Tuy nhiên số người được phát hiện sớm ung thư dạ dày tại Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng bởi phần lớn người dân chưa hình thành thói quen tầm soát ung thư định kỳ.
Theo số liệu ghi nhận ung thư ở nước ta năm 2020, ung thư dạ dày đứng hàng thứ 4 trong các bệnh ung thư thường gặp với 17.902 ca mắc mới và 14.615 ca tử vong, cứ 100.000 sẽ có 24,64 người mắc ung thư dạ dày.
Vậy những nhóm người nào có nguy cơ cao hơn mắc ung thư dạ dày?
Người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc ung thư dạ dày. Theo thống kê, những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4 lần so với những người khác.
Những người có viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm teo thân vị hoặc toàn bộ niêm mạc đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Hay những người bị viêm dạ dày mạn tính có nhiều dị sản ruột có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày cao hơn.
Những người bị hội chứng đa polip tuyến có tính chất gia đình, những polip này rất dễ trở thành ác tính.
Người có tiền sử nhiễm HP dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy có từ 35 – 90% bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày có liên quan tới nhiễm khuẩn HP.
Người bị cắt dạdày, dịch mật trào ngược gây viêm teo niêm mạc dạ dày mạn tiến triển thành ung thư dạ dày.
Người có thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nitrat như ngũ cốc mốc, thịt hun khói, thực phẩm ướp nhiều muối. Khi vào dạ dày, các nitrat sẽ phản ứng với các amin tạo thành các nitrosamine, làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày cách hiệu quả nhất là nội soi dạ dày. Cũng như nhiều loại ung thư khác, ung thư dạ dày là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, chính vì vậy chìa khóa để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất đó là tầm soát ung thư định kỳ.
Theo các chuyên gia y tế, ngoài việc tầm soát sớm bệnh ung thư dạ dày, cần có lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý, khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày cần điều trị đúng phác đồ … để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày.