Nhìn lại các kiến thức của học giả Phan Kế Bính về Phật giáo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phan Kế Bính là một tên tuổi trong giới học giả Việt Nam được nhà nước Việt Nam đặt tên đường giữa lòng Hà Nội. Ông Phan Kế Bính, trong bộ sách Việt Nam Phong Tục, viết năm 1915 đã cho thấy những sai lầm nguy hiểm về kiến thức Phật giáo.

Không phải bỗng dưng mà bộ sách Việt Nam Phong Tục của ông Phan Kế Bính lần lượt được NXB Văn Học; NXB Văn Hoá Thông Tin; NXB Hồng Đức lần lượt tái bản.

Gần đây nhất, NXB Kim Đồng tiếp tục tái bản và phát hành tập sách vào ngày 12/04/2020 với lời giới thiệu:

- Tập sách có thêm phần chú giải, hiệu chỉnh giúp độc giả ngày nay có thể hiểu rõ hơn tác phẩm…

- Ấn bản được in bìa cứng với gần 100 minh hoạ sống động của hoạ sĩ Bùi Ngọc Thuỷ.

Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính (PKB, 1875-1921) đã dành hơn 12 trang để viết về Nho giáo, Phật giáo và Lão Tử giáo (VNPT, NXB.TP.HCM, 1999, tr.164-175). Đây là những trang viết được xem là đầu tiên thuộc mảng Nghiên cứu của văn học chữ quốc ngữ, viết về ba học thuyết lớn của phương Đông, đã có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa Việt Nam (Phật giáo lược khảo của Phạm Quỳnh viết năm 1920, Khổng giáo luận của Phạm Quỳnh viết năm 1921, bộ Nho giáo của Trần Trọng Kim ra đời vào năm 1930…).

Trước khi đi vào phần viết về Phật giáo (sđd, tr.168-173), chúng tôi xin mở ngoặc để nói qua về nhan đề và một số điểm có liên quan tới Phật giáo nơi nội dung của sách. Ông Phan Kế Bính đã không ghi tài liệu tham khảo (có thể hồi đó chưa quan tâm tới vấn đề ấy?) và trong quá trình biên soạn để giới thiệu, mô tả các tập tục xa gần, việc nêu dẫn tài liệu tham khảo hầu như rất ít, và nhất là quá sơ sài. Như vậy, cộng với phần điều tra, tiếp cận thực địa mà tác giả gọi là “những sự mắt trông thấy, tai nghe tiếng” (sđd, tr.8) tất cả đã đủ tính khái quát để có thể gọi là phong tục của cả nước chưa? Chúng tôi e rằng chưa. Bởi vì chỉ cần đọc qua các phần có liên quan tới Phật giáo cũng đủ thấy rõ điều đó.

Các phần có liên quan tới Phật giáo gồm:

– Mục Thuật kiêng giữ, thuộc phần Cha mẹ với con (tr.11).

– Mục Nghi trượng đi đường, thuộc phần Tang ma (tr.27).

– Mục Chung thất, đốt mã, cũng thuộc phần Tang ma (tr.28, 29).

– Mục Tết Trung Nguyên, thuộc phần Tứ thời tiết lập (tr.39).

– Phần Cầu tự (tr.56, 57).

– Phần Lễ kỳ an (tr.84, 85, 86).

– Phần Chùa chiền (tr.86, 87, 88, 89).

– Phần Kỵ hậu (tr.93).

– Phần Am chúng sinh (tr.95).

– Phần Hội Chư Bà (tr.143, 144).

Trong sách này, ông Phan Kế Bính viết: "Phật giáo do đạo Bà La Môn mà ra" (tr.219).

Kiến thức sai lầm của ông Phan Kế Bính về Phật giáo.

Ta hãy thử nhìn lại kiến thức này.

Theo thiển ý của người viết, điều này (ông Phan Kế Bính nói ở trên) hoàn toàn sai lầm về mặt nghiên cứu lịch sử và triết học. Đức Phật tuy xuất thân từ giai cấp Sát Đế Lợi, tức vua chúa, theo sự thiết lập trật tự xã hội và phân quyền của Bà La Môn giáo, Ngài từng tu học với các tu sĩ ngoại đạo, điển hình là A La Lam và Uất Đầu Lam Phất nhưng do không đạt ý chí hướng thượng của Ngài, nên Đức Phật đã từ bỏ tất cả để quyết tâm tìm ra chân lý. Nhờ nỗ lực thiền định ngài đã thành bậc vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là bậc Giác ngộ toàn năng.

Giáo pháp của chư Phật, tuỳ theo căn cơ chúng sanh mà diễn đạt cao thấp khác nhau. Chung quy lại có Nhân Thiên Thừa (Nhân Thừa, Thiên Thừa) và Giải Thoát Thừa (Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa). Tuy Đức Phật có sử dụng lại vài khái niệm Luân Hồi, Bản Ngã, Niết Bàn của Bà La Môn giáo nhưng nội dung hoàn toàn khác biệt.

Triết học Phật giáo là Duyên Sanh Vô Ngã, phủ nhận quyền lực sáng tạo của thần linh, trong khi đạo Bà La Môn là đa thần giáo với nhiều dòng tư tưởng khác nhau, điển hình là tư tưởng kinh Vệ Đà. Nếu luân hồi của Bà La Môn Giáo là tiến trình tiếp nối của sự phân chia giai cấp truyền kiếp đầy bất công như đời này sanh làm người trong giới thượng lưu thì đời sau vẫn thế và ngược lại; thì luân hồi trong Phật giáo là sự xuống lên bất tận chặt chẽ của Nghiệp thiện và Nghiệp ác do nhân quả chi phối.

Nếu Đức Phật trao quyền làm 'chủ nhân ông' cho mỗi người, thì Bà La Môn giáo đã tước đi ước mơ giải thoát của những giai cấp hạ tầng. Còn những hạng Bà La Môn, Sát Đế Lợi trong Bà La Môn giáo có tạo trọng tội cũng thành vô tội....Tất cả điều này tạo nên một sự phân biệt giai cấp đầy bất công, không bình đẳng như Phật giáo. Ngay cả khái niệm giải thoát, bỏ Tiểu Ngã để hoà tan vào Đại Ngã của Phạm Thiên, cũng hoàn toàn trái với mục tiêu Giác ngộ tối hậu của đạo Phật. Phật Tánh chẳng phải đại ngã của ngoại đạo, mà đó là cái nhìn bất nhị thuộc về Không Tánh. Đó là chủ trương vô ngã pháp, thì nhập vào đâu? Lấy cái gì nhập cái gì?

Vậy nên nói Đạo Phật do đạo Bà La Môn mà ra là thiếu cơ sở và hoàn toàn vô lý dù rằng Đức Phật đã sử dụng một số thuật ngữ của ngoại đạo.

(Còn tiếp).

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.