“Thượng tôn pháp luật” ngay từ chuyện thu lại vỉa hè

Lực lượng chức năng phá dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè
Lực lượng chức năng phá dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè
(PLO) -Từ sự quyết tâm, xắn tay quyết liệt của ông Phó chủ tịch UBND quận 1 TP HCM, hoạt động ra quân “giành lại lề đường” đang lan ra nhiều quận, TP khác. Nhiều người hồ hởi tung hô ông Đoàn Ngọc Hải như một vị “anh hùng”.

"Ông Hải quả thật đã “thẳng mực tàu không sợ đau lòng gỗ”, không e dè với xe biển xanh phạm luật, với những cuộc điện thoại nhắn gửi của chú Sáu anh Tư; không kiêng kỵ với cơ quan công quyền trung ương, nhổ bốt gác, cắt hàng rào của Ngân hàng Nhà nước.

Chiến dịch của một quận TP HCM có thể sẽ trở thành một phong trào lan rộng trong cả nước. Học tập và nhân rộng điển hình tiên tiến thành phong trào không phải là chuyện mới. Một số đơn vị được trao danh hiệu Nông thôn mới, Văn hóa mới, tuy nhiên thực chất đời sống sinh hoạt người dân vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn.

Có dạo người ta đã xây hàng trăm nhà Rông văn hóa cho Tây Nguyên, nhưng đến nay nhà Rông ấy đã xác xơ mà Văn hóa thì chưa thấy. Tinh thần chung là phải đúng luật, đừng sốc nổi phong trào.

Giữ tài sản vi phạm phải theo luật

Luật sư Trần Hồng Phong đã có ý kiến nhận xét như sau: “Trước hết, tôi nhận thấy không có ai phản đối hay nói việc lấy lại vỉa hè, hay đúng hơn là làm cho vỉa hè thông thoáng, sạch sẽ như lẽ ra phải thế - là không đúng.

Thế nên, nếu có ý kiến nào bàn về cách thức thực hiện, cụ thể là chưa ổn, chưa đúng chỗ nào đó - thì đó chính là những ý kiến mang tính xây dựng, cần thiết. Rất đáng quan tâm, nghiên cứu và hoan nghênh, áp dụng. Nhằm mục đích thực hiện (thực thi pháp luật) cho tốt hơn, hợp tình hợp lý hơn”.

Một vấn đề pháp lý cần quan tâm trong hoạt động “giành lại lề đường” là việc xử lý những vật vi phạm là tài sản có giá trị. Luật sư Phong đã viết “mặc dù tôi không thích nói chuyện lý thuyết rườm rà, nhưng về nguyên tắc khi anh thu giữ tài sản của người khác, thì phải có giấy tờ, bằng chứng.

Chứ không thì sau này lấy cơ sở nào giải quyết, xử lý? Chẳng hạn anh A đậu xe máy ngoài đường, bị lực lượng chức năng ập tới chở về xe về đồn. Anh A không có tấc giấy nào trong tay xác nhận việc bị thu xe, giả sử sau này vì lý do nào đó chiếc xe bị mất trong kho, thì chẳng lẽ anh A phải chịu mất xe chỉ vì một lỗi nhỏ là đậu xe trên vỉa hè? Thế thì bày ra thủ tục hành chính, bày ra Luật xử lý vi phạm hành chính làm cái gì?

Tôi biết sẽ có một số người không đồng tình với ý kiến của tôi. Theo họ, thì cứ thẳng tay. Vì mục đích tốt, thì không câu nệ tiểu tiết. Không nên máy móc, cứng nhắc. Thực ra không phải vậy. Có biết bao vụ án oan, sự việc gây bức xúc, không có hướng giải quyết ... chỉ vì cán bộ công chức không thực hiện đúng quy định, thủ tục.

Vả chăng chúng ta đã xác định Việt Nam thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền sở hữu tài sản cá nhân - thì cũng nên tôn trọng pháp luật trong việc thu lại vỉa hè. Một khi đã có pháp luật, mà làm không đúng luật, thì ấy chính là nguy hại vậy. Hậu quả khôn lường”.

Tạm giữ nhưng không được tịch thu

Trong quá trình kiểm tra, ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo đoàn kiểm tra thu giữ nhiều tài sản lấn chiếm vỉa hè. Trong đó, đêm 26/2, phát hiện nhà hàng Con gà trống nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt, có bồn hoa, cây cảnh và một tượng gà khổng lồ lấn chiếm vỉa hè, ông Hải đã yêu cầu lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm, tháo dỡ ngay tại chỗ.

Bức tượng gà bị cẩu lên xe tải, mang về trụ sở. Rất nhiều vật dụng khác cũng lâm vào tình trạng tương tự. Nhiều ý kiến thắc mắc, việc thu giữ tài sản vi phạm có đúng quy định? Người dân có được lấy lại tài sản vi phạm? 

Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết, theo quy định, lực lượng chức năng có quyền thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm quy định về sử dụng, khai thác vỉa hè trong một số trường hợp, nhưng không có quyền tịch thu sung công. 

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi, theo quy định, còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, thu dọn các vật dụng lấn chiếm vỉa hè và khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Như vậy, theo quy định này thì hành vi lấn chiếm vỉa hè, phần đất dành cho đường bộ không bị áp dụng chế tài tịch thu sung công. Lực lượng chức năng chỉ có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, luật sư Tuấn Anh nêu ý kiến.

Một vấn đề khác là có cần phải tạm giữ mọi tài sản bị xem là tang vật vi phạm? Luật sư Tuấn Anh cho biết: Luật xử lý vi phạm Hành chính 2012 quy định, cơ quan chức năng chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính trong trường hợp thật sự cần thiết.

Ví dụ, tạm giữ để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội…

Trường hợp tang vật tạm giữ không vi phạm quy định pháp luật, khi người vi phạm chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt trong thời hạn quy định, phải trả lại tài sản cho người vi phạm.

Ví dụ, trường hợp Quận 1 thu giữ bức tượng con gà, nếu đó không phải sản phẩm cấm lưu hành, sử dụng, chủ bức tượng chấp hành xong quyết định xử phạt và yêu cầu tra lại thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lại bức tượng.

Nên có lộ trình để người dân giải quyết sinh kế

Ở một góc nhìn khác, luật sư Phong đã chỉ ra, tại Việt Nam, hay cụ thể hơn là TP HCM, có một thực tế là vỉa hè từ mấy chục năm qua bị chiếm dụng rất khủng khiếp. Làm méo mó công năng. Thay vì là lối đi bộ, thì lại trở thành nơi kinh doanh buôn bán, đậu xe, đặt biển quảng cáo ... - đẩy người đi bộ xuống đường.

Có lẽ điều ấy xuất phát từ mô hình kinh doanh truyền thống của Việt Nam là mua bán nhỏ lẻ. Chỉ cần có diện tích khoảng vài mét vuông, là có thể mở quán kiếm tiền sinh sống hàng ngày. Thậm chí ổn định, làm giàu.  

Thế nên mới có khái niệm nhà "mặt tiền". Nhà nào giáp mặt đường giá trị cao hơn hẳn. Chung quy vì có chỗ tạo ra nguồn thu nhập. Mà nếu chủ nhà không thích buôn bán, thì có thể cho người khác thuê. Cho thuê luôn cả vỉa hè.

Mặc dù vỉa hè là đất công (đường đi bộ), không có trong sổ đỏ, nhưng từ lâu mặc nhiên mọi người đều hiểu theo kiểu là chủ nhà mặt tiền được hưởng luôn quyền sử dụng vỉa hè phía trước. Ai láng cháng đứng trên vỉa hè trước nhà người khác sẽ bị chủ ra đuổi đi chỗ khác.

“Từ rất lâu (những năm 1990), tôi biết có trường hợp như nhà bạn tôi ở Quận 5 TP HCM, chủ nhà chẳng cần buôn bán gì. Bên trong vẫn khóa cửa. Bên ngoài vỉa hè thì cho người khác thuê chỗ đặt một tủ thuốc lá nhỏ xíu.

Thế mà mỗi tháng thu vào cả... lượng vàng! Tôi mới hỏi người ta thuê có nửa mét vuông, bán mỗi ngày được bao nhiêu gói thuốc, mà dám bỏ ra thuê cả cây vàng. Thì mới biết người thuê đặt cái tủ ấy chỉ là lấy "địa điểm" liên lạc kinh doanh. Không phải là bán lẻ từng gói thuốc lá. Mà bán sỉ, hợp đồng hàng ngàn, chục ngàn gói thuốc/tháng.

Thế mới nhớ ở chợ Bình Tây (Chợ Lớn, Sài Gòn), mỗi cái sạp nhỏ xíu chỉ vài mét vuông giá cả tỷ đồng. Cũng chính là lấy cái địa điểm liên lạc vậy.

Thế nên, vỉa hè vốn là đất công, mà lại giống như là đất tư, chỉ đem lại lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận cho những người lấn chiếm, mà họ chẳng phải bỏ ra đồng nào. Thế nên việc thu lại vỉa hè là đúng lắm, cho người đi bộ. Cho các lợi ích công cộng. Đó cũng là thực thi và bảo vệ lẽ công bằng. Chắc chắn không ai phản đối cả.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, dù là sai phạm, không đúng luật - thì những gì do con người đặt trên vỉa hè đều là tài sản, là mồ hôi, công sức. Thế nên thay vì đập phá, thu giữ ngay, thì chính quyền nhất thiết và nên thông báo trước, để người lấn chiếm có thời gian thu vén”, luật sư Phong viết.

Và cuối cùng, ngẫm lại mới băn khoăn ngay cái tên “Giành lại vỉa hè” đã hàm chứa sự bất ổn. Ai giành và giành cho ai? Sử dụng cái khoảng không gian công cộng ấy như thế nào là hợp lý, hiệu quả phải tính toán với từng con đường cụ thể không phải theo công thức chung cho mọi con đường.  

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.