ khiến nhiều người Việt không thể lớn. Sở dĩ, người Việt đố kỵ vì cộng đồng không có tiêu chí về đạo đức, tài năng. Đó là một cộng đồng trọng tuổi “sống lâu lên lão làng” hơn là trọng tài, thích được ve vuốt hơn là nói thật. Có câu “chết cả đống còn hơn sống một mình” là vì thế.

Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn “Việt Nam sử lược” đã viết: “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở.

Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.

Theo Nhà phê bình Văn học Vương Trí Nhàn thì nhiều người Việt mang mặc cảm tự ti từ đó sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc “không có cái phần hơn hẳn thiên hạ nhưng mình lại có cái khác”. Tâm lý và cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông.

Người Việt còn tùy tiện, thiếu khả năng hợp tác, ít có khả năng đặt mình vào vị trí người khác, kiêu ngạo, thấy mình là trung tâm. Người Việt nặng về bản năng và tự phát, ít lý trí, suy nghĩ, tầm nhìn của người Việt rất ngắn hạn, chỉ biết trước mắt, hiện tại. Người Việt nặng óc hư danh, tâm lý mang nhiều ảo tưởng, chỉ thích được người khác khen. Ngay cả khi người khác chê mình hợp lý, người Việt cũng thấy khó nghe... 

Trong khi đó, nói như nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) thì: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Cũng như, có không ít người ngộ ra rằng: Khi đã thực sự trưởng thành, tôi đã ngưng phán xét người khác. Bởi trong nhịp sống hiện đại, giữa những mong manh được mất, ai cũng có “lý do” của họ… 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân chưa hiểu rõ về “loại đất 03”: Chuyên gia lý giải

Luật sư Quách Thành Lực.
(PLVN) - Theo Luật sư Lực: “Hiện có rất nhiều giải đáp về “loại đất 03” trên các nền tảng số. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các thông tin chưa thực sự đúng, đầy đủ về loại đất trên. Với vai trò người quê gốc ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng là một luật sư chuyên nghiên cứu, vận dụng pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tôi xin chia sẻ hiểu biết của mình về loại đất này dưới đây với bạn đọc”.

Chính thức giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mức giảm tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2024, không giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).

Làm gì để phòng tránh đối tượng giả danh shipper lừa đảo?

Ảnh minh hoạ (Ảnh VOV).
(PLVN) - Giả danh nhân viên giao hàng, gọi điện yêu cầu chuyển tiền, lừa người dân tải app theo dõi đơn hàng rồi chiếm đoạt tài khoản… là những thủ đoạn lừa đảo đang bùng phát tại nhiều địa phương. Bộ Công an khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác để chủ động phòng tránh.

Diễn biến sự việc làm giả giấy tờ để bán xe tải: Công an Đồng Nai khởi tố vụ án

Diễn biến sự việc làm giả giấy tờ để bán xe tải: Công an Đồng Nai khởi tố vụ án
(PLVN) - Sau khi thụ lý tin báo tố giác tội phạm với ông Đinh Xuân Duy (SN 1990, ngụ ấp 1, Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai) có dấu hiệu dùng cà vẹt giả để bán xe chiếm đoạt tài sản, Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai vừa có thông báo cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 141/QĐ-CSHS-Đ3 đối với vụ án “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Sự việc cán bộ thuế Lâm Đồng bị phản ánh 'giả mạo biên bản': Chi cục Thuế Khu vực XIII thông tin chính thức

Bà Nguyễn Thị Tuyết Ánh thông tin về sự việc. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Ngày 11/4, liên quan sự việc Cty Sao Đà Lạt (Khu du lịch Đường hầm điêu khắc Đà Lạt tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm) tố cáo một số cán bộ Cục Thuế Lâm Đồng (nay là Chi cục Thuế Khu vực XIII) có hành vi giả mạo trong công tác trong quá trình thực hiện thanh tra tại Cty, bà Nguyễn Thị Tuyết Ánh, Phó Chi cục đã trả lời báo chí.